Kết quả đánh giá hoạt tính sinh học của rễ cây Aralia armata

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ hoá hữu cơ nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc và hoạt tính sinh học của một số hợp chất hóa học từ loài aralia armata (araliaceae) ở việt nam (Trang 141 - 146)

4.3.1. Hoạt tính diệt nhuyễn thể trên ốc bươu vàng của các hợp chất tinh khiết được phân lập từ rễ A. armata

Các hợp chất tinh khiết được phân lập từ phân đoạn nước của rễ cây A.

armata được tiến hành thử nghiệm trên ốc bươu vàng (P. canaliculata) (Hình 4.59) và so sánh với đối chứng dương là saponin.

Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng các hợp chất thuộc rễ A. armata thể hiện khả năng diệt nhuyễn thể thực sự hiệu quả, giá trị LC50 của các hợp chất nằm trong khoảng 7,90 - 17,50 àg/mL. Đỏng chỳ ý, khả năng diệt nhuyễn thể của cỏc hợp chất AR-01, AR-04, AR-05, AR-10, AR-11, AR-12, AR-13 cao hơn cả saponin (LC50

11,02 àg/mL) - một loại hợp chất cú khả năng diệt nhuyễn thể mạnh mẽ [12] (Bảng 4.25).

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Hình 4.59. Hình ảnh thử nghiệm hoạt tính diệt nhuyễn thể trên ốc bươu vàng.

Ngoài ra, các phân đoạn gần tinh khiết (AA2A2, AA2A4, AA2C2, AA4A3, AA4B2, AA4B3) cũng thể hiện hoạt tính diệt nhuyễn thể mạnh đáng kể. Điều này được chứng minh bởi giá trị LC50 của các phân đoạn nằm trong khoảng 11,54 – 17,88 àg/mL, gần bằng với đối chứng dương saponin. Kết quả này phục vụ cho việc so sánh độc tính cấp ở mục 4.3.2.

Bảng 4.25. Kết quả thử nghiệm hoạt tính diệt nhuyễn thể của các chất tinh khiết và các phân đoạn gần tinh khiết từ rễ cây A. armata.

Mẫu thử LC50 (àg/mL) Mẫu thử LC50 (àg/mL) AR-01 7,90 (6,83-9,11) AR-11 7,59 (6,64-8,67) AR-02 17,50 (15,72-19,61) AR-12 8,73 (7,57-10,06) AR-03 17,33 (15,34-19,71) AR-13 7,61 (6,70-8,64) AR-04 9,83 (8,20-11,75) AA2A2 14,40 (12,46-16,56) AR-05 9,40 (7,89-11,17) AA2A4 13,02 (11,34-14,90) AR-06 16,17 (14,02-18,69) AA2C2 11,64 (10,08-13,38) AR-07 15,03 (13,11-17,22) AA4A3 17,88 (15,36-20,50) AR-08 16,44 (10,83-25,85) AA4B2 12,45 (10,75-14,34) AR-09 15,59 (13,87-17,64) AA4B3 11,54 (9,89-13,39) AR-10 10,30 (8,96-11,82) saponin 11,02 (9,35-12,79)

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Như vậy, có thể thấy rằng các hợp chất được phân lập từ rễ A. armata có hoạt tính diệt nhuyễn thể khá ấn tượng, tiềm năng là một loại thuốc tự nhiên diệt ốc bươu vàng gây hại với hiệu quả cao.

Hợp chất 3-O-{β-D-glucopyranosyl-(1→3)-[β-D-galactopyranosyl-(1→2)]- β-D-galactopyranosyl}-oleanolic acid (AR-06) được phân tách từ loài cây Catunaregam nilotica đã được công bố có tác dụng chống lại loài ốc Biomphalaria glabrata với nồng độ gây chết trung bình là 26 ppm [65]. Có thể thấy rằng, khả năng gây độc của hợp chất AR-06 đối với ốc bươu vàng (P. canaliculata) mạnh hơn so với loài ốc B. glabrata. Các hợp chất còn lại được phân lập từ rễ A. armata chưa được thử nghiệm hoạt tính diệt nhuyễn thể theo tra cứu tại thời điểm nghiên cứu.

4.3.2. Độc tính cấp trên tôm nước mặn của các phân đoạn gần tinh khiết thuộc rễ cây A. armata

Để đánh giá độc tính của các hoạt chất từ rễ A. armata, thử nghiệm độc tính cấp trên tôm nước mặn (Artemia sp.) được tiến hành [91]. Các phân đoạn gần tinh khiết (AA2A2, AA2A4, AA2C2, AA4A3, AA4B2, AA4B3) được đưa vào thử nghiệm và được đánh giá thông qua giá trị LC50 (nồng độ gây chết 50 %).

Dữ liệu thực nghiệm cho thấy, nồng độ mẫu thí nghiệm càng cao thì độ độc đối với tụm nước mặn càng cao (Hỡnh 4.60). Ở nồng độ 250 - 300 àg/mL, hầu hết các phân đoạn đều có độc tính mạnh đối với tôm nước mặn với tỷ lệ tử vong cao hơn 80 %. Đặc biệt, phân đoạn AA2A2 có độc tính cao nhất với 100 % cá thể tử vong ở nồng độ 250 àg/mL.

Hình 4.60. Tỷ lệ tử vong của tôm nước mặn phụ thuộc vào nồng độ mẫu thí nghiệm.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Giá trị LC50 của các phân đoạn đối với tôm nước mặn là 148,55 - 193,22 àg/mL sau 24 giờ thử nghiệm. So với nồng độ gõy chết 50 % ốc bươu vàng của cỏc phõn đoạn đó thử nghiệm (LC50 11,54 - 17,88 àg/mL), nồng độ gõy chết 50 % tụm nước mặn cao hơn rất nhiều (10 - 15 lần) trong cùng điều kiện thí nghiệm (Bảng 4.26). Hơn nữa, tại nồng độ 30 àg/mL, tức tại nồng độ cao hơn nồng độ gõy chết 50

% ốc bươu vàng, không có hiện tượng tử vong của tôm nước mặn. Như vậy, có thể thấy rằng các hoạt chất từ rễ A. armata hầu như không gây độc đối với tôm nước mặn tại nồng độ gây chết 50 % ốc bươu vàng.

Bảng 4.26. Kết quả thử nghiệm độc tính cấp đối với tôm nước mặn và so sánh với hoạt tính diệt nhuyễn thể của các phân đoạn gần tinh khiết từ rễ A. armata.

Phõn đoạn LC50 (àg/mL) SI*

AA2A2 148,55 (138,53 - 158,39) 10,32 AA4A3 178,36 (168,00 - 188,82) 9,98 AA2A4 193,22 (171,02 - 221,94) 14,84 AA4B2 155,41 (143,89 - 167,07) 12,48 AA4B3 164,48 (150,52 - 178,11) 14,25 AA2C2 162,11 (152,10 - 172,08) 13,93

*SI (selectivity index) = LC50 (Artemia)/LC50 (P. canaliculata)

Như vậy, các hợp chất từ lá và rễ cây Aralia armata đã được nghiên cứu, thử nghiệm một số hoạt tính sinh học.

04/12 hợp chất từ lá A. armata (AL-07, AL-08, AL-10, AL-11) thể hiện hoạt tính gây độc tế bào rất hiệu quả trên các dòng tế bào ung thư thử nghiệm (HT29, A2058, A549), đồng thời hầu như an toàn trên dòng tế bào thường (HEK-293A) trong điều kiện in vitro. Tuy nhiên, các hợp chất mới AL-04, AL-09, AL-12 không thể hiện hoạt tính trên các dòng tế bào ung thư nói trên. Ngoài ra, độc tính cấp trên chuột của phân đoạn nước từ lá A. armata cũng đã được thử nghiệm và chứng minh độ an toàn của cao chiết. Kết quả thử nghiệm có thể phần nào giải thích được vì sao loài cây A. armata đã được sử dụng như một vị thuốc trong dân gian để ngăn ngừa sự phát triển của khối u ác tính.

Các hợp chất được phân lập từ rễ A. armata cho thấy khả năng diệt nhuyễn thể mạnh mẽ đối với loài ốc bươu vàng (P. canaliculata), đặc biệt là các hợp chất AR-01, AR-04, AR-05, AR-10, AR-11, AR-12, AR-13. Kết quả thử nghiệm độc tính cấp trên tôm nước mặn đối với các phân đoạn gần tinh khiết được phân tách từ rễ A. armata chỉ ra rằng các hoạt chất từ rễ A. armata không có độc tính tại nồng độ gây chết 50 % ốc bươu vàng.

Đáng chú ý, các hợp chất AL-08/AR-02, AL-10/AR-03, AL-11/AR-11 thể hiện cả hai hoạt tính gây độc tế bào ung thư và hoạt tính diệt nhuyễn thể. Đặc biệt, hợp chất AL-11/AR-11 có hoạt lực mạnh hơn cả đối chứng dương ở cả hai hoạt tính nêu trên.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Tính đến thời điểm nghiên cứu, đây là các công bố đầu tiên của các hợp chất từ loài A. armata về hoạt tính gây độc tế bào ở các dòng tế bào kể trên và hoạt tính diệt nhuyễn thể đối với ốc bươu vàng. Kết quả thu được tạo cơ sở khoa học ban đầu cho việc định hướng ứng dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam vào các lĩnh vực y học và nông nghiệp.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ hoá hữu cơ nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc và hoạt tính sinh học của một số hợp chất hóa học từ loài aralia armata (araliaceae) ở việt nam (Trang 141 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)