CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP SẢN XUẤT MAY SÀI GÒN
II. Phân tích môi trường phi tài chính
Theo nghị định gia nhập WTO tại Việt Nam, trong tất cả 10689 dòng thuế, Việt Nam sẽ tích cực cắt giảm 3800 dòng chiếm tới 34,5% số dòng thuế tại biểu thuế ở Việt Nam. Đặc biệt hơn với loại hàng dệt may thuế suất giảm một cách rõ rệt. Cụ thể, nhóm hàng xơ, sợi thuế suất giảm từ 20%
xuống chỉ còn 5%, nhóm hàng vải giảm từ 40% xuống 12%, nhóm quần áo và đồ may sẵn giảm từ 50% xuống còn 20%,...
Việc cắt giảm phần lớn lượng thuế suất cho ngành dệt may cùng với “tự do hóa hạn ngạch” tưởng chừng tạo cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam nhưng nó đã gây ra những khó khăn đáng kể để cạnh tranh trực tiếp với các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc,..Năm 2020 tuy Việt Nam đã gây ra dấu ấn lớn với các nước phương Tây nhưng lại bị thất thế ngay trên chính sân nhà và các khu vực lân cận. Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, vào năm 2019, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,834 tỷ USD, trong đó nổi bật là thị trường Hoa Kỳ đạt 3,044 tỷ USD chiếm tới 52% tỷ trọng, EU
1,243 tỷ USD chiếm khoảng 21% tỷ trọng, Nhật Bản đứng thứ 3 với 628 triệu USD chiếm 11% tỷ trọng,...Trong khi đó, số lượng hàng Việt Nam bán được trên thị trường nội địa chỉ chiếm 7% tổng mức bán lẻ tức 1,8 tỷ USD.
Từ các số liệu trên có thể thấy, ngành dệt may Việt nam đang lâm vào hoàn cảnh “con ghẻ nước nhà, con cưng quốc tế”. Bên cạnh đó, khi xuất khẩu may Việt Nam năm 2019 đạt 5,834 tỷ USD thì chi phí nhập khẩu bông, vải, phụ kiện,.. cùng năm đã lên đến 5 tỷ USD. Có thể thấy chênh lệch chỉ là trên dưới 0,8 tỷ USD trong khi các nhân công bỏ công sức rất nhiều, cho thấy chúng ta chỉ lấy công làm lãi. Song song đó là Việt Nam có đến 2 triệu công nhân (chiếm 24% số công nhân lao động tại Việt Nam) nhưng lãi mà chủ doanh nghiệp tạo ra không quá lớn nên lương mà công nhân nhận được cũng rất thấp so với các nước khác trong và ngoài khu vực do đó hiệu quả ngành dệt may mang đến là chưa hiệu quả. Mặc dù ngành dệt may Việt Nam đang được đánh giá khá cao 36/153 nước xuất khẩu trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu được nhận định là cao nhưng lợi nhận ròng mà doanh nghiệp nhận được rất thấp. Những con số trên được coi là những con số biết nói khi phản ánh đúng thực trạng tại Việt Nam hiện nay, tuy có nhiều cơ hội để phát triển công nghiệp bông tơ sợi vì nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên lớn nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự chú trọng vào đầu tư sản xuất. Do đó, nguyên liệu, phụ kiện, hóa chất,... nhập hầu như từ nước ngoài về. Bông sơ sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 5% nhu cầu, còn lại phải nhập từ nước ngoài. Ngoài ra các mẫu thiết kế cũng phải nhập ngoại. Câu hỏi đặt ra ở đây là, không phải các nhà thiết kế Việt Nam không biết thiết kế, minh chứng là hiện nay ở thị trường quốc tế các mẫu thiết kế của Việt Nam đang dần được ưa chuộng, thậm chí các người mẫu, người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng tin tưởng mặc để tham gia các chương trình thời trang lớn. Vậy tại sao, các mẫu thiết kế ở Việt Nam vẫn phải nhập từ nước ngoài khá nhiều.
Nhược điểm khiến cho các mẫu mã bị một màu và chưa có sự chủ động hiểu được thị hiếu của người tiêu dùng, hàng nội địa phần lớn mang tính “truyền
thống” chưa có sự sáng tạo. Do đó hàng dệt may Việt Nam không những không hướng được người tiêu dùng mà thị phần nội địa dần co hẹp. Thực trạng này chủ yếu do chiến lược đầu tư chưa mang đến hiệu quả. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia WTO, ngành dệt may Việt Nam phải chịu nhiều sức ép khác nhau. Tuy nhiêu, hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ và EU tương đối lớn nên cơ chế giám sát lên chất lượng sẽ chặt chẽ hơn rất nhiều.
2.2. Phân tích chiến lược kinh doanh Chiến lược của ngành dệt may:
Khai thác tối đa các cơ hội mà doanh nghiệp có, qua đó tạo nguồn khách hàng phong phú, ổn định và đa dạng hóa thị trường cũng như nâng cao chuyên môn hóa sản phẩm dựa trên cơ sở phát huy tối ưu nguồn lực sẵn có của công ty để thiết lập được quy mô công ty thích hợp với nguồn vốn và mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường đầu tiên là trong nước, xa hơn là quốc tế với mức tăng trưởng bình quân 12%/
năm. Vận dụng hiệu quả việc tái cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng chương trình chuyển đổi với mục tiêu là tăng giá trị sử dụng đất và tăng tích lũy đầu tư. Nhờ hai mục tiêu rõ ràng được đặt ra, doanh nghiệp đưa ra chiến lược hiệu quả. Công ty hình thành được bộ máy hoạt động chuyên nghiệp, phù hợp với tiến độ phát triển của công ty qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề phát triển xa hơn trong tương lai.
Nhằm phục vụ phát triển phương hướng kinh doanh, Công ty thành lập Ban quản lý dự án và phát triển dịch vụ để khai thác những lợi thế sân nhà có sẵn, mở ra những cơ hội mới. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng doanh thu bình quân ít nhất là 15%/ năm.
Chiến lược của doanh nghiệp:
- Mục tiêu phát triển: tăng cường công tác kiểm tra chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm bên cạnh đó cần tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí và đẩy nhanh tốc độ giao hàng. Sử dụng một cách hợp lý, phù hợp cân đối với tình hình phát triển mới của công ty.
- Chiến lược phát triển chung: sử dụng hiệu quả nguồn lực, hợp tác, làm ăn lau dài với các đối tác kinh doanh.
- Các mục tiêu phát triển bền vững
+ Đối với môi trường: hiểu và nắm rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, công ty giảm thiểu tối đa rác thải xả ra môi trường, tăng cường công tác giám sát, xây dựng. Đặc biệt hoàn thiện mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh với trang thiết bị máy móc hiện đại thân thiện với môi trường chấp hành quy định chính sách vì môi trường mà nhà nước đã đưa ra.
+ Văn hóa cán bộ công nhân viên: được quan tâm, đào tạo bài bản phát triển năng lực với phương châm môi trường làm việc thân thiện - là ngôi nhà thứ hai của nhân viên
+ Pháp lý quy định pháp luật: Sản phẩm hoàn thiện hệ thống quản lý đáp ứng mọi yêu cầu mà pháp luật đưa ra.