Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) phân tích tình hình tài chínhcông ty cổ phần sản xuất thương mạimay sài gòn (công ty cp garmex sài gòn) (Trang 30 - 38)

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP SẢN XUẤT MAY SÀI GÒN

III. Phân tích các báo cáo tài chính

3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Garmex Sài Gòn năm 2021 – 2022

STT CHỈ TIÊU NĂM 2021 NĂM 2022

1 DTBH & CCDV 1.064.772.325.67

7

292.176.218.727

2 Giá vốn HB & DVCC 897.680.445.705 295.515.151.674 3 LN gộp về BH & CCDV 167.091.879.972 (3.338.932.947) 4 Doanh thu HĐTC 17.197.875.339 41.053.387.644 5 Chi phí TC

Trong đó: CP lãi vay

21.570.665.250 3.398.903.219

23.063.401.545 -

6 Chi phí bán hàng 7.958.288.741 357.911.160

7 Chi phí QLDN 103.970.588.212 108.482.178.677

8 LN thuần từ HĐKD 50.790.213.108 (94.189.116.685)

9 Thu nhập khác 4.641.088.639 9.241.884.793

10 Chi phí khác 276.156.091 532.451.483

11 LN khác 4.364.932.548 8.709.433.310

12 Tổng LN kế toán trước thuế 55.155.145.656 (85.479.683.375) 13 CP thuế TNDN hiện hành 10.320.040.779 221.904.599 14 CP/(TN) thuế TNDN hoãn lại 1.243.686.573 (999.710.463) 15 Lợi nhuận thuần sau thuế 43.591.418.304 (84.701.877.511)

TNDN

(Đơn vị: VND) Dựa trên số liệu thu thập được ở trên, ta tiến hành phân tích báo cáo kết quả của công ty theo phương pháp so sánh ngang và so sánh dọc.

Phương pháp so sánh ngang

CHỈ TIÊU NĂM 2021 NĂM 2022 CHÊNH LỆCH

Tuyệt đối Tương đối DTBH & CCDV 1.064.772.325.67

7

292.176.218.727 -772.596.106.950 -72,6%

Giá vốn HB &

DVCC

897.680.445.705 295.515.151.674 -602.165.294.031 -67,1%

LN gộp về BH &

CCDV

167.091.879.972 (3.338.932.947) -170.430.812.919 -102%

Doanh thu HĐTC 17.197.875.339 41.053.387.644 23.855.512.305 138,7%

Chi phí TC Trong đó: CP lãi

vay

21.570.665.250

3.398.903.219

23.063.401.545

-

1.492.736.295 6,9%

Chi phí bán hàng 7.958.288.741 357.911.160 -7.600.377.581 -95,5%

Chi phí QLDN 103.970.588.212 108.482.178.677 4.511.590.465 4,3%

LN thuần từ HĐKD 50.790.213.108 (94.189.116.685) -144.979.329.793 - 285,4%

Thu nhập khác 4.641.088.639 9.241.884.793 4.600.796.154 99,1%

Chi phí khác 276.156.091 532.451.483 256.295.392 92,8%

LN khác 4.364.932.548 8.709.433.310 4.344.500.762 99,5%

Tổng LN kế toán trước thuế

55.155.145.656 (85.479.683.375 )

-140.634.829.031 - 254,9%

CP thuế TNDN hiện hành

10.320.040.779 221.904.599 -10.098.136.180 -97,8%

CP/(TN) thuế TNDN hoãn lại

1.243.686.573 (999.710.463) -2.243.397.036 - 180,4%

Lợi nhuận thuần sau thuế TNDN

43.591.418.304 (84.701.877.511) -128.293.295.815 - 294,3%

Doanh thu thuần:

Doanh thu thuần từ bán hàng cung cấp dịch vụ năm 2022 đạt 292, 2 tỷ đồng, giảm gần 772,6 tỷ đồng tương ứng với mức giảm 72,6% so với năm 2021. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm mạnh là do nhu cầu của thị trường giảm khiến cho sản lượng tiêu thụ giảm. Năm 2022 trong bối cảnh lạm phát và tình trạng giá năng lượng và lương thực tăng cao làm cho nền kinh tế toàn

cầu suy giảm, nhu cầu đơn hàng may giảm mạnh tại các thị trường chính như Mỹ, EU… từ cuối 2022.

Từ giữa tháng 6 là thời điểm thấp điểm xuất hàng, Công ty phải thực hiện lưu kho hàng đã sản xuất. Công ty phải tăng cường gia công trong nước để duy trì sản xuất. Đơn hàng xuất khẩu của Công ty năm 2022 giảm 93%.

Đến giữa tháng 08, công ty phải tạm ngưng sản xuất ở một số nhà máy để khắc phục chất lượng sản phẩm. Ngoài ra trong thời gian tạm ngưng sản xuất đơn hàng lớn, phải nhận các đơn hàng gia công số lượng nhỏ dẫn đến sản lượng bị sụt giảm, giá gia công cạnh tranh dẫn đến sự sụt giảm của doanh thu.

Doanh thu hoạt động tài chính:

Doanh thu hoạt động tài chính tăng 23,9 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 138,7% tăng mạnh so với năm 2021. Doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng là do: Lãi tiền gửi, lãi từ các hoạt động khác nhưng chủ yếu đến từ lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng 23,6 tỷ đồng.

Ta thấy doanh thu hoạt động tài chính tăng trong khi doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm. Công ty Garmex Sài Gòn đang trong giai đoạn hoạt động kinh doanh bán hàng không đạt được hiệu quả, công ty đang chú trọng hơn trong việc đầu tư ra nước ngoài.

Giá vốn hàng bán:

Giá vốn hàng bán giảm 602,2 tỷ đồng tương ứng với mức giảm 67,1%

so với 2021. Có thể thấy trong thời kỳ khó khăn của ngành, công ty thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí. Do doanh thu năm 2022 bị sụt giảm so với 2021 nên các khoản biến phí liên quan đến sản xuất như GVHB giảm.

Chi phí bán hàng:

Chi phí bán hàng đặt gần 0,4 tỷ đồng, giảm 7,6 tỷ tương đương giảm mạnh 95,5% so với năm 2021. Do sản lượng hàng hoá tiêu thụ giảm nên công ty đã cắt giảm chi phí bán hàng, chi ít tiền hơn cho các khâu bán hàng và cung ứng dịch vụ.

Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức 108,5 tỷ đồng, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu giảm, sản lượng xuống dốc dẫn đến công việc ít đi phải cắt giảm nhân sự dù chi phí cho nhân viên và các dịch vụ ngoài đều giảm đi nhưng do công ty trích lập dự phòng trợ cấp mất việc nên chi phí quản lý quản lý mới tăng.

Chi phí tài chính:

Chi phí tài chính đạt 23,1 tỷ đồng năm 2021, tăng 6,9% do với năm 2021. Nguyên nhân một phần do nhu cầu thị trường sụt giảm khiến cho không ít công ty con bị giải thế làm tăng chi phí tài chính. Nhưng chủ yếu tăng vẫn là do khoản đánh giá lại chênh lệch tỷ giá cuối kỳ.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh:

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sụt giảm lên đến 144,97 tỷ đồng, giảm khoảng 285,4% so với 2021. Từ đó ta thấy được sự chuyển biến xấu đi của công ty GMC. Mặc dù trong bối cảnh tình hình chung của ngành không tốt công ty đã đẩy mạnh đầu tư để bù đắp những khoản mục thua lỗ và cắt giảm khá là nhiều các chi phí để tối đa được lợi nhuận của mình.

Nhưng do tác động yếu tố khách quan quá lớn khiến doanh thu thuần cùng với giá vốn hàng bán giảm sâu kéo theo là lợi nhuận thuần của công ty cũng giảm mạnh.

Lợi nhuận khác:

LN khác = Thu nhập khác – chi phí khác

Thu nhập khác của năm năm 2022 tăng 4,6 tỷ đồng do có thêm được các khoản hỗ trợ từ khách hàng, cùng với đó chi phí khác cũng tăng 0,256 tỷ đồng so với năm 2021, tương ứng với mức tăng lần lượt là 99,1% và 92,8%

nên từ đó ta thấy mức tăng của thu nhập khác tăng nhiều hơn chi phí khác nên lợi nhuận khác sẽ tăng khoảng 4,3 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 99,5% so với năm trước.

Lợi nhuận sau thuế:

LNST = Lợi nhuận trước thuế - thuế TNDN

Lợi nhuận trước thuế giảm 140,6 tỷ đồng (-254,9%) so với năm trước.

Chi phí thuế TNDN cũng giảm 10.1 tỷ đồng (-97,8%) cùng với đó thì chi phí thuế hoãn cung giảm 2,243 tỷ đồng gần gấp đôi so với năm 2021. Do đó mà lợi nhuận sau thuế năm 2020 của công ty GMC giảm 128,3 tỷ đồng (- 294,3%).

Báo cáo kết quả kinh doanh dạng so sánh dọc của công ty GMC

STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022

1 DTTBH & CCDV 100 100

2 Giá vốn HB & DVCC 84,3 101,1

3 LN gộp về BH & CCDV 15,7 -1,1

4 Doanh thu HĐTC 1,6 14,1

5 Chi phí TC 2,02 7,89

Trong đó: CP lãi vay 0,32 -

6 Chi phí bán hàng 0,75 0,12

7 Chi phí QLDN 9,8 37,1

8 LN thuần từ HĐKD 4,7 -32,2

(Đơn vị: %) Nhìn vào các số liệu trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy một số nét chính như sau trong tình hình của công ty May Sài Gòn:

- Giá vốn hàng bán đang có thay đổi theo chiều hướng xấu. Tỷ lệ giá vốn hàng bán tăng từ 84,3% năm 2021 lên 101,1% ở năm 2022 tức là tăng 16,8% trong vòng 1 năm. Điều này nghĩa là nếu như ở năm 2021 cứ 100 đồng doanh thu thì sẽ phải chi ra 84,3 đồng cho GVHB thì đến năm 2022 công ty phải chi 101,1 đồng cho giá vốn hàng bán tăng 16,8 đồng. Đây có thể là kết quả của việc quản lý chi phí sản xuất không đạt được hiệu quả cao khiến giá thành đơn vị sản phẩm tăng lên. Nó cũng có thể do hàng tồn kho của công ty quá quá lớn do nhu cầu của thị trường giảm. Thay đổi do nguyên nhân nào thì sự gia tăng này là xu hướng tiêu cực ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính công ty.

- Chi phM bán hàng ở năm 2021 là 0,75%, có sự giảm đi ở năm 2019 là 0,12% . Đây là mức chi phí phù hợp cho thấy công ty đã cắt giảm hợp lý trong bối cảnh khó khăn chung của ngành, do nhu cầu thị trường giảm mà việc tăng chi phí đầu tư cho quảng cáo bán hàng cũng không giúp cho tiêu thu sản phẩm trên thị trường được cải thiện mấy.

- Chi phM quản lý doanh nghiệp năm 2022 tăng cao so với năm 2021 gấp gần 4 lần từ 9,8% lên 37,1% mặc dù năm 2022 công ty đã cố gắng cắt giảm các khoản mục chi phí khác. Nhưng do nhiều công ty con phải dừng

hoạt động, nguồn lao động tạm thời mất việc, công ty trích lập dự phòng trợ cấp mất việc khiến cho chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng mạnh.

Do sự chuyển biến xấu đi của các chi phí dẫn đến tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu của công ty đều đi xuống.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) phân tích tình hình tài chínhcông ty cổ phần sản xuất thương mạimay sài gòn (công ty cp garmex sài gòn) (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)