Kết quả hồi cứu về sự thích ứng của giáo viên tiểu học với đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học thích ứng của giáo viên tiểu học tỉnh sơn la với đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực (Trang 131 - 136)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ THÍCH ỨNG CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH SƠN LA VỚI ĐÁNH GIÁ HỌC SINH

3.1. Thực trạng khó khăn của giáo viên khi đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực

3.2.3. Kết quả hồi cứu về sự thích ứng của giáo viên tiểu học với đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực

Để làm rõ hơn về mức độ thích ứng của GVTH với ĐGHS theo TCNL chúng tôi tiếp tục tiến hành điều tra, phỏng vấn sâu 34 giáo viên trong mẫu nghiên cứu.

Việc nghiên cứu này được tiến hành cụ thể hóa mức độ thay đổi của giáo viên ở các thời điểm khác nhau khi đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu sự thay đổi về mặt thái độ và kĩ năng của giáo viên. Kết quả hồi cứu về sự thích ứng của giáo viên được thể hiện như sau:

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Bảng 3.21: Thái độ của giáo viên ở các thời điểm với đánh giá theo tiếp cận năng lực

ST

T Thời điểm

Thái độ

ĐTB ĐLC Chấp nhận Không rõ Không chấp

nhận

SL % SL % SL %

1 Khi bắt đầu tiếp cận 0 0 12 36,4 21 63,6 1,36 0,48 2 Trong quá trình thực hiện 3 9,1 17 51,5 13 39,4 1,69 0,63 3 Sau một thời gian thực hiện 17 51,5 16 48,5 0 0 2,48 0,50

Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy thái độ của giáo viên đã có sự thay đổi trong quá trình đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực. Lúc mới đầu tiếp cận, không có giáo viên nào chấp nhận với hướng đánh giá này, có đến 21/34 giáo viên bày tỏ thái độ “không chấp nhận” chiếm 63,6%. Khi bắt đầu tiếp cận, ĐTB = 1,36; ĐLC = 0,48. Trong quá trình thực hiện, ĐTB = 1,69; ĐLC = 0,63. Sau một thời gian thực hiện, ĐTB = 2,48; ĐLC = 0,50. Điều này chứng tỏ, thái độ của giáo viên đã có sự thay đổi rõ rệt sau một thời gian thực hiện đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực. Giáo viên ban đầu chưa có hiểu biết về đánh giá này, chính vì thế họ khó có thể chấp nhận nó. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, giáo viên thấy có thể chấp nhận được và thích ứng dần với nó. Đây là điều dễ hiểu, vì thích ứng là quy luật trong cuộc sống của con người. Khi giáo viên mới tiếp cận với hướng đánh giá này, họ nghĩ rằng đánh giá theo tiếp cận năng lực rất khó và không phù hợp với học sinh vùng sâu vùng xa. Nhưng sau vài năm thực hiện, họ thấy được ý nghĩa và tác dụng đối với học sinh, nên họ chấp nhận nó nhiều hơn. Dẫu rằng cũng có những giáo viên “buộc” phải chấp nhận vì họ không có sự lựa chọn nào khác, vì đó là quy định trong đánh giá.

Mới đầu khi đánh giá, họ gặp nhiều khó khăn trong việc từ bỏ một số thói quen. Chính vì thế, không phải giáo viên nào cũng bày tỏ thái độ sẵn sàng khắc phục khó khăn giống nhau. Điều này được thể hiện cụ thể qua kết quả nghiên cứu ở bảng sau:

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Bảng 3.22: Sự sẵn sàng khắc phục khó khăn với đánh giá theo tiếp cận năng lực qua các thời điểm khác nhau

ST

T Thời điểm

Thái độ

ĐTB ĐLC Sẵn sàng Bình thường Không sẵn

sàng

SL % SL % SL %

1 Khi bắt đầu tiếp cận 0 0 14 42,4 19 57,6 1,42 0,50

2 Trong quá trình thực hiện 4 12,1 11 33,3 18 54,5 1,57 0,70 3 Sau một thời gian thực hiện 12 36,4 19 57,6 2 6,1 2,30 0,58

Chúng tôi thấy, trong các thời điểm của việc đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực, giáo viên có sự sẵn sàng khác nhau khi khắc phục khó khăn. Sự sẵn sàng đó tăng lên đáng kể sau một thời gian thực hiện. Lúc đầu, ĐTB = 1,42; ĐLC = 0,50 (có đến 57,6 % GV không sẵn sàng); Trong quá trình thực hiện: ĐTB = 1,57; ĐLC = 0,70; Sau một thời gian thực hiện: ĐTB = 2,30; ĐLC = 0,58. Sau một thời gian thực hiện, các giáo viên đã có sự thích ứng tốt hơn về thái độ. Có giáo viên chia sẻ: “Lúc đầu, chúng tôi thấy vô cùng khó khăn, vì chúng tôi thấy nếu đánh giá theo hướng này, chúng tôi thấy rất mất thời gian, mà trình độ của chúng tôi thì hạn chế. Tuy nhiên, qua vài năm thực hiện, chúng tôi biết khắc phục một số khó khăn của đơn vị trường mình, từ đó đánh giá học sinh hiệu quả hơn, theo đúng tinh thần tất cả vì sự hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực học sinh” Chính vì vậy mà sau một thời gian thực hiện chỉ có 2/34GV là không sẵn sàng khắc phục khó khăn khi đánh giá học sinh.

Đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực về bản chất là một hướng đánh giá tốt cho học sinh. Tuy nhiên không phải ai cũng hài lòng với hướng đánh giá này, nhất là các giáo viên vùng sâu vùng xa. Khi tìm hiểu sự hài lòng của họ với đánh giá theo hướng này, chúng tôi đã tiến hành điều tra và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.23: Sự hài lòng của giáo viên với đánh giá theo tiếp cận năng lực S

T T

Thời điểm

Thái độ

ĐTB ĐLC Hài lòng Vừa có, vừa

không

Không hài lòng

SL % SL % SL %

1 Khi bắt đầu tiếp cận 0 0 4 12,1 29 87,9 1,12 0,33

2 Trong quá trình thực hiện 5 15,2 17 51,5 11 33,3 1,81 0,68 3 Sau một thời gian thực hiện 11 33,3 18 54,5 4 12,1 2,21 0,64

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Lúc đầu, không có ai hài lòng, 4/34GV vừa hài lòng, vừa không hài lòng; có đến 29/34 GV không hài lòng với hướng đánh giá này. Vì họ cho rằng, đánh giá theo hướng này có nhiều bất cập: không cho điểm số học sinh làm cho giáo viên, phụ huynh và cả học sinh không thể biết được mình học tập ở mức độ nào. Họ quá quen với việc cứ đi học là phải chấm điểm, thì mới cụ thể và rõ ràng. Hơn nữa, họ nói rằng việc đánh giá bằng nhận xét theo hướng tích cực không giúp học sinh ganh đua với nhau và học sinh dễ dàng “ảo tưởng sức mạnh” của mình....; Sau một thời gian, họ nhận thấy việc hình thành cho học sinh những năng lực dựa trên việc áp dụng những tri thức, kĩ năng đã học vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn mới là điều quan trọng. Tuy nhiên, số giáo viên nhận thức và tỏ thái độ hài lòng là không nhiều, chỉ có 11/34GV hài lòng với điều này. Cô giáo L.T.Hồng chia sẻ:

Tôi hài lòng với việc nếu tôi dạy xong một bài học, học sinh biết vận dụng những điều đã học để áp dụng cho chính cuộc sống của bản thân mình, chẳng hạn, học sinh lớp tôi sau khi học xong bài về “Tiền Việt Nam” các con không chỉ biết nhận dạng về tiền, hiểu được giá trị của đồng tiền, mà quan trọng hơn là các con biết cách sử dụng tiền trong cuộc sống”.

Phần đa giáo viên vẫn thích đánh giá theo cách truyền thống hơn, vì bản thân họ chưa thực sự thấy được hiệu quả mà hướng đánh giá này mang lại. Do đó, giáo viên chưa hài lòng với hướng đánh giá này. Trên thực tế, còn do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Điều này thể hiện qua kĩ năng đánh giá của họ thay đổi qua các thời điểm khác nhau. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.24: Sự thay đổi kĩ năng đánh giá theo tiếp cận năng lực qua các thời điểm khác nhau

ST

T Thời điểm

Sự thay đổi kĩ năng

ĐTB ĐLC Nhiều Bình thường Không thay đổi

SL % SL % SL %

1 Khi bắt đầu tiếp cận 0 18 54,5 15 45,5 1,54 0,50

2 Trong quá trình thực hiện 6 18,2 23 69,7 4 12,1 2,06 0,55 3 Sau một thời gian thực hiện 12 36,4 20 60,6 1 3,0 2,33 0,54

Trong 3 thời điểm trên, kĩ năng của giáo viên ít nhiều được thay đổi. Khi mới bắt đầu tiếp cận, ĐTB = 1,54; ĐLC = 0,50; Trong quá trình thực hiện ĐTB = 2,06; ĐLC = 0,55; Sau một thời gian thực hiện: ĐTB = 2,33; ĐLC = 0,54. Giáo viên đã rút ra được

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

kinh nghiệm khi đánh giá theo hướng TCNL sau một thời gian thực hiện. Tuy nhiên sự thích ứng về mặt kĩ năng cũng ở mức trung bình. Điều này cũng dễ hiểu, vì đối với giáo viên ở vùng cao việc thay đổi kĩ năng là vấn đề cần có nhiều thời gian hơn, cần có nhiều cuộc tập huấn thực sự thiết thực hơn nữa thì họ mới có kĩ thuật đánh giá học sinh theo đúng hướng. Có giáo viên ở thành phố Sơn La tâm sự: chúng tôi cũng được đi tập huấn về hướng đánh giá theo các Thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tuy nhiên chúng tôi không được tập huấn trực tiếp từ Bộ, mà đã qua nhiều cấp, chính vì thế tôi nghĩ sự “rơi vãi” thông tin cũng là điều dễ hiểu. Do đó chúng tôi chưa có kĩ thuật tốt trong đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực. Mặc dù chúng tôi biết đây là hướng đánh giá có nhiều ưu việt hơn so với đánh giá truyền thống.

Đánh giá về mức độ thích ứng của giáo viên trong đánh giá theo TCNL, chúng tôi tìm hiểu về kết quả đánh giá của giáo viên tương ứng với các mức độ thích ứng:

Cao – Trung bình – Thấp, qua xử lí số liệu chúng tôi có bảng sau:

Bảng 3.25: Kết quả đánh giá mức độ thích ứng theo tiếp cận năng lực qua các thời điểm khác nhau

S T T

Thời điểm

Mức độ thích ứng

ĐTB ĐLC

Cao Trung bình Thấp

SL % SL % SL %

1 Khi bắt đầu tiếp cận 0 0 17 51,5 16 48,5 1,48 0,50

2 Trong quá trình thực hiện 6 18,2 22 66,7 5 15,2 2,03 0,58 3 Sau một thời gian thực hiện 8 24,2 24 72,7 1 3,0 2,21 0,48

Ở các thời điểm khác nhau, mức độ thích ứng của giáo viên thể hiện khác nhau. Lúc đầu, có 16/34 GV thích ứng ở mức độ thấp; 17/34GV thích ứng ở mức độ TB và 0 GV nào thích ứng ở mức độ cao. Sau một thời gian thực hiện, mức độ đó đã thay đổi, chỉ có 1/34GV thích ứng ở mức thấp, chiếm 3,0%; có đến 24/34 GV thích ứng ở mức độ trung bình, và có 8/34GV thích ứng ở mức độ cao. Như vậy, số lượng giáo viên có khả năng thích ứng đã thay đổi. Sự thay đổi này là hoàn toàn hợp lí, vì đó là quy luật trong cuộc sống cũng như trong công tác giáo dục của giáo viên. Cơ chế thích ứng của con người luôn diễn ra, vấn đề quan trọng là nó diễn ra ở mức độ nào mà thôi. Khi phỏng vấn giáo viên, chúng tôi có được một số ý kiến trái chiều về quá trình thích ứng của họ. Có người nói rằng: đánh giá học sinh cần thay

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

đổi và chúng tôi cũng thay đổi để thích ứng với thời đại, thay đổi là cần thiết. Tuy nhiên, có ý kiến lại cho rằng: chúng tôi cũng không muốn thay đổi, mà buộc phải thay đổi vì nếu mình không thực hiện thì sẽ vi phạm yêu cầu của nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học thích ứng của giáo viên tiểu học tỉnh sơn la với đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực (Trang 131 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(243 trang)