Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học thích ứng của giáo viên tiểu học tỉnh sơn la với đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực (Trang 79 - 84)

CHƯƠNG 1. LÍ LUẬN TÂM LÍ HỌC VỀ THÍCH ỨNG CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VỚI ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của giáo viên tiểu học với việc đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực

1.5.2. Các yếu tố khách quan

* Độ khó của cách đánh giá mới: Cách đánh giá mới phức tạp hơn, khó khăn hơn cách đánh giá cũ, chính vì vậy gây ra nhiều khó khăn cho giáo viên trong việc đánh giá theo hướng mới. Đây là yếu tố khách quan ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả của quá trình đánh giá. Cách đánh giá mới khó làm cho giáo viên ngại thay đổi thói quen.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

* Bầu không khí làm việc ở trường học:

Đây là yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công việc đánh giá của giáo viên tiểu học. Ở nơi nào có bầu không khí lành mạnh, không chạy đua theo bệnh thành tích thì nơi đó có sự đánh giá công bằng đối với học sinh. Bầu không khí trong quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên, đồng nghiệp với đồng nghiệp mà tốt sẽ ảnh hưởng tốt đến quá trình đánh giá học sinh. Học sinh lúc này thực sự làm trung tâm của quá trình đánh giá.

Bầu không khí phấn khởi, vui vẻ, không gây áp lực... với giáo viên thì chắc chắn giáo viên sẽ toàn tâm, toàn ý trong việc đánh giá học trò. Ví như, việc đánh giá học sinh tiểu học không quá nặng nề về mặt hồ sơ, sổ sách ...để đối phó với “cấp trên” thì có lẽ giáo viên sẽ được “cởi trói” nhiều và họ sẽ “thực tâm” hơn trong quá trình đánh giá.

Giáo viên nếu không được động viên, chia sẻ kịp thời trong quá trình đánh giá học sinh thì có lẽ họ cũng không có “động cơ” để đánh giá học sinh. Chính vì thế, một sự cởi mở, nhiệt tình trong bầu không khí tâm lí trường học sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức, thái độ và hành vi của giáo viên trong quá trình đánh giá học sinh. Bởi họ cũng luôn có nhu cầu được vui vẻ, được thoải mái mỗi khi đến trường. Không có gì là bất hợp lí nếu như chúng ta vẫn nêu cao khẩu hiệu dành cho học sinh là “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì có lẽ khẩu hiệu này cũng nên áp dụng đối với giáo viên tiểu học. Bởi lẽ họ cũng luôn mong muốn

“mỗi ngày đi làm là một ngày vui”. Và điều này chỉ thực sự có được khi có bầu không khí lành mạnh nơi trường học. Điều đó sẽ giúp giáo viên thích ứng nhanh hơn nhiều lần so với việc nhà trường cứ phát động, cứ kêu gọi mà không thay đổi bầu không khí vốn căng thẳng, nặng nề.

* Quản lý đánh giá của Ban giám hiệu nhà trường đối với giáo viên:

Một giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học phải đánh giá học sinh nhiều môn học:

Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội ( Khoa học, Lịch sử và Địa lý lớp 4,5). Các giáo viên chuyên như Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh…..đánh giá học sinh với số lượng học sinh rất lớn. Việc quản lý đánh giá của Ban giám hiệu đối với giáo viên trong hoạt động đánh giá cũng là một vấn đề ảnh hưởng lớn đến khả năng thích ứng của giáo viên. Nếu Ban giám hiệu đánh giá theo hướng “mở” thì giáo viên cũng dễ dàng hợp tác, thay đổi trong cách đánh giá. Ngược lại, nếu cách quản lý cứng

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

nhắc, máy móc… của Ban giám hiệu sẽ dẫn đến tình trạng giáo viên “chống đối” và đánh giá cho xong để hoàn thiện hồ sơ, sổ sách cho Ban giám hiệu.

* Sự hợp tác trong đánh giá của phụ huynh học sinh:

Giáo viên sẽ khó có thể có hiệu quả đánh giá cao đối với học sinh nếu họ không có sự hợp tác trong đánh giá học sinh của phụ huynh. Vì chính sự tiến bộ của các em chỉ có thế có được thông qua việc kết hợp giáo dục của gia đình, nhà trường và thầy cô giáo. Nếu có sự bất đồng, mâu thuẫn trong cách đánh giá ở trường và ở nhà thì học sinh khó có điều kiện phát huy tối đa năng lực của mình. Vì học sinh có sự “hoang mang”, lo lắng và không biết đặt niềm tin vào đâu vì mỗi lúc chúng được đánh giá một kiểu.

Ví như, sự thay đổi trong đánh giá bằng nhận xét mà phụ huynh không có nhận thức đúng đắn sẽ kéo theo nhiều sự phát triển lệch lạc ở trẻ. Trước đây, khi đi học về trẻ thường khoe điểm số đối với cha mẹ, nhưng giờ đây điểm số không phải là một thang đo thường xuyên sự tiến bộ của trẻ nữa. Nếu phụ huynh không hiểu bản chất của việc thay đổi này thì họ cũng khó có sự hợp tác với nhà trường trong việc đánh giá con em mình. Và càng không thể tạo động cơ học tập tích cực cho con mình. Vì bản thân họ cũng chưa có sự thích ứng trong đánh giá. Chính vì thế, có thể nói sự hợp tác trong đánh giá của phụ huynh cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự thích ứng của giáo viên trong việc đánh giá học sinh tiểu học theo phát triển năng lực.

* Sự hợp tác trong tự đánh giá của học sinh:

Đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực không chỉ chú trọng đến việc giáo viên và phụ huynh đánh giá mà một phần rất quan trọng và không thể bỏ qua đó chính là khâu tự đánh giá của học sinh. Học sinh tự đánh giá mình, nhận xét, góp ý bạn hoặc nhóm bạn mình ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học, hoạt động giáo dục, thảo luận, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.... Hiệu quả của việc đánh giá theo phát triển năng lực có đảm bảo được hay không phụ thuộc cả vào việc học sinh có biết tự đánh giá mình và đánh giá bạn mình hay không. Học sinh hoàn toàn có khả năng này nếu như giáo viên biết cách khơi gợi và hướng dẫn học sinh. Chính vì vậy, thích ứng với đánh giá theo phát triển năng lực chịu sự ảnh hưởng của việc học sinh hợp tác với thầy cô trong quá trình tự đánh giá. Công việc ấy của học sinh giúp cho giáo viên chủ động hơn, tích cực hơn khi thay đổi tư duy, cách nhìn nhận về khả năng, năng lực của học trò.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

* Sức ép của cấp trên:

Sức ép của cấp trên là yếu tố gây cản trở hiệu quả của quá trình đánh giá theo hướng năng lực. Chẳng hạn như cấp trên gây sức ép về thành tích trong kết quả học tập của học sinh, sức ép về chỉ tiêu về phẩm chất, năng lực của học sinh…. Điều này tác động đến thái độ, hành động của giáo viên tiểu học trong quá trình đanh giá. Nếu cấp trên cởi mở, linh hoạt và dựa trên tinh thần phát triển thì giáo viên luôn sẵn sàng hợp tác trong việc biến đổi bản thân để đánh giá học sinh theo mới tích cực hơn.

Ngược lại, phong cách độc đoán, cứng nhắc, máy móc sẽ khiến cho giáo viên càng gặp nhiều khó khăn trong đánh giá học sinh; khiến họ không hài lòng, bất hợp tác với giáo viên trong viêc đánh giá theo mới. Sức ép của cấp trên có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới đánh giá học sinh.

* Cơ chế chính sách đối với giáo viên tiểu học:

Cơ chế chính sách thuận lợi hay không thuận lợi đều ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến thích ứng của giáo viên tiểu học với đánh giá theo tiếp cận năng lực.

Nếu cơ chế chính sách phù hợp, có đãi ngộ và tạo động cơ tích cực cho giáo viên thì họ sẵn sàng thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi trong quá trình đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực. Ngược lại, họ sẽ có “sức ì” lớn nếu cơ chế chính sách bất cập, không ảnh hưởng tốt đến quyền lợi của giáo viên.

* Vùng miền: đây là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc thích ứng của giáo viên đối với đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực. Đối với mỗi vùng miền, việc đánh giá học sinh về cơ bản vẫn được dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tùy theo từng môn học. Tuy nhiên để đánh giá việc hình thành năng lực của học sinh ở các vùng miền khác nhau thì tiêu chí đánh giá có thể có nhiều thay đổi linh hoạt khác nhau. Đặc biệt, việc vận dụng tri thức đã học vào việc giải quyết các tình huống khác nhau ở các bối cảnh khác nhau…. được đánh giá khác nhau ở học sinh các vùng miền khác nhau.

Tóm lại, việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của giáo viên tiểu học trong việc đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực sẽ giúp đề tài có được góc nhìn thực tiễn hơn từ các trường tiểu học. Từ đó, có thể đề xuất được các giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả thích ứng của giáo viên.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Kết luận chương 1

Vấn đề thích ứng được nghiên cứu rộng rãi trên nhiều lĩnh vực: sinh học, xã hội học, tâm lí học... Trong tâm lí học, khái niệm thích ứng cũng được giải thích dưới nhiều cách hiểu khác nhau ở mỗi trường phái tâm lí khác nhau. Nhưng đều có chung một dấu hiệu nhận biết đó là quá trình tạo ra sự cân bằng giữa cá thể với môi trường sống nhằm giúp cá thể có thể tồn tại và phát triển trước sự biến động liên tục từ môi trường bên ngoài.

Thích ứng là sự thay đổi tâm lí của chủ thể về mặt nhận thức, thái độ và kĩ năng nhằm vượt qua những khó khăn, trở ngại để đáp ứng với những biến đổi (hoặc yêu cầu mới) của môi trường (hay hoạt động), giúp chủ thể hoạt động một cách tích cực, chủ động và có hiệu quả.

Đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực là quá trình thu thập các thông tin, đối chiếu các thông tin với chuẩn, đưa ra nhận định và giải pháp về kết quả học tập, phẩm chất và năng lực giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của em vào giải quyết những nhiệm vụ cụ thể trong tình huống xác định.

Thích ứng của giáo viên tiểu học với đánh giá học sinh theo tiếp cận là sự thay đổi về nhận thức, thái độ, kĩ năng nhằm vượt qua những trở ngại khó khăn của việc thu thập thông tin, đối chiếu với chuẩn và đưa ra nhận định, giải pháp về kết quả học tập, phẩm chất và năng lực giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết thành công các nhiệm vụ cụ thể trong tình huống xác định.

Tiêu chí đánh giá thích ứng của giáo viên tiểu học trong việc đánh giá học sinh theo năng lực bao gồm tính thay đổi, tính chủ động và tính hiệu quả, được biểu hiện trên ba mặt: nhận thức, thái độ và kĩ năng của giáo viên đối với việc thu thập thông tin, đối chiếu với chuẩn, đưa ra nhận định và giải pháp giúp học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào nhiệm vụ cụ thể trong tình huống xác định.

Sự thích ứng ấy phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan: lòng yêu nghề; lòng mến trẻ; lí tưởng nghề nghiệp; năng lực dạy học của giáo viên; năng lực giáo dục của giáo viên; bầu không khí làm việc ở trường học; sự hợp tác trong đánh giá của phụ huynh học sinh; sự hợp tác trong tự đánh giá của học sinh; đặc thù công việc của từng giáo viên, yếu tố vùng miền....

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học thích ứng của giáo viên tiểu học tỉnh sơn la với đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(243 trang)