3.1.1. Chính sách của Chính Phủ.
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nêu rõ trong phần định hướng phát triển các ngành kinh tế và các vùng, về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn : “..Phát huy lợi thế về thuỷ sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực, phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn, nhất là nuôi tôm theo phương thức tiến bộ, hiệu quả và bền vững môi trường. Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả khai thác thuỷ hải sản xa bờ, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, ổn định khai thác gần bờ, nâng cao năng lực bảo quản, chế biến sản phẩm đáp ứng thị trường quốc tế và trong nước. Mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá. Giữ gìn môi trường biển và sông, nước, đảm bảo cho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản...”
[14]. |
Trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 được sự quan tâm sâu sắc của
Đảng và Chính phủ, thông qua nghị quyết 21 - NQ/TW của Bộ Chính Trị về
“nhương hướng, nhiệm vu, giải pháp phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Đông bằng Sông Cửu Long” và Quyết định số 173/2001/QD-TTg ngày 06. 11. 2001 của Thủ Tướng Chính phủ về “phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSCL. trong giai đoạn 2001 — 2005” toàn vùng đồng bằng đang triển khai mạnh
~ a . a ~“ + - ' x ~ As A a” s ~
mẽ sự chuyển dịch cơ cấu sẵn xuất, phát triển kinh tế xã hội trên tất cả các lĩnh vực.
61
Đặc biệt trong đó có sự chuyển đổi mạnh mẽ một số vùng đất canh tác sang nuôi
trồng thuỷ sản cùng với mở mang rộng khắp kinh doanh dịch vụ hậu cần và xuất
khẩu thuỷ sản. Nghề nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển mạnh, góp phần tích cực xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng
chiến khu cách mạng cũ, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.
3.1.2. Định hướng đầu tư của NHNN Việt Nam.
Trên cơ sở định hướng tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2000 — 2010 NHNN Việt Nam xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh năm 2000 - 2010 như sau :
Tại vùng nông thôn được xác định là thị trường truyền thống của
NHNo&PTNT Việt Nam, Các ngân hàng thương mại thực hiện các giải pháp để góp phân công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
- Đầu tư vốn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trọng tâm là lương thực, thuỷ hải sản, cây ăn quả, chế biến và xuất khẩu.
- Dành nguồn vốn đâu tư nuôi trông phát triển thủy hải sản chú trọng từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, sản xuất, chế biến và xuất khẩu.
- Tập trung đâu tư cho khách hàng cung ứng đầu vào và tiêu thụ nông sản.
- Tập trung đầu tư các trang trại và nông — lâm trường làm ăn có hiệu quả.
- Tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tại vùng
nông thôn có nghề truyền thống.
- Chú trọng đầu tư liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp ).
Bên cạnh đó NHNN Việt Nam chí đạo “củng cố, chấn chính, và cơ cấu lại toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm lành mạnh hoá họat động, đủ khả năng cạnh tranh
trong nên kinh tế thị trưởng, thực hiện chính sách tiền tệ, kìm hãm lạm phát, góp phần ổn định an ninh quốc gia và phát triển mạnh mế nền kinh tế đất nước”.
3.1.3. Định Hướng phát triển thuỷ sẵn cuá Tỉnh Sóc Trăng.
Ngành thủy sản là mũi nhọn của tính Sóc Trăng, trong đó nghề thủy sản có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là nuôi tôm nước lợ, phát triển tổng thể nghề nuôi
trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng trên cơ sở tiểm năng thiên nhiên, lợi thế của tỉnh nằm
ở Duyên Hải Nam bộ. Khai thác tối ưu, lâu bền tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho
nghề nuôi thủy sản, phù hợp với sự phát triển các ngành kính tế xã hội của tỉnh một cách hợp lý. Gia tăng số lượng và chất lượng nuôi thủy sản, góp phần thỏa mãn nhu cầu thực phẩm cho nhân dân trong tỉnh, xuất khẩu và cung cấp cho các tỉnh bạn, khuyến khích các thành phần kinh kế làm giàu bằng cách đầu tư vào nghề nuôi thủy
sản, nhất là nuôi các đối tượng thúy sắn có giá trị kinh tế cao. Văn kiện Đại hội Đại
biểu Đáng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ 10 nhiệm kỳ 2001 ~ 2005 về giải pháp kinh tế
~ xã hội nêu :
“Tiếp tục phát triển ngành thuỷ sản, coi đây là khâu đột phá thúc đẩy sự nghiệp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn trong những năm tới. Ra
sức đẩy mạnh phát triển nuôi trồng ở cả 03 vùng : Nước ngọt, nước lợ và nước mặn,
trong đó, đặc biệt chú trọng phát triển nuôi tôm Sú, nâng lên trình độ mới, từng bước đưa phương thức nuôi bán thâm canh trở thành phổ biến, kết hợp với mở rộng các mô hình nuôi thâm canh năng suất, hiệu quá cao. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh khai thác biển, tăng năng lực đánh bắt xa bờ, từng bước hiện đại hoá phương tiện, máy
móc, nâng cao hiệu quá hoạt động. Gắn nuôi trông, khai thác, đánh bắt, chế biến với thị trường, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản của tỉnh.” [15].
3.1.3.1 Coi trọng ngành thuỷ hải sẵn là thế mạnh thứ 2 trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
63
Kết hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất, nước với vị trí địa lý, cho thấy Sóc Trăng có hai thế mạnh là phát triển nông nghiệp và nuôi trồng, khai thác thuỷ, hải sản. Nơi đây có đủ bốn loại nông sản chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long là : lúa gạo, tôm cá, trái cây, mía đường. Ở vào vị trí khá thuận lợi, giàu tiềm năng để phát triển kinh tế đa dạng, đất sử dụng cho trồng lúa 188.067 ha, đất sử dụng cho thuỷ sản 66.302 ha, đã tạo ra tổng giá trị sản phẩm năm 2005 là 11.535 tỷ đồng. Nông nghiệp
5.304 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 46%, công nghiệp 5.152 tỉ đồng chiếm tỷ trọng 36%.
Năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu 306 triệu USD trong đó xuất khẩu thuỷ sản 301 triệu USD chiếm tỷ trọng 98,40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Nếu đầu tư đúng mức về nguên vốn, áp dụng sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và thị trường phát triển, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì
sản lượng và giá trị của thuỷ sản tăng cao, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh và thuỷ sản đã và đang là thế mạnh thứ hai của Sóc Trăng.
3.1.3.2. Kết hợp chặt chẻ các ngành trong hoạt động thuỷ sản, đảm bảo môi trường sinh thái.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế có mối quan hệ chặt
chế với nhau, nhằm hỗ trợ nhau phát triển bên vững.
- Sự kết hợp giữa Ngân hàng với các đơn vị nuôi trồng, khai thác chế biến, sẽ
làm tăng hiệu quả của mỗi đơn vị, với chức năng cung cấp và thanh toán vốn kể cả thanh toán quốc tế sẽ giúp đơn vị tăng năng lực tài chính, luân chuyển và thanh toán
nhanh các hợp đồng thương mại xuất khẩu.
- Sự kết hợp giữa các tổ chức khoa học kỹ thuật với các đơn vị nuôi trồng,
khai thác đánh bắt thuỷ hải sản, nhằm áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất kinh doanh làm nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu.
64
- Sự kết hợp giữa việc phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái, tổ chức
các chuyến viếng thăm bằng du thuyền, tham quan các cơ sở nuôi trồng, học tập kinh nghiệm các khu chế biến. Điển hình như khu nuôi ngọc trai và chế biến hàng thủ công mỹ nghệ của huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang là 01 mô hình rất
hiệu quả.
- Sự kết hợp giữa các đơn vị nuôi trồng thuỷ sản với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn cho thuỷ sản, nhằm thắt chặt mối quan hệ, đảm bảo cung ứng nguồn
thức ăn ổn định đối với đơn vị chăn nuôi, phà hợp chủng loại và chất lượng với giá thành hợp lý.
- Đầu tư phát triển thuỷ hải sản, kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện nay, vấn để bảo vệ môi trường được toàn thế giới quan tâm, bởi vì môi trường gắn
liển với cuộc sống, sản xuất và sinh hoạt của nhân loại. Do đó, việc bảo vệ môi
trường gắn với trạng thái tự nhiên của thiên nhiên vô cùng có lợi cho cuộc sống, Qua quá trình khai thác thuỷ hải sản, con người đã vô tình làm ô nhiễm môi trường bằng
các chất thải, các loại cá tạp và việc khai thác tràn lan đã làm cạn kiệt nguồn tài
nguyên cũng như xâm hại môi trường biển do việc khai thác bằng chất nổ, xung
điện... Trong nuôi trồng, thức ăn thừa cũng là một nguy cơ ô nhiễm môi trường, các đơn vị chế biến đã thải lượng nước thải chưa qua xử lý, lắng lọc đưa thẳng ra sông ngòi cũng là một mối nguy hại của môi trường, làm ảnh hưởng nguồn nước cho sinh
hoạt và sản xuất. Vì vậy, cân kết hợp giữa phát triển thuỷ sản và bảo vệ môi trường mang tính bến vững là cơ sở cho sự sống và sự phát triển của con người và xã hội.
3.1.3.3 Qui trình khép kín từ đầu tư cho sản xuất, chế biến, tiêu thụ và chiến lược thị trường.
Bất kỳ một ngành nào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều mong muốn
thực hiện qui trình khép kín này, không riêng gì ngành thuỷ hải sản, việc khép kín từ
65
sản xuất đến tiêu thụ vô cùng có lợi cho doanh nghiệp, đảm bảo các khâu được thông suốt như sản xuất con giống tại chỗ sẽ kiểm tra được chất lượng của nguồn tôm nuôi, mặt khác, nguôn thức ăn sản xuất tại chỗ dễ đàng kiểm soát được chất
lượng và cung cấp ổn định cho nông dân, tránh được việc nâng giá khi thị trường thức ăn biến động. Khâu chế biến và tiêu thụ được khép kín sẽ ổn định được khối
lượng và mặt hàng xuất khẩu, tăng doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp. Mặt
khác, doanh nghiệp sẽ khai thác tối đa lợi thế của thị trường đi dần đến việc hình thành và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ.
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHO VIỆC PHÁT