1.1. Đánh giá chung
Trong bối cảnh khó khăn chung của tình hình kinh tế toàn cầu như lạm phát, tình trạng giá năng lượng và lương thực tăng cao làm cho kinh tế toàn cầu suy giảm. Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên cũng chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài. Năm 2022 là một năm đầy biến động khó khăn và thách thức đối với ngành dệt may. Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 44 tỷ đô la Mỹ, tăng 8,8% so với năm 2021 (Theo hiệp hội dệt may Việt Nam) nhưng nhu cầu đơn hàng may sụt giảm mạnh ở các thị trường chính như Mỹ EU, ...
Chịu ảnh hưởng về tình hình khó khăn chung đơn hàng xuất khẩu của Garmex Sài Gòn năm 2022 giảm 93%. Công ty phải tăng cường gia công hàng trong nước để duy trì sản xuất. Tuy nhiên từ giữa tháng 8 năm 2022 đơn hàng gia công cũng chững lại hàng sản xuất ra chưa giao được, tồn kho tăng. Đồng thời công ty phải nhận đơn gia công số lượng nhỏ nên năng suất thấp, giá cạnh tranh không đủ bù đắp chi phí dẫn đến kinh doanh thua lỗ.
1.2. Nhận xét Điểm mạnh
- Ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm cơ cấu tổ chức chặt chẽ
- Sở hữu một lực lượng nhân công có mức dân trí cao trình độ tay nghề kỹ thuật được hoàn thiện
- Thường xuyên cải tiến công tác quản lý điều hành để nâng cao sản xuất lao động
- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu doanh thu hợp lý
- Cơ cấu chi phí hợp lý ổn định ở mức thấp so với các công ty cùng ngành
- Điểm yếu
- Năng lực sản xuất nguyên liệu đầu vào và phụ trợ còn yếu không đáp ứng được nhu cầu của ngành may mặc.
- Năng lực thiết kế còn thấp chưa đáp ứng được thị hiếu của khách hàng - Dây chuyền công nghệ còn lạc hậu so với thế giới
- Công ty không chỉ bị tác động bởi giá USD, Euro mặc cả Nhân dân tệ do thị phần của công ty là xuất khẩu
- Vẫn còn bị động trong vấn đề nguồn cung nguyên phụ liệu II. Giải pháp
Nhằm hạn chế những tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cần đưa ra các giải pháp sau:
- Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường để tạo nên sự khác biệt trong sản phẩm đồng thời đầu tư trang thiết bị kỹ thuật mới công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm có thể đưa ra kịp thời các sản phẩm phù hợp với thị trường.
- Chủ động tìm kiếm nhà phân phối với mức giá cạnh tranh hơn thường xuyên tham gia vào các hội chợ triển lãm của ngành để tiếp xúc và kết nối với khách hàng tiềm năng duy trì những mối quan hệ tốt với những khách hàng hiện tại những khách hàng lớn của công ty - Quản lý tốt cho các cung ứng: xây dựng cập nhật các kế hoạch
phương án phù hợp với từng đơn hàng nhằm quản lý tiêu hao nguyên
phụ liệu, cung ứng kịp thời, giảm thời gian chờ việc gián đoạn trong sản xuất.
- Công ty cần đẩy mạnh trình độ và nâng cao tay nghề cho người lao động. Người lao động hưởng lương theo hiệu quả và năng suất nhằm tạo độc lực làm việc cho và nâng cao trách nhiệm với công việc đang đảm nhận. Công ty thường xuyên có các buổi đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn tạo điều kiện cho người lao động nâng cao kiến thức chuyên môn và tay nghề.
- Nâng cao năng lực quản lý bằng cách: hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng kiểm soát chặt chẽ từng công đoạn từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra nhằm kiểm soát chi phí trong sản xuất; kiểm tra đánh giá định kỳ máy móc thiết bị lên kế hoạch bảo trì bảo dưỡng nhằm đảm bảo hiệu quả công năng và an toàn trong lao động; áp dụng hệ thống chấm công và tính lương tự động để quản lý giờ công và tính lương chính xác cho người lao động.