Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng công nợ và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần mỹ thuật và truyền thông (Trang 24 - 27)

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

1.2.4. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng công nợ và khả năng thanh toán

Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nợ bao gồm các chỉ tiêu về nợ phải thu và nợ phải trả, được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán. Khi

phân tích tình hình công nợ, ta tập trung vào các khoản nợ phải thu và nợ phải trả, trong đó không tính đến các khoản vay ngắn hạn hoặc dài hạn.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ và tình hình quản lý công nợ tập trung vào việc đánh giá cơ cấu nợ của doanh nghiệp và cách nó

quản lý tình hình công nợ. Các chỉ tiêu trong nhóm này bao gồm thời gian trung bình mà khách hàng thanh toán nợ (thời gian thu tiền trung bình) và thời gian trung bình mà doanh nghiệp thanh toán nợ cho nhà cung cấp (thời gian trả tiền trung bình). Đây là các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu suất quản lý công nợ của doanh nghiệp. Nếu thời gian thu tiền trung bình dài hoặc thời gian trả tiền trung bình ngắn, có thể gây ra các vấn đề liên quan đến dòng tiền và tài chính.

Đánh giá tình hình công nợ:

Đánh giá tình hình công nợ là quá trình theo dõi và phân tích các khoản nợ phải thu và phải trả của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Phân tích này giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình các khoản nợ, từ đó tránh rủi ro trong thanh toán và thiếu hụt thiểu CP phát sinh từ các khoản nợ bị chiếm dụng hoặc khó đòi. Đồng thời, việc phân tích công nợ cũng giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của chính sách phân bổ vốn bị chiếm dụng và cách thức sử dụng vốn trong HĐKD.Trong trường hợp tổng giá trị các khoản nợ phải thu lớn hơn tổng giá trị các khoản nợ phải trả, điều này cho thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn từ các chủ thể khác. Ngược lại, nếu tổng giá trị các khoản nợ phải thu nhỏ hơn tổng giá trị các khoản nợ phải trả, thì doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn từ các chủ thể khác. Tuy việc chiếm dụng vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế là HĐ bình thường và thường xuyên, doanh nghiệp cần cẩn trọng xem xét vấn đề này để đảm bảo KNTT và uy tín trong quá trình HĐ sản xuất kinh doanh.

Cơ cấu nợ phải thu, nợ phải trả:

Cơ cấu nợ phải thu:

Tỷ trọng các khoản phảithu = Khoản phảithu

Tổng tài sản x 100 %

Cơ cấu nợ phải thu là tỷ trọng của các khoản phải thu trong tổng tài sản của doanh nghiệp, được tính bằng cách chia giá trị các khoản phải thu cho tổng giá trị tài sản và nhân với 100%. Chỉ tiêu này cho biết phần trăm vốn bị chiếm dụng trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Thường thì nếu chỉ tiêu này càng lớn thì doanh nghiệp bị chiếm dụng càng nhiều, điều này thể hiện dấu hiệu không tốt. Tuy nhiên, để đánh giá tính hợp lí của cơ cấu nợ phải thu cần xem xét đến các yếu tố đặc điểm sản xuất kinh doanh, chính sách tiêu thụ, chính sách thu hồi nợ cũng như doanh số bán hàng trong kỳ và đặc thù của từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Cơ cấu nợ phải trả:

Tỷ trọng các khoản phảitrả= Khoản phải trả

Tổng tài sản x 100 %

Chỉ tiêu này thể hiện phần trăm của nguồn vốn trong tổng tài sản của doanh nghiệp đã được tài trợ bằng cách đi chiếm dụng. Nếu hệ số này càng cao, một mặt sẽ cho thấy doanh nghiệp đang gặp áp lực trả nợ lớn và tính độc lập, tự chủ về tài chính thiếu hụt. Tuy nhiên, mặt khác, nếu không có các vấn đề tranh chấp hoặc nợ quá hạn xảy ra, việc đi chiếm dụng vốn cũng có thể thể hiện tính linh hoạt của doanh nghiệp trong việc tổ chức nguồn vốn. Hệ số này phụ thuộc vào chính sách tài chính của doanh nghiệp trong từng giai đoạn, giá trị vật liệu đầu vào mua vào để phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh, khả năng thỏa thuận dựa trên mối quan hệ với nhà cung cấp và nhiều yếu tố khác

Chênh lệchnợ phảithu và nợ phảitrả= Nợ phải thuNợ phảitrả Hệ số Nợ phải thu /Nợ phảitrả= Nợ phảithu

Nợ phảitrả x 100 %

Tình hình quản lý công nợ:

Vòng quay nợ phải thu = Doanh thuthu ầ n x 1 ,1 Các kho ả n ph ả ithu

Vòng quay nợ phải thu cho biết khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp. Vòng quay càng lớn cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh, doanh nghiệp không bị đọng nhiều vốn ở các khoản phải thu, phần vốn bị khách hàng chiếm dụng càng ít và ngược lại.

Kỳ thu tiềntrung bình = 360

Vòng quay nợ phảithu

Vòng quay các khoản phải trả = Doanh số mua hàng thường niên Khoản phải trảbình quân

Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ doanh nghiệp hoàn trả được bao nhiêu lần vốn đi chiếm dụng trong khâu thanh toán cho các bên có liên quan.

Trong đó:

Doanh số muahàng thường niên= DVHB+ HTK cuối kỳHTK đầu kỳ

Phải trả bình quân = (Phải trả trong báo cáo năm trước + phải trả năm nay) / 2

Kỳ trả nợ bìnhquân = Thời giantrong kỳbáo cáo Vòng quay nợ phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh bình quân kỳ trả nợ chiếm dụng trong thanh toán của doanh nghiệp là bao nhiêu ngày.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh KNTT:

Các con số trong báo cáo tài chính chỉ có ý nghĩa khi được so sánh với nhau để tạo ra các hệ số tài chính. Việc này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp (DN). Thông qua việc so sánh các con số, chúng ta có thể xác định được các hệ số tài chính quan trọng, từ đó giải thích sâu hơn về hiệu quả hoạt động và tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Sau khi tính toán các hệ số tài chính, cần tiến hành so sánh chúng với các công ty trong cùng ngành hoặc với giá trị trung bình của ngành để đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Điều này giúp chúng ta hiểu được vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ trực tiếp và chung của ngành.

Ngoài ra, cần so sánh các hệ số tài chính của doanh nghiệp với các kỳ trước để đánh giá xu hướng hoạt động của doanh nghiệp qua thời gian. Qua việc so sánh với các kỳ trước, chúng ta có thể nhận biết được sự tiến bộ hoặc giảm giá trị của doanh nghiệp theo thời gian. Điều này giúp chúng ta đánh giá sự ổn định và bền vững của doanh nghiệp trong quá khứ và dự đoán xu hướng tương lai.

Tình hình tài chính của một doanh nghiệp trước hết thể hiện ở KNTT. Đánh giá KNTT cuả doanh nghiệp người ta sử dụng các hệ số tài chính sau:

Hệ số KNTT hiện thời = T à i s ả n ng ắ n h ạ n N ợ ng ắ n h ạ n

Hệ số KTNT nhanh =

T à i s ả n ng ắ n h ạ n – H à ng t ồ n kho N ợ ng ắ n h ạ n

Hệ số này cho biết KNTT nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải thực hiện thanh lý khẩn cấp HTK. Hệ số này là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn KNTT của doanh nghiệp, ở đây, HTK bị loại trừ ra, bởi lẽ, trong TSLĐ, HTK được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn.

Đánh giá chỉ tiêu này cũng cần so sánh với hệ số ở thời điểm đầu năm với số trung bình ngành.

Hệ số KNTT tức thời:

Hệ số KNTT tức thời = Tiề n+ C á c kho ả n t ươ ng đươ ng ti ề n N ợ ng ắ n h ạ n

Hệ số KNTT tức thời đặc biệt hữu ích để đánh giá một doanh nghiệp đang trong thời kỳ khó khăn chung của ngành hoặc của nền kinh tế khi mà HTK khó tiêu thụ, các khoản phải thu đều khó thu hồi.

Ở đây, tiền gồm có tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển; các khoản tương đương tiền gồm có khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong 3 tháng và không gặp rủi ro lớn.

Hệ số KNTT lãi vay:

Hệ số khả năng thanhtoánlãi vay = EBIT Lãi vay phải trả

Trong đó:

EBIT = DTT bán hàng – Tổng CP sản xuất kinh doanh

Hệ số này thể hiện mức độ LN trước thuế và lãi vay mà mỗi kỳ doanh nghiệp tạo ra có thể đảm bảo thanh toán bao nhiêu lần tổng lãi vay cần trả từ việc huy động nguồn vốn nợ. Nếu hệ số này cao, thể hiện HĐKD có khả năng sinh lời cao và tình hình thanh toán của doanh nghiệp lành mạnh và đáng tin cậy. Ngược lại, nếu hệ số này gần 1, thì HĐKD của doanh nghiệp không hiệu quả và có thể gây nguy hiểm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần xem xét và cải thiện HĐKD.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần mỹ thuật và truyền thông (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)