1.1. Khái quát về quản trị mục tiêu trong các doanh nghiệp
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, quy trình, ý nghĩa và những hạn chế của phương pháp quản trị theo mục tiêu
1.1.2.2. Đặc điểm của phương pháp quản trị theo mục tiêu
Các đặc điểm chính của phương pháp quản trị theo mục tiêu bao gồm:
- Các mục tiêu được đặt ra bằng văn bản và các nhà quản lý liên tục theo dõi để kiểm tra tiến độ thực hiện.
- Phần thưởng dành cho nhân viên cũng sẽ căn cứ theo mức độ hoàn thành mục tiêu.
- Thiết lập mục tiêu và đánh giá hiệu quả công việc do các nhà quản lý liên quan thực hiện.
- Mục tiêu trong MBO được thiết lập cho tất cả các cấp của tổ chức.
- Chuyển từ mục tiêu chung của tổ chức thành các mục tiêu cá nhân để tăng mức độ cam kết hoàn thành và hướng tới hiệu suất công việc, trách nhiệm công việc cao hơn.
- Có đánh giá định kỳ về hiệu suất, nhân viên được cung cấp thông tin hiệu suất thực tế so với hiệu suất mục tiêu để có cái nhìn rõ hơn về hiệu quả công việc.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
1.1.2.3. Quy trình của phương pháp quản trị theo mục tiêu
Về cơ bản, phương pháp quản trị theo mục tiêu được xây dựng dựa trên quy trình gồm 4 bước được mô tả như hình dưới đây:
Hình 1.1: Quy trình quản trị mục tiêu
Nguồn: Mai Xuân Đạt, (2020) Bước 1: Thiết lập mục tiêu
Mục tiêu dài hạn của tổ chức như tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược được xác định ngay từ đầu. Sau đó, ban lãnh đạo mới quyết định các mục tiêu cụ thể cần đạt được trong khung thời gian nhất định.
Bước 2: Kế hoạch hành động
Kế hoạch hành động là việc cụ thể hóa các bước để đạt được mục tiêu. Kế hoạch hành động cung cấp cho nhân viên cách thức, các chỉ dẫn, những bước cần tuân thủ để hướng tới mục tiêu.
Bước 3: Theo dõi tiến độ
Ghi nhận, giám sát, theo dõi tiến độ hoàn thành mục tiêu giúp tổ chức kịp thời có những thay đổi, điều chỉnh hợp lý khi cần thiết.
Bước 4: Đánh giá hiệu suất
Cần so sánh kết quả đạt được so với hiệu suất mong muốn đề ra ban đầu. Chính việc đánh giá này sẽ cung cấp cơ sở để xem xét tiến độ hoàn thành mục tiêu.
Tóm lại, MBO hướng tới việc nâng cao hiệu suất của tổ chức bằng cách xác Bước 1:
Thiết lập mục tiêu
Bước 2:
Kế hoạch hành động
Bước 3:
Theo dõi tiến độ Bước 4:
Đánh giá hiệu suất
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
định rõ ràng các mục tiêu và kết quả cuối cùng có thể đo lường được. Để đạt được mục tiêu, MBO cần sự nhất trí và đồng lòng thực hiện của cả lãnh đạo và nhân viên.
Ứng dụng của MBO trong thực tế:
Ra đời từ gần 70 năm trước, MBO đã có lịch sử phát triển khá dài và được nhiều công ty hàng đầu trên thế giới đã áp dụng. Tại Hewlett-Packard (HP), MBO được công nhận là một chính sách quan trọng, góp công to lớn vào thành công của công ty. Nhiều công ty khác cũng đã đánh giá cao hiệu quả của MBO như Xerox, DuPont, Intel…
Mục tiêu có thể được đặt ra trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, chẳng hạn như sản xuất, tiếp thị, dịch vụ, bán hàng, nghiên cứu và phát triển, nguồn nhân lực, tài chính và hệ thống thông tin. Mục tiêu trong MBO là của cả công ty, bộ phận, phòng ban và đến từng nhân viên. Cụ thể hóa mục tiêu giúp nhân viên hình dung những gì cần làm và làm như thế nào.
Trong mô hình MBO, các nhà quản lý là người xác định sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Các mục tiêu được đặt ra bởi các nhà quản lý cấp cao nhất dựa trên phân tích về những gì có thể và nên được tổ chức hoàn thành trong một khoảng thời gian cụ thể. Chức năng của những người quản lý này có thể được tập trung bằng cách chỉ định một người quản lý dự án, người có thể giám sát và kiểm soát các hoạt động của các bộ phận khác nhau.
Trong nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, bắt đầu từ cuối những năm 1990, MBO đã được sử dụng làm cơ sở của Hệ thống thành quả dựa trên hiệu suất (Seika- Shugi), sử dụng các mục tiêu rõ ràng để đo lường hiệu suất.
1.1.2.4. Ý nghĩa của phương pháp quản trị theo mục tiêu
Phương pháp quản trị theo mục tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với các tổ chức trong các vấn đề:
- Đo lường và theo dõi tiến trình:
Quản lý theo phương pháp quản trị mục tiêu MBO cho phép tổ chức đo lường và theo dõi tiến trình đạt được mục tiêu một cách rõ ràng. Tổ chức sẽ cần ghi nhận, giám sát, theo dõi tiến độ hoàn thành mục tiêu để giúp tổ chức kịp thời có những thay đổi, điều chỉnh hợp lý khi cần thiết. Đồng thời, khi triển khai MBO, cần so sánh kết quả
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
đạt được với hiệu suất mong muốn đề ra ban đầu. Chính việc đánh giá này sẽ cung cấp cơ sở để tổ chức xem xét tiến độ hoàn thành mục tiêu.
- Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển:
MBO xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp.
MBO giúp nhân viên nhìn nhận được những đóng góp cụ thể của mình vào việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức, biết mình làm việc vì điều gì. Qua đó, hiệu suất, động lực làm việc và cả lòng trung thành, gắn bó với tổ chức của nhân viên được cải thiện và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
MBO giúp nhân viên hiểu rõ mục tiêu, những kỳ vọng mà lãnh đạo mong muốn họ thực hiện, nhờ đó nhân viên hiểu được tầm nhìn của lãnh đạo, hiểu rõ lý do tại sao cần đặt ra các mục tiêu như vậy và có động lực hoàn thành mục tiêu hơn.
Với MBO, quản lý và nhân viên cùng thiết lập, ghi nhận và giám sát các mục tiêu trong một khoảng thời gian cụ thể. Do đó, các mục tiêu cũng đã xem xét yếu tố phù hợp với từng nhân viên, phòng ban, nhóm. Việc thực hiện mục tiêu lúc này sẽ thoải mái hơn với nhân viên, giúp họ làm việc hiệu quả hơn.
Phương pháp quản trị theo mục tiêu giúp nhân viên có thể thiết lập mục tiêu vừa sức, giúp nhà quản trị cân nhắc sự phù hợp với từng nhân viên, cho phép nhân viên tự quyết định khi làm việc. Nhân viên được phản hồi và ghi nhận công bằng khi hoàn thành nhiệm vụ… Những điều này giúp nhân viên cảm thấy tích cực, được đánh giá công bằng và càng có động lực làm việc hơn
Hệ thống phân cấp trong MBO rất rõ ràng. Do đó, mọi người biết chính xác công việc của mình, quyền hạn tới đâu, cần báo cáo và liên hệ với ai… Từ đó mà đảm bảo kỷ luật, cũng như tiết kiệm thời gian giải quyết các vấn đề trong công việc.
- Xác định đích đến cho từ nhân viên tới toàn tổ chức:
MBO chỉ ra mục tiêu rõ ràng mà công ty và mỗi nhân viên cần đạt được, giống như việc chỉ sẵn đích đến cho mỗi thành viên. Điều này giúp đảm bảo công ty và mọi thành viên luôn đi đúng hướng trong quá trình làm việc. Cách tiếp cận mục tiêu của mỗi các nhân có thể khác nhau, tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Tuy nhiên, dù xuất phát từ đâu, đi theo hướng nào, mọi thành viên trong công ty đều sẽ không bị mất hướng và cùng đi tới mục tiêu chung đã định rõ.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế