CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP SẢN XUẤT MAY SÀI GÒN
IV. Phân tích các tỷ số tài chính
4.4. Phân tích khả năng sinh lời
4.4.1. Phân tMch khả năng sinh lời trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có thể tính cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cũng có thể tính cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là 2 yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho thấy khả năng công ty tiết kiệm chi phí so với doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao có nghĩa là công ty có tỷ lệ tăng chi phí thấp hơn tỷ lệ tăng doanh thu hoặc tỷ lệ giảm chi phí lớn hơn tỷ lệ giảm doanh thu. Tuy nhiên khi phân tích tỷ suất này cần thận trọng, bởi vì việc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có thể mang lại từ những chính sách không tốt, chẳng hạn như việc giảm tỷ lệ khấu hao do giảm đầu tư máy móc thiết bị hoặc giảm tỷ lệ khấu hao; giảm chi phí quảng cáo có khả năng ảnh hưởng đến doanh thu tương lai.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được xác định bằng công thức:
ROS =
Tỷ số ROS đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nếu doanh nghiệp có chỉ tiêu ROS dương, tức doanh nghiệp làm ăn có lãi.
- Nếu doanh nghiệp có chỉ tiêu ROS âm, cho thấy doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
⇨ Để đánh giá khả năng sinh lời của DN thì trước hết cần ROS dương. ROS càng cao thì cho thấy khả năng sinh lời của doanh thu càng lớn, hay nói cách khác 1 đồng doanh thu càng tạo ra nhiều đồng lợi nhuận.
Xu hướng chỉ số ROS của Công ty Cổ phần Garmex Sài Gòn giai đoạn 2018-2022 (Đơn vị: đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
LNST 120,936,297,2 41
104,464,746,837 46,345,798,489 43,591,418,304 (84,701,877,51 1) DTT 2,038,900,592
,256
1,747,770,984,98 3
1,474,566,250,58 4
1,064,772,325,6 77
292,176,218,72 7
ROS 5.93% 5.98% 3.14% 4,09% -28,99%
Đơn vị: đồng
Bảng so sánh ROS và các chỉ tiêu liên quan năm 2022 so với năm 2021.
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022
Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối LNST 43.591.418.304 (84.701.877.511) -128.293.295.815 -294,31%
Doanh thu thuần
1.064.772.325.677 292.176.218.727 772.596.106.950 -72,56%
ROS 4,09% -28,99% -33,08 -808,8%
Nhận xét
Do đó ta tính được tốc độ giảm của ROS theo phương pháp chỉ số:
Năm 2021 chỉ số lợi nhuận trên doanh thu là 4,09%, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu sẽ đem lại 4,09 đồng lợi nhuận thuần.
Năm 2022 chỉ số lợi nhuận trên doanh thu là -28,99%, điều này có nghĩa là doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ.
Doanh thu của công ty giảm sâu từ khoảng 1.065 tỷ đồng xuống còn khoảng 292 tỷ đồng – hiện là mức doanh thu thấp nhất trong vòng 16 năm qua. Lợi nhuận sau thuế lỗ gần 85 tỷ đồng - ghi nhận năm đầu tiên kinh doanh thua lỗ kể từ khi niêm yết. Do đó chỉ số ROS đã giảm mạnh 33,08%
từ 4,09% xuống còn -28,99%
Theo VFS, khó khăn của ngành dệt may càng rõ nét trong những tháng cuối năm. Báo cáo cập nhật ngày 25/11 ngành dệt may của công ty chứng khoán này cho biết, sức mua của 2 thị trường chính của sản phẩm dệt may của Việt Nam là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có sự sụt giảm đáng kể, trong khi đó lượng hàng tồn kho cao.
Nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị hủy trong quý 3 và quý 4. Cùng đó, đơn đặt hàng tiếp tục sụt giảm, các thị trường chính của Việt Nam có số lượng đơn hàng giảm rõ rệt. Cụ thể, số lượng đơn hàng ở châu Âu giảm tới 60%, Mỹ giảm 30-40%. Nguyên nhân do lượng hàng tồn kho tăng, chiếm tới 20-25%. Trong khi đó, nhiều khách hàng ép giá do hàng tồn kho cao nên các doanh nghiệp buộc phải chấp nhận mức giá thấp.
⇨ Nhu cầu suy giảm, tồn kho cao, chi phí nhân công tăng, lỗ tỷ giá… là những khó khăn mà doanh nghiệp may Garmex đã và đang phải đối diện.
⇨ Theo giải trình từ phía công ty, doanh thu quý IV/2022 giảm mạnh so với cùng kỳ do từ giữa tháng 8/2022 công ty đã phải ngừng sản xuất ở một số nhà máy để khắc phục chất lượng nên hầu hết hàng sản xuất ra phải lưu kho, lượng hàng tồn kho chưa được tiêu thụ. Đồng thời công ty phải nhận đơn gia công số lượng nhỏ, năng suất thấp, giá cạnh tranh trong quý IV nên doanh thu giảm đáng kể.
4.4.2 Phân tMch khả năng sinh lời trên tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời trên tài sản đo lường hoạt động của một công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận, không phân biệt tài sản này được hình thành bởi nguồn vốn vay hay vốn chủ sở hữu. ROA là công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả của việc phân phối và quản lý các nguồn lực của công ty.
ROA được hình thành trên cơ sở kết hợp giữa lợi nhuận ròng biên và vòng quay tài sản, ROA của một doanh nghiệp sẽ rất tốt khi cả hai thông số lợi nhuận ròng biên và vòng quay tài sản đều tăng và khi đó sẽ thu hút rất nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia thị trường.
ROA=
⇨ Ý nghĩa của hệ số ROA:
- ROA tăng: hiệu quả sử dụng tài sản cao, doanh nghiệp có khả năng thu hút và hấp dẫn các nhà đầu tư.
- ROA giảm: doanh nghiệp đang sử dụng tài sản không hiệu quả.
Tuy nhiên, cần đề phòng trường hợp doanh nghiệp tạm thời có ROA cao không hẳn là vì khai thác tài sản một cách hiệu quả mà là vì thiếu hụt đầu tư vào tài sản, có thể ảnh hưởng đến hoạt động lâu dài của doanh nghiệp.
Lưu ý, trong trường hợp doanh nghiệp có tài sản thuê hoạt động thì những tài sản này không được tính vào tổng tài sản (không được hạch toán trên BCĐKT), tuy nhiên chúng vẫn có thể tham gia vào quá trình tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Công thức ROA như trên đã bỏ sót tài sản thuê hoạt động ở mẫu số và do đó “thổi phồng” tỷ lệ sinh lời trên tài sản của doanh nghiệp. Để điều chỉnh, có thể cộng thêm tài sản thuê hoạt động vào mẫu số để đánh giá khả năng sinh lợi trên tài sản của doanh nghiệp chính xác hơn
Bảng chỉ số ROA và các chỉ tiêu liên quan của Công ty Garmex giai đoạn 2018-2022
C h ỉ t i ê u
Năm 2018
Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021
Năm 2022
L N
120,9 36,29
104,4 64,74
46,34 5,798
43,5 91,4
(84,7 01,8
S T
7,241 6,837 ,489 18,3 04
77,5 11) T
ổ n g
t à i s ả n
1,010 ,673, 715,6 03
1,028 ,987, 846,1 93
1,222 ,790, 471,2
13 827, 382, 114, 845
535, 392, 208, 393
R O A
11.97
% 10.15
% 3.79
% 5.27
% - 15,8
2%
Đơn vị: đồng Đồ thị
Đơn vị: đồng Bảng so sánh ROA và các chỉ tiêu liên quan năm 2022 so với năm 2021.
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối LNST 43.591.418.304 (84.701.877.511) -128.293.295.815 -294,31%
TS bq 827.382.114.845 535.392.208.393 -291.989.906.452 -35.29%
ROA 5,26% -15,82% -21.08% -400,76%
Phân tích tỷ suất lợi nhuận VCSH theo Dupont:
ROA =
Hay ROA = Tỷ suất lợi nhuận ròng x Vòng quay tổng tài sản - Năm 2021: ROA = 4,09% x 128,69% = 5,26%
- Năm 2022: ROA = -28,99% x 54,57% = -15,82%
Sử dụng phương pháp số chênh lệch, có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trên đến chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2022. Cụ thể:
ROS = (-28,99% - 4,09%) x 128,69% = -42,57%
⇨ Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS) giảm 33,08% làm tỷ suất lợi nhuận trên Tổng tài sản (ROA) giảm 42,57%
ATR= -28,99% x (54,57% – 128,69%) = 21,49%
⇨ Hiệu suất sử dụng tài sản (vòng quay tổng tài sản) giảm 74,12% làm tỷ suất lợi nhuận trên Tổng tài sản (ROA) tăng 21,49%
ROA=ROS+ATR= -42,57% + 21,49% = -21,08
⇨ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của Công ty Cổ phần Garmex Sài Gòn giảm 21,08%
Cụ thể doanh thu giảm kéo theo chi phí sản xuất và bán hàng giảm nhưng không ảnh hưởng đến chi phí quản lý và các loại chi phí cố định khác.
Do đó tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu (294,31% > 72,56%) khiến cho ROS giảm 33,08%.
Tốc độ giảm của doanh thu (72,56%) lớn hơn tốc độ giảm của tổng tài sản (35,29%) nên vòng quay tổng tài sản giảm. Doanh thu giảm nhiều hơn do nhu cầu thị trường giảm đáng kể ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ, tổng tài sản giảm ít hơn chủ yếu do sự sụt giảm của tài sản ngắn hạn, phần lớn từ các khoản phải thu. Kế tiếp là lượng tiền và tương đương tiền cũng khiến tổng tài sản giảm do chi trả cổ tức gần 165 tỉ đồng cho các chủ sở hữu.
Tóm lại, để tăng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, công ty cần quản lý tốt chi phí, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp để chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm dần làm tăng lượng tiêu thụ và cải thiện doanh thu trong tương lai. Ngoài ra cần chú trọng và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản hiện có của công ty.
4.4.3 Phân tMch khả năng sinh lời trên VCSH
Ý nghĩa của chỉ số ROE chính là thể hiện mức độ khả năng kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp thông qua tiền lãi thu được. Nói cách khác chính là, 1 đồng vốn bỏ ra sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ số ROE cũng giúp cho công ty thu hút nhiều nhà đầu tư tiềm năng hơn. Những cổ phiếu có chỉ số ROE cao sẽ được các nhà đầu tư lựa chọn và đặt niềm tin. Đồng thời, những cổ phiếu này sẽ được nâng lên mức giá cao hơn và giúp công ty thu về nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, đối với các cổ phiếu có chỉ số ROE thấp thì sẽ không được các nhà đầu tư chú ý tới. Điều này cũng sẽ khiến giá cổ phiếu của công ty giảm và ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty.
ROE =
Bảng ROE và các chỉ tiêu liên quan của công ty Garmex giai đoạn 2018- 2022.
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
LNST 120,936,297, 241
104,464,746, 837
46,345,798, 489
43,591,418,3 04
(84,701,877,5 11) Tổng
VCSH
380,597,289, 994
483,424,966, 903
658,428,233 ,975
702,636,626, 267
448,045,894, 659
ROE 31.78% 21.61% 7.04% 6.2% -18.9%
Đơn vị: đồng
Đồ thị
Bảng so sánh ROE và các chỉ tiêu liên quan năm 2022 so với năm 2021
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022
Chênh lệch Tuyệt đối Tương
đối LNST 43.591.418.304 (84.701.877.511) -128.293.295.815 -294,31%
Vốn chủ sở hữu
702,636,626,267 448,045,894,659 -254.590.731.608 -36.23%
ROE 6,2% -18,9% -25.1% -404.84%
(Đơn vị: đồng) Phân tích tỷ suất lợi nhuận VCSH theo Dupont:
Hay ROE = Tỷ suất LN ròng x Vòng quay TTS x Hệ số đòn bẩy tài chính - Năm 2021: ROE = 4,09% x 128,69% x 1,18 = 6,2%
- Năm 2022: ROE = -28,99% x 54,57% x 1,19 = -18.9%
Sử dụng phương pháp số chênh lệch, ta có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trên đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2022. Cụ thể:
ROS = (-28,99% - 4,09%) x 128,69% x 1,18 = -50,23%
⇨ Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS) giảm 33,08% làm tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) giảm 50,23%
ATR= -28,99% x (54,57% - 128,69%) x 1,18 = 25.36%
⇨ Hiệu suất sử dụng tài sản giảm 74,12% làm tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) tăng 25,36%
FL = -28,99% x 54,57% x (1.19-1.18) = -0.24%
⇨ Hệ số đòn bẩy tài chính giảm 1% làm tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) giảm 0,24%
=> ROE=ROS+ATR+FL= -50,23% + 25,36% - 0,24% = -25,11%
=> Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Garmex Sài Gòn giảm 25,11%
Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng bởi nhân tố khả năng sinh lời trên tổng tài sản và đòn bẩy tài chính. Do đó, sự sụt giảm của
doanh thu ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lời trên tổng tài sản và chỉ số này cũng tương tự.
Hệ số đòn bẩy tài chính duy trì ổn định về giá trị nhưng các nhân tố cấu thành chỉ tiêu là tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đã suy giảm mạnh so với năm 2021 lần lượt là 35,3% và 36,2 nên quy mô doanh nghiệp đã thu hẹp đáng kể, điều này làm giảm năng lực cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tư. Năng lực tài chính giảm có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc vay nợ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác để gia tăng quy mô nguồn vốn trong tương lai.
4.4.4 So sánh với 5 công ty cùng ngành năm 2022 Chỉ tiêu GMC VTE
C
MSH MNB PPH HCB
ROS -28.99 2.06 6.79 2.30 27.03 2.07 ROA -15.82 3.06 11.38 3.54 14.27 3.00 ROE -18.90 8.88 21.81 22.73 26.40 13.47
Kinh tế khó khăn và tỷ lệ lạm phát tăng cao tại các thị trường tiêu thụ dệt may lớn như Mỹ, châu Âu… làm cho sức mua các mặt hàng tiêu dùng, trong đó có hàng dệt may, giảm đáng kể, ảnh hưởng đến đơn hàng và đơn giá của các doanh nghiệp dệt may từ nay đến cuối năm 2022, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng. Căng thẳng Nga-Ukraine vẫn đang diễn biến phức tạp, chưa có hồi kết ảnh hưởng đến một số thị trường của dệt may Việt Nam như tại Nga, Ukraine và các nước khác trong khu vực. Thêm vào đó, doanh nghiệp dệt may phải chịu chi phí tăng tới 20-25% do giá nguyên, nhiên, phụ liệu từ đầu năm đến nay đã tăng rất nhanh. Cụ thể, giá
dầu thô, giá xăng trong nước và thế giới biến động ở mức cao; chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với bình quân 5 năm trở lại đây…
Nhưng đa số những doanh nghiệp còn lại duy trì các chỉ số ở mức dương, thậm chí đạt ở mức tốt là MSH và PPH. Về công ty cổ phần May Sông Hồng, tuy lợi nhuận giảm do ảnh hưởng của chi phí nguyên vật liệu đầu vào nhưng doanh thu vẫn ghi nhận tăng 16,3% so với năm 2021, nhờ đó doanh nghiệp vẫn duy trì ở mức tăng trưởng ổn định. Về phía PPH, dù gặp phải nhiều khó khăn ở nửa cuối năm, nhưng doanh thu vẫn duy trì trên 400 tỷ đồng hàng quý, doanh thu cả năm ghi nhận tăng 5,32% so với 2021, ấn tượng hơn là lợi nhuận tăng trưởng 24,79% phản ánh tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn chi phí, chứng tỏ doanh nghiệp đang quản lý tốt chi phí sản xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Do đó, công ty Garmex có thể đã không có nhiều giải pháp trong thời kỳ kinh tế khó khăn nên các chỉ số tài chính thấp hơn hẳn so với các doanh nghiệp đang đề cập. Đặc biệt vào ngày 22/9, đơn xin từ nhiệm của Tổng giám đốc Garmex – ông Lê Hùng đã ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh của công ty.
Tóm lại, công ty Garmex duy trì chi phí quản lý doanh nghiệp và các loại chi phí cố định ở mức ổn định nhưng doanh thu giảm mạnh với tỷ lệ trên 72%
so với năm 2021. Điều này thể hiện rằng công ty đã không đa dạng hóa mặt hàng sản xuất và thị trường xuất khẩu, bóp nghẹt sản lượng tiêu thụ dẫn đến kinh doanh thua lỗ. Nhưng về dài hạn, doanh nghiệp đã và đang đóng góp không hề nhỏ trong sự phát triển của ngành may mặc trên thị trường nên sự suy giảm chỉ mang tính tạm thời.