Hoạt tính sinh học của cây Aralia armata

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ hoá hữu cơ nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc và hoạt tính sinh học của một số hợp chất hóa học từ loài aralia armata (araliaceae) ở việt nam (Trang 60 - 63)

Theo tổng quan tài liệu, cao chiết n-butanol của cây A. armata đã từng được công bố có khả năng ức chế dòng tế bào ung thư buồng trứng SKOV3 [143]. Bên cạnh đó, các hợp chất triterpenoid saponin cũng đã được chứng minh có hoạt tính diệt nhuyễn thể khá tốt [37]. Dựa trên các cơ sở này, đề tài tiến hành thử nghiệm hoạt tính gây độc đối với các dòng tế bào ung thư khác và hoạt tính diệt nhuyễn thể trên các chất tinh khiết được phân lập từ cây A. armata.

Kết quả phân lập các hợp chất từ lá và rễ cây A. armata cho thấy có đến gần một nửa số chất trùng nhau ở bộ phận lá và rễ. Mặt khác, lượng chất phân lập được cũng như thời gian và chi phí nghiên cứu có hạn, các hợp chất tinh khiết thu được không thể thử cả hai hoạt tính gây độc tế bào và hoạt tính diệt nhuyễn thể. Vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định các hợp chất phân lập từ bộ phận lá thử hoạt tính gây độc tế bào và các hợp chất phân lập từ bộ phận rễ thử hoạt tính diệt nhuyễn thể.

Bên cạnh đó, độc tính cấp trên chuột được tiến hành thử nghiệm ở phân đoạn nước thuộc lá A. armata nhằm cung cấp thông tin về độc tính của phân đoạn nước cũng như các hoạt chất từ lá A. armata, tạo cơ sở để các nghiên cứu tiếp theo phát triển thành thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, do lượng chất tinh khiết được phân lập từ rễ A. armata không đủ để tiến hành thí nghiệm nên chúng tôi sử dụng những phân đoạn gần tinh khiết để thử độc tính cấp của các hoạt chất thuộc rễ A. armata. Tôm nước mặn là một loài động vật được sử dụng rộng rãi trong việc kiểm tra độc tính của các hợp chất hóa học và độ an toàn của nguồn nước [91]; vì vậy, trong đề tài

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

này, độc tính cấp trên tôm nước mặn được thử nghiệm nhằm đánh giá độc tính của các hoạt chất từ rễ A. armata.

3.4.1. Hoạt tính sinh học của lá cây Aralia armata a. Hoạt tính gây độc tế bào

Các chất tinh khiết được phân lập từ bộ phận lá đầu tiên được thử tác dụng gõy độc tế bào ung thư trờn dũng HT29 tại nồng độ 30 àM theo phương phỏp được mô tả ở mục 2.4.4a nhằm sàng lọc, loại bỏ các chất có hoạt tính kém hoặc không có hoạt tính.

Các chất có hoạt tính tiếp tục được thử với các dòng tế bào ung thư HT29, A549 và A2058 theo phương pháp được mô tả ở mục 2.4.4a; dòng tế bào thường HEK-293A được thực hiện theo phương pháp được mô tả ở mục 2.4.4b.

Các mẫu thử được gửi và thử nghiệm tại Viện Công nghệ Sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Khoa học Dược phẩm - Đại học Yonsei, Hàn Quốc (Phụ lục 38).

b. Độc tính cấp trên chuột

Độc tính cấp trên chuột nhắt trắng của cao chiết được chọn để phân lập (phân đoạn nước) được thực hiện theo phương pháp đã mô tả ở mục 2.4.6.

Theo tổng quan tài liệu, Zhao và cộng sự (2020) [142] đã xác định liều lượng gây chết trung bình (LD50) của dịch chiết nước từ rễ cây A. armata là 99,0 g/kg.

Dựa vào kết quả nghiên cứu này, đề tài đã nghiên cứu thăm dò ở liều 100 g/kg trên 02 con chuột thí nghiệm và 02 chuột đối chứng. Kết quả sau 72 giờ thử nghiệm cho thấy: Ở 24 giờ đầu tiên, sau khi uống thuốc, chuột có giảm hoạt động sau khoảng 02 giờ kể từ khi uống thuốc, sau đó chuột ăn uống và sinh hoạt bình thường. Ở ngày thử nghiệm thứ hai, chuột bắt đầu có biểu hiện chán ăn, hoạt động kém. Sau 72 giờ thử nghiệm, 01 con chuột ở nhóm thử nghiệm tử vong, con còn lại có biểu hiện mệt mỏi, kém ăn. Trong khi đó, nhóm đối chứng vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường.

Trên cơ sở đó, thử nghiệm chính thức được tiến hành với dãy nồng độ của mẫu thử là 25; 50; 100; 150; 200; 250 g/kg.

Thử nghiệm được tiến hành tại Khoa Dược, Trường Đại học Duy Tân 3.4.2. Hoạt tính sinh học của rễ cây Aralia armata

a. Hoạt tính diệt nhuyễn thể trên ốc bươu vàng

Hoạt tính diệt nhuyễn thể trên ốc bươu vàng (P. canaliculata) của các chất tinh khiết và các phân đoạn gần tinh khiết (AA2A2, AA2A4, AA2C2, AA4A3, AA4B2, AA4B3) được phân lập từ rễ cây A. armata được thực hiện theo mô tả ở mục 2.4.5.

Thử nghiệm được tiến hành tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao, Trường Đại học Duy Tân.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

b. Độc tính cấp trên tôm nước mặn

Độc tính cấp trên tôm nước mặn (Artemia sp.) của các phân đoạn gần tinh khiết (AA2A2, AA2A4, AA2C2, AA4A3, AA4B2, AA4B3) được thực hiện theo phương pháp đã mô tả ở mục 2.4.7.

Thử nghiệm được tiến hành tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao, Trường Đại học Duy Tân.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ hoá hữu cơ nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc và hoạt tính sinh học của một số hợp chất hóa học từ loài aralia armata (araliaceae) ở việt nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)