CHƯƠNG 1. LÍ LUẬN TÂM LÍ HỌC VỀ THÍCH ỨNG CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VỚI ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
1.3. Đánh giá theo tiếp cận năng lực
1.3.6. Khó khăn của giáo viên tiểu học khi đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực
- Khâu thu thập thông tin: giáo viên tiểu học thường gặp khó khăn trong việc hiểu đúng về bản chất của quá trình đánh giá theo tiếp cận năng lực. Cụ thể họ còn chưa hiểu thấu đáo quá trình thu thập thông tin, đối chiếu với chuẩn và đưa ra nhận định giải pháp cho học sinh về việc vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học và giải quyết thành công những nhiệm vụ cụ thể. Trong khâu này, giáo viên thường gặp khó khăn như: thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của những công việc trong đánh giá như: thu thập các biểu hiện về phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua quan sát, trò chuyện,…Chưa hiểu sâu sắc về tầm quan trọng của việc đánh giá vì sự
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
tiến bộ của học sinh, nặng vào việc đánh giá sản phẩm cuối cùng của học sinh mà chưa quan tâm nhiều tới quá trình hình thành phẩm chất, năng lực học sinh; chưa hiểu sâu sắc cách thiết kế đề kiểm tra theo hướng năng lực.
- Khâu đối chiếu thông tin với chuẩn năng lực: ở khâu này, giáo viên thường chưa có thói quen đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; đánh giá nặng về kiến thức, kĩ năng qua các môn học; khi đánh giá về năng lực, giáo viên thường đánh giá cảm tính, ít hoặc không có thói quen dựa vào các chỉ báo về năng lực để đánh giá học sinh một cách khách quan.
- Khâu đưa ra nhận định và giải pháp: giáo viên còn chưa từ bỏ được thói quen đánh giá theo hướng truyền thống; vẫn còn hay so sánh học sinh này với học sinh khác; vẫn còn hay có thói quen đưa ra những lời nhận xét mang tính tiêu cực...làm “tổn thương” học trò. Giáo viên cũng chưa có được kĩ năng phối kết hợp với phụ huynh trong việc hình thành các phẩm chất, năng lực của học sinh; ít ghi nhận những điểm mạnh tích cực của học trò; ít đưa học sinh vào những tình huống trải nghiệm thực tiễn để vận dụng kiến thức, kĩ năng.
Việc tìm ra biện pháp khắc phục khó khăn của giáo viên trong việc đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực là việc làm cần thiết giúp nâng kết quả dạy học và giáo dục. Từ đó giúp giáo viên có thể thích ứng với cách đánh giá mới và quan trọng hơn cả là giúp cho học sinh phát triển đúng hướng, kết quả học tập tốt hơn, hình thành được phẩm chất và năng lực ngay từ lúc còn nhỏ. Đồng thời giúp các em tự tin, chủ động và sau này trở thành người có ích cho xã hội.
1.4. Thích ứng của giáo viên tiểu học với đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực 1.4.1. Đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên tiểu học
Nghề giáo viên tiểu học là nghề mang tính cá nhân rất sâu đậm, bởi lẽ các em ở lứa tuổi tiểu học rất dễ bị ảnh hưởng bởi tính cách và những mặt khác của người giáo viên. Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học được đặc trưng bởi các khía cạnh sau:
- Đối tượng lao động trực tiếp của giáo viên tiểu học là trẻ em trong độ tuổi 6 – 11. Đây là lứa tuổi có những đặc trưng rất riêng biệt về tâm sinh lí, ở đó các em đang hình thành rất nhiều biểu hiện về năng lực, khả năng phát triển bỏ ngỏ là rất
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
lớn. Giáo viên tiểu học cần tiếp cận với đối tượng của mình bằng tình thương yêu, lòng tin và sự tôn trọng ; bằng trí lực, khôn ngoan và trực giác [96].
- Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp: Lao động sư phạm của người GV nói chung và của GVTH nói riêng có những đặc thù về trí óc, các ngành khác cũng có những đặc thù riêng. Lao động của người công nhân khác với người GV, lao động của người kế toán, kĩ sư cũng khác. Đặc biết nếu so sánh lao động trí óc của các ngành khác với nhau thì còn thấy rõ sự khác biệt nữa. Đối với người giáo viên tiểu học, lao động sư phạm của họ không bó hẹp trong 4 bức tường của lớp học, không hẳn đóng khung trong không gian (lớp học) , thời gian 8 giờ hoặc 2 buổi xác định mà nó vượt ra ngoài những giới hạn đó; công việc của thầy giáo còn được khẳng định ở khối lượng, chất lượng và tính sáng tạo của công việc; luôn đòi hỏi sự tỉ mỉ, cụ thể và tinh tế trong việc hình thành các phẩm chất và năng lực cho học sinh tiểu học [96].
- Nghề giáo viên tiểu học là nghè mà công cụ chủ yếu là nhân cách của chính họ: Trong dạy học và giáo dục, người giáo viên dùng trí tuệ và phẩm chất của mình, dùng tài và đức của mình để tác động đến học sinh. Đó là phẩm chất chính trị, là sự giác ngộ về lí tưởng đào tạo thế hệ trẻ, lòng yêu nghề, trình độ hoc vấn … Nếu như thầy giáo có uy tín cao thì sức thuyết phục học sinh càng lớn [96].
- Nghề mà sản phẩm lao động đó là nhân cách của học sinh: Nhờ giáo dục, lao động sư phạm của người giáo viên đã hình thành nên những nhân cách khác nhau ở từng đứa trẻ. Nghề giáo viên tiểu học là nghề luôn cần “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách” (Usinxki). Sản phẩm nhân cách của học sinh có được phụ thuộc rất lớn vào phẩm chất, năng lực của giáo viên tiểu học [96].
Từ những đặc điểm lao động sư phạm trên, người giáo viên tiểu học cần có một số yêu cầu về nghề:
- Lao động của nhà giáo đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo cao: Tính khoa học được thể hiện ở chỗ, người giáo viên tiểu học phải nắm vững quy luật tâm lí của HSTH, quy luật giáo dục trẻ em để để hình thành nhân cách cho chúng theo mục tiêu cấp học. Mặt khác GV phải nắm vững được tri thức khoa học để cung cấp và giáo dục các em. Tính nghệ thuật được thể hiện ở chỗ công tác dạy học và giáo dục đòi hỏi người giáo viên phải khéo léo đối xử sư phạm, vận dụng phương pháp dạy học, đánh giá học sinh vào từng tình huống và con người cụ thể. Tính sáng
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
tạo thể hiện ở chỗ mỗi học sinh tiểu học là 1 nhân cách đang hình thành, khả năng phát triển còn bỏ ngỏ, sự phát triển lại nhanh chóng. Chính vì thế, lao động sư phạm của người GVTH không cho phép dập khuôn máy móc, đòi hỏi phải có nội phong phú, cách thức tiến hành sáng tạo trong các tình huống và đối với từng cá nhân cụ thể, đặc biệt là trong khâu đánh giá học sinh [96].
- Lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học cần có uy tín đặc biệt với học sinh tiểu học: Người GVTH phải dạy nhiều môn, phải nắm được nhiều kiến thức, có được nhiều kĩ năng, năng lực ở nhiều lĩnh vực khác nhau chính vì vậy một cô giáo vừa phải truyền đạt tri thức, vừa phải hình thành các phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua các tiết học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp [96].
- Giáo viên tiểu học cần hình thành nhiều phẩm chất tâm lí như: yêu nghề, mến trẻ, có lí tưởng về nghề.
- Giáo viên tiểu học cũng cần có được nhiều năng lực như năng lực dạy học và năng lực giáo dục, năng lực giao tiếp… Trong đó nhiều năng lực quan trọng để giáo dục tri thức, đạo đức, tình cảm cho học sinh như: năng lực chế biến tài liệu học tập;
cảm hóa học sinh; năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh.... [96].
Như vậy, nghiên cứu những đặc thù của nghề giáo viên ở cấp tiểu học là cơ sở để tác giả luận án phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng nghề của giáo viên tiểu học.