CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP SẢN XUẤT MAY SÀI GÒN
III. Phân tích các báo cáo tài chính
3.1. Bảng cân đối kế toán
3.1.1. Vốn lưu động ròng
VLĐ ròng = VCSH + NDH – TSDH
Bảng 3.1.1.a. Vốn lưu động ròng của công ty năm 2020-2022
CHỈ TIÊU 2020 2021 2022
VCSH 658.428.233.975 702.636.626.267 448.045.894.659 NDH 16.375.015.014 17.121.843.840 14.205.641.857 TSDH 211.000.907.080 208.429.427.271 207.057.015.381 Vốn lưu động ròng 463.802.341.909 511.329.042.836 255.194.521.135 Đơn vị: đồng
Bảng 3.1.1.b. So sánh vốn lưu động ròng của công ty qua các năm
CHỈ TIÊU 2021/2020 2022/2021
(+/-) (%) (+/-) (%)
VCSH 44.208.392.292 6,71 (254.590.731.608) (36,23) NDH 746.828.826 4,56 (2.916.201.983) (17,03) TSDH (2.571.479.809) (1,22) (1.372.411.890) (0,66) Vốn lưu động ròng 47.526.700.927 10,25 (256.134.521.701) (50,09)
Nhận xét
Nhìn chung trong 3 năm vốn lưu động ròng của công ty đều dương.
Điều này chứng tỏ doanh nghiệp ổn định trong hoạt động kinh doanh do một phần nguồn vốn dài hạn đang được tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Đây là điều cần thiết trong chính sách tài trợ vốn của doanh nghiệp nhằm duy trì ổn định trong hoạt động kinh doanh. Vốn lưu động ròng dương là điều cần thiết, tuy nhiên có những biến động nhất định, việc tăng hay giảm của vốn lưu động
ròng do ảnh hưởng của 3 nhân tố: vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn và tài sản sài hạn; cụ thể:
- Năm 2021, vốn lưu động ròng có xu hướng tăng so với năm 2020 (tăng gần 48 tỷ đồng). Trong đó, nguồn vốn dài hạn tăng và tài sản dài hạn giảm. Nguồn vốn dài hạn tăng chủ yếu do vốn chủ sở hữu tăng hoảng 44 tỷ đồng, tài sản dài hạn của doanh nghiệp giảm gần 1 tỷ đồng. Tài sản dài hạn giảm có thể do doanh nghiệp bán bớt các tài sản không cần dùng làm giảm tài sản cố định của doanh nghiệp. Ở thời điểm này đại dịch covid diễn ra khá căng thẳng và phức tạp làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động kinh doanh khá tốt.
- Năm 2022, vốn lưu động ròng giảm mạnh so với năm 2021 (giảm khoảng 256 tỷ đồng). Trong đó, nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn đều giảm. Đặc biệt là vốn chủ sở hữu giảm mạnh hơn 254 tỷ đồng và tài sản dài hạn giảm khoảng 1 tỷ đồng. Lúc này, đại dịch covid đã dần ổn định nhưng nền kinh tế toàn cầu có xu hướng tăng trưởng chậm do tác động căng thẳng địa chính trị, lạm phát tăng cao, xu hướng thắt chặt tiền tệ và chính sách Zero Covid tại Trung Quốc. Nhiều thị trường là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam vẫn đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống dịch, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm dệt may của Việt Nam.
=> Tuy có những biến động khá mạnh vào năm 2022 nhưng doanh nghiệp vẫn duy trì được mức vốn lưu động ròng dương. Điều này hoàn toàn có thể chấp nhận được trong sự biến động mạnh mà đại dịch Covid-19 gây ra.
3.1.2. Nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu VLĐ = Tài sản kinh doanh – Nợ kinh doanh
Trong đó:
- Tài sản kinh doanh là các tài sản ngắn hạn đang được doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác trên bảng cân đối kế toán.
- Nợ kinh doanh là các khoản nợ từ bên thứ ba như khoản nợ người bán, người mua, phải trả cán bộ công nhân viên, phải nộp ngân sách, các khoản phải thanh toán theo hợp đồng và các khoản phải trả phải nộp khác, không bao gồm các khoản vay ngắn hạn.
Bảng 3.1.2.a. Nhu cầu vốn lưu động của công ty năm 2020-2022
Chỉ tiêu 2020 2021 2022
Tài sản kinh doanh
428.098.814.067 284.635.510.773 122.276.715.631
Nợ kinh doanh 199.944.318.332 124.745.488.578 58.456.596.583 Nhu cầu vlđ 228.154.495.735 159.890.022.195 63.820.119.048 Đơn vị: đồng Bảng 3.1.2.b. So sánh nhu cầu vốn lưu động của công ty qua các năm
CHỈ TIÊU 2021/2020 2022/2021
(+/-) (%) (+/-) (%)
Tài sản KD (143.463.303.294) (33,51) (162.358.795.142) (57,04) Nợ KD (75.198.829.754) (37,61) (66.288.891.995) (53,14) Nhu cầu VLĐ (68.264.473.540) (29,92) (96.069.903.147) (60,08)
Việc phát sinh nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là điều tất yếu.
Để tài trợ nhu cầu vốn lưu động, doanh nghiệp cần một cơ cấu vốn an toàn tức là doanh nghiệp thường xuyên có một phần nguồn vốn dài hạn để bù đắp, phần còn lại sử dụng vốn tín dụng ngắn hạn. Nhìn chung, nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp đều dương tức là tài sản kinh doanh lớn hơn nợ kinh doanh. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn do một phần tài sản kinh doanh chưa được tài trợ bởi bên thứ 3. Đồng thời doanh nghiệp có đủ nguồn lực để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và việc hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục.
Nhận xét:
- Năm 2021, nhu cầu VLĐ giảm mạnh (khoảng 68 tỷ đồng). Đồng thời, doanh thu thuần cũng giảm nhẹ khoảng 400 triệu đồng cho thấy có thể doanh nghiệp đã thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh
- Năm 2022, nhu cầu vốn lưu động tiếp tục giảm mạnh tới 96 tỷ đồng so với năm 2021 cùng với doanh thu thuần giảm mạnh tới 772 tỷ đồng cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn, việc sản xuất kinh doanh bị trì trệ.
Nguyên nhân gây ra sự biến động nhu cầu vốn lưu động là do ảnh hưởng của tài sản kinh doanh và nợ kinh doanh. Cụ thể:
- Năm 2021, nhu cầu VLĐ giảm là do tài sản kinh doanh giảm khoảng 143 tỷ đồng và nợ kinh doanh giảm khoảng 75 tỷ. Thứ nhất, sự giảm đi của tài sản kinh doanh do hàng tồn kho giảm tới 172 tỷ. Việc giảm đi số lượng hàng tồn kho này chủ yếu do ở năm 2020, đại dịch Covid bùng phát, các nước đóng cửa hạn chế việc xuất nhập khẩu dẫn đến lượng hàng tồn kho tăng lên. Sang năm 2021, tuy tình hình covid vẫn còn phức tạp nhưng giao thương quốc tế đã dần nới lỏng, doanh nghiệp đã bắt đầu có thể xuất nhập khẩu hàng hóa nên lượng hàng tồn kho giảm đáng kể. Khoản phải thu tăng chứng tỏ mức độ bị chiếm
dụng vốn nhiều hơn, doanh nghiệp chưa thắt chặt được tín dụng thương mại. Thứ hai, nợ kinh doanh giảm là do doanh nghiệp đã giảm được các khoản như: phải trả người bán, phải trả người lao động, quỹ khen thưởng phúc lợi. Bởi đại dịch covid khiến doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, nhập ít nguyên vật liệu đầu vào, kéo theo đó là cắt giảm số lượng nhân công trong khâu sản xuất kinh doanh. Đó là những chính sách phù hợp mà doanh nghiệp đưa ra để vượt qua khó khăn tại thời điểm đó.
- Bước sang 2022, nhu cầu vốn lưu động tiếp tục giảm đáng kể là do tài sản kinh doanh và nợ kinh doanh đều giảm. Tài sản kinh doanh giảm do các khoản phải thu ngắn hạn giảm chứng tỏ mức độ bị chiếm dụng vốn ít hơn, doanh nghiệp đã quản lý tốt hơn trong khoản phải thu này.
Tuy nhiên, hàng tồn kho tăng cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nợ kinh doanh giảm do giảm được các khoản như: phải trả người bán, phải trả người lao động, quỹ phúc lợi khen thưởng. Điều này cho thấy doanh nghiệp vẫn tiếp tục thu hẹp sản xuất, chưa vượt qua được khó khăn do đại dịch Covid 19 gây ra.
3.1.3. Ngân quỹ ròng
Ngân quỹ ròng = VLĐ ròng – Nhu cầu VLĐ Bảng 3.1.3.a. Ngân quỹ ròng của công ty năm 2020-2022
CHỈ TIÊU 2020 2021 2022
VLĐ ròng 463.802.341.909 511.329.042.836 255.194.521.135 Nhu cầu VLĐ 228.154.495.735 159.890.022.195 63.820.119.048 Ngân quỹ ròng
(NQR)
235.647.846.174 351.439.020.641 191.374.402.087
Đơn vị: đồng
Bảng 3.1.3.b. So sánh ngân quỹ ròng của công ty qua các năm
CHỈ TIÊU 2021/2020 2022/2021
(+/-) (%) (+/-) (%)
VLĐ ròng 47.526.700.927 10,25 (256.134.521.701) (50,09) Nhu cầu VLĐ (68.264.473.540) (29,92) (96.069.903.147) (60,08) Ngân quỹ ròng 15.791.174.467 49,14 (160.064.618.554) (45,55)
Nhận xét
Doanh nghiệp dư thừa ngân quỹ cả 3 năm 2020, 2021, 2022; doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn cho người vay nếu các khoản vay đến hạn. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp vẫn làm chủ được ngân quỹ của mình ngay cả trong lúc đại dịch Covid19 gây ra nhiều khó khăn, cản trở. Tuy nhiên, ngân quỹ ròng cũng có những biến động không nhỏ:
- NQR năm 2021 tăng mạnh (hơn 100 tỷ đồng) so với năm 2020. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn tài trợ cho tài sản dài hạn và dư thừa ngân quỹ. Dư thừa có thể do doanh nghiệp thừa nguồn vốn dài hạn chưa sử dụng vào sản xuất và một phần chiếm dụng bên thứ 3.
- Ngân quỹ ròng năm 2022 giảm mạnh (khoảng 160 tỷ đồng) so với năm 2021. Nguyên nhân là do cả vốn lưu động ròng và nhu cầu vlđ đều giảm.