CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP SẢN XUẤT MAY SÀI GÒN
IV. Phân tích các tỷ số tài chính
4.1. Phân tích năng lực hoạt động của tài sản
* Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình Vòng quay khoản phải thu =
Kỳ thu tiền TB = KPT bình quân =
Bảng 4.1.1.a. Vòng quay các KPT và Kỳ thu tiền trung bình của GMC
CHỈ TIÊU NĂM 2021 NĂM 2022
CHÊNH LỆCH Tuyệt đối Tương đối
(%) DT thuần 1.064.772.325.677 292.176.218.727 -772.596.106.950 -72,56
KP thu bình quân
184.933.969.756,50 108.524.047.240,50 -76.409.922.516 -41,32
Vòng quay KPT (vòng)
5,76 2,69 -3,07 -53,3
Kỳ thu tiền trung bình (ngày)
62,53 133,72 71,19 113,85
Đơn vị; VND Nhận xét:
Với các con số như trên, ta thấy số vòng quay khoản phải thu năm 2022 đã giảm so với năm 2021 là 3,07 vòng (tương ứng với 53,3%). Trong khi đó, kỳ thu tiền trung bình tăng mạnh (71,19 ngày), gấp đôi so với năm 2021 và tốc độ tăng lên đến hơn 100%, cụ thể là 113,85%. Điều này cho thấy tốc độ thu hồi khoản nợ của doanh nghiệp chậm hơn hay tốc độ luân chuyển vốn trong khâu thanh toán giảm, vốn tồn đọng trong khâu thanh toán nhiều cho thấy hiệu suất sử dụng vốn thấp và doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều.
Nguyên nhân của việc giảm mạnh vòng quay các khoản phải thu do 2 nhân tố. Thứ nhất, do doanh thu thuần giảm mạnh. Năm 2022 doanh thu thuần giảm gần 800 tỷ đồng so với 2021 (tương ứng với 72,56%) - một con số rất lớn. Điều này là do trong năm 2022, công ty chủ yếu sản xuất các đơn hàng gia công trong nước với số lượng nhỏ, giá cạnh tranh, năng suất thấp.
Và trong mấy tháng cuối năm, công ty phải tạm ngừng sản xuất ở một số nhà máy để khắc phục chất lượng sản phẩm nên hầu hết hàng sản xuất ra phải lưu kho, lượng hàng tồn kho chưa được tiêu thụ, đơn hàng xuất khẩu giảm do nhu cầu tiêu thụ ngành dệt may trên toàn cầu giảm. Do mất cân đối cung - cầu kèm theo lạm phát nên doanh thu giảm mạnh lên đến hơn 72%.
Thứ hai là do sự suy giảm của khoản phải thu bình quân với gần 80 tỷ, tương ứng với 41,32%. Nguyên nhân của việc giảm khoản phải thu có thể do công tác quản lý nợ tốt, theo thực tế, công ty thậm chí không còn ghi nhận KPT với 1 số công ty khác và các khoản nợ của khách hàng đều được thu hồi đúng thời hạn. Nhưng do tốc độ giảm của doanh thu thuần lớn hơn nhiều tốc độ giảm của các khoản phải thu nên vòng quay KPT vẫn giảm.
Từ đó có thể cho thấy nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp đã giảm, hoặc khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của khách hàng kém đi.
Điều này có thể do một chính sách tín dụng kém hiệu quả hoặc chính sách nới lỏng tín dụng
* Vòng quay hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho =
Số ngày một vòng HTK = HTK bình quân =
Bảng 4.1.1.b. Vòng quay HTK và Số ngày 1 vòng quay HTK của GMC
CHỈ TIÊU NĂM 2021 NĂM 2022
CHÊNH LỆCH Tuyệt đối Tương
đối (%) Giá vốn hàng
bán trong kỳ
897.680.445.705 295.515.151.674 -602.165.294.031 -67,08
HTK bình quân
152.831.289.468,50 78.661.224.322,50 -74.220.065.146 -48,56
Vòng quay HTK (vòng)
5,87 3,76 -2,11 -35,95
Số ngày 1 vòng HTK (ngày)
61,29 95,77 34,48 56,26
Đơn vị: VND Nhận xét:
Ta thấy, vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2022 là 3,76 vòng, giảm 2,11 vòng tương ứng giảm 35,95% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với số ngày 1 vòng HTK năm 2022 tăng 34,48 ngày (56,62%) cho thấy thời gian hàng tồn kho còn tồn tại trong kho dài hơn, hay hàng tồn kho luân chuyển chậm, vốn ứ đọng nhiều hơn kéo theo nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng (điều kiện quy mô sản xuất không đổi).
Việc giảm vòng quay HTK do 2 yếu tố. Do cả giá vốn hàng bán và lượng hàng tồn kho bình quân đều giảm mạnh trong năm 2022 (nhưng giá trị HTK năm 2022 (hơn 90,6 tỷ) cao hơn năm 2021 (hơn 66 tỷ), chủ yếu đến từ chi phí nguyên vật liệu biến động nhiều và thành phẩm, tốc độ giảm lần lượt là 67,08% và 48,56% so với năm 2021. GVHB giảm dù chi phí nguyên liệu đầu vào của ngành tại thời điểm này khá cao nhưng do những tháng cuối năm công ty không có những đơn hàng sản xuất lớn, doanh thu giảm nên các khoản biến phí liên quan đến sản xuất giảm. Đồng thời trong năm, công ty cũng phải thực hiện trích lập các khoản dự phòng hàng tồn kho may mặc.
Tốc độ giảm của GVHB nhanh hơn tốc độ giảm của HTK bình quân nên dẫn đến vòng quay HTK giảm.
* So sánh với các công ty cùng ngành
Bảng 4.1.1.c. So sánh với các công ty cùng ngành năm 2022
CHỈ TIÊU (GMC) (VTEC) MSH (MNB )
(HSM) (PPH)
Vòng quay KPT 2,69 5,36 10,54 5,71 7,61 2,21 Kỳ thu tiền trung
bình
133,72 67,21 34,16 63,04 47,29 162,88
Vòng quay HTK 3,76 6,16 6,09 4,91 3,31 6,20 Số ngày 1 vòng
HTK
95,77 58,43 59,13 73,34 108,70 58,07
Nhận xét:
Khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành ta thấy số vòng quay KPT của Công ty Garmex khá thấp, gần như thấp nhất với 2,69 vòng trong khi kỳ thu tiền trung bình lại cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp khác, chỉ đứng sau CTCP Phong Phú (162,88 ngày). Điều này có thể nhận định công ty Garmex đã kém hiệu quả hơn rất nhiều các công ty còn lại trong việc quản lý các khoản phải thu, chậm hơn trong việc thu hồi nợ và vốn ứ đọng nhiều.
Đối với vòng quay HTK cũng tương tự, số vòng quay HTK gần như thấp nhất trong 6 công ty (3,76 vòng). Trong khi đó, số ngày 1 vòng HTK lại cao thứ hai chỉ sau CTCP Dệt may với 95,77 ngày. Điều này cũng phản ánh tình trạng hàng tồn kho của công ty GMC năm 2022 còn rất lớn, luân chuyển chậm hơn nhiều so với các công ty khác, vốn ứ đọng nhiều.
Nhưng để đánh giá chính xác, ta cần xem xét cả những khoản mục thành phần của những công ty còn lại. Một phần nguyên nhân chính là do năm 2022 công ty GMC sản lượng tiêu thụ giảm mạnh khiến DTT, GVHB cũng giảm mạnh trong khi các công ty còn lại vẫn duy trì được mức sản
lượng tiêu thụ khá ổn định nên dẫn đến các hệ số vòng quay của công ty GMC đều kém hơn.
4.1.2. Năng lực hoạt động của tài sản dài hạn Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = TSCĐ bình quân =
Bảng 4.1.2.a. Hiệu suất sử dụng TSCĐ của GMC
CHỈ TIÊU NĂM 2021 NĂM 2022
CHÊNH LỆCH Tuyệt đối Tương
đối (%) Doanh thu thuần
về BH&CCDV
1.064.772.325.677 292.176.218.727 -772.596.106.950 -72,56
TSCĐ bình quân 155.889.618.965 145.429.703.977 -10.459.914.988 -6,71 Hiệu suất sử dụng
TSCĐ
6,83 2,01 -4,82 -
Nhận xét:
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2022 giảm mạnh so với năm 2021, từ 6,83 xuống còn 2,01. Điều này cho thấy cứ 1 đồng TSCĐ năm 2022 tạo ra doanh thu thuần ít hơn năm 2021 là 4,82 đồng.
Việc giảm hiệu suất sử dụng TSCĐ so với năm trước là do cả doanh thu thuần cũng như TSCĐ bình quân năm 2022 đều giảm. Tốc độ giảm của doanh thu thuần lớn hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của TSCĐ bình quân (tương ứng lần lượt là hơn 72% và hơn 6%) nên hiệu suất sử dụng cũng sẽ
giảm theo. Doanh thu thuần giảm nhóm đã phân tích ở những tỷ số phía trên còn TSCĐ giảm nhưng giảm không đáng kể, do trong năm 2022 công ty chủ yếu cải tạo lại và thanh lý, xóa sổ nhà xưởng, máy móc thiết bị, phần mềm.
* So sánh với các công ty cùng ngành
Bảng 4.1.2.b. So sánh với các công ty cùng ngành 2022
CHỈ TIÊU (GMC) (VTEC) (MSH) (MNB )
(HSM) (PPH)
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
2,01 12,42 8,23 7,45 5,32 1,54
Nhận xét
Khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, ta thấy GMC có hiệu suất sử dụng TSCĐ vô cùng thấp và có sự chênh lệch rất lớn với các công ty còn lại. Hệ số này ở GMC năm 2022 là 2,01 thì tại Công ty Việt Tiến lên đến 12,42 cho thấy khả năng tạo ra doanh thu thuần từ TSCĐ của GMC thấp hơn rất nhiều so với các công ty còn lại, việc sử dụng TSCĐ để tạo ra doanh thu là không hiệu quả. Nguyên nhân cũng được cho là công ty GMC gặp khó khăn hơn so với các công ty khác trong việc tiêu thụ sản phẩm khiến DTT của công ty này giảm mạnh hơn mặc dù TSCĐ của các công ty còn lại đều ở mức cao hơn nhiều (chủ yếu hơn 600 tỷ).
4.1.3. Năng lực hoạt động của tổng tài sản Hiệu suất sử dụng TTS =
Doanh thu và thu nhập khác = Doanh thu thuần + Doanh thu HĐTC + Thu nhập khác
Tổng tài sản bình quân =
Bảng 4.1.3.a.. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của GMC
CHỈ TIÊU NĂM 2021 NĂM 2022
CHÊNH LỆCH Tuyệt đối Tương
đối (%) Doanh thu và TN
khác trong kỳ
1.086.611.289.655 342.471.491.164 -744.139.798.491 -68,48
Tổng tài sản bình quân
1.025.086.293.029 681.387.161.619 -343.699.131.410 -33,53
Hiệu suất sử dụng TTS
1,06 0,50 -0,56
Đơn vị: VND Nhận xét:
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm từ 1,06 xuống 0,5 vào năm 2022.
Điều này cho thấy cứ 1 đồng tài sản năm 2022 tạo ra ít doanh thu hơn so với 2021 là 0,56 đồng. Lý giải nguyên nhân cho việc giảm này do 2 yếu tố
Nguyên nhân do thứ nhất, tổng tài sản bình quân giảm 33,5% so với cùng kỳ năm trước do công ty thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt (50%
vốn điều lệ) nên giảm lượng tiền mặt. Công tác quản lý công nợ được theo dõi sát, các khoản công nợ được thu hồi hầu hết đúng hạn tạo dòng tiền tương đối ổn định. Đồng thời, các khoản phải thu cũng giảm đáng kể dẫn đến tổng tài sản bình quân giảm. Nguyên nhân thứ hai, doanh thu 2022 cũng giảm 72,56% do sản lượng bán ra giảm. Tỷ lệ giảm của doanh thu cao hơn tỷ
lệ giảm của tổng tài sản bình quân nên hệ số vòng quay tổng tài sản giảm, hiệu suất sử dụng TTS giảm.
* So sánh với các công ty cùng ngành năm 2022
Bảng 4.1.3.b. So sánh với các công ty cùng ngành
CHỈ TIÊU (GMC) (VTEC) (MSH) (MNB )
(HSM) (PPH)
Hiệu suất sử dụng Tổng tài sản
0,50 1,69 1,75 1,63 1,45 0,66
Nhận xét
Khi so sánh với các công ty cùng ngành năm 2022 ta thấy, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty GMC là thấp nhất trong 6 công ty với con số là 0,5. Điều này thể hiện việc sử dụng tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty GMC so với các doanh nghiệp khác là không hiệu quả.
Doanh nghiệp cần nhiều tài sản hơn để duy trì mức độ của hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đã đặt ra. Nguyên nhân vẫn là do các công ty khác vẫn duy trì ổn định được sản lượng tiêu thụ, doanh thu lên đến 13 con số (hàng tỷ đồng) trong khi GMC lại không đạt được mức doanh thu này.