CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.7. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
* Mục đích: Tìm hiểu các biểu hiện về sự thích ứng của các khách thể nghiên cứu thông qua các sản phẩm đánh giá của họ để bổ sung các đánh giá phân tích về mặt định lượng.
* Khách thể: Nghiên cứu trên giáo viên tiểu học trong số khách thể nghiên cứu của luận án.
* Cách tiến hành: Tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích sự thích ứng của giáo viên qua những lời nhận xét của giáo viên trong vở của học sinh, bài kiểm tra của học sinh, hoặc các lời nhận xét học sinh trong các giờ học....Tiến hành thăm gia đình học sinh để thu thập thêm thông tin về những sản phẩm đánh giá của giáo viên tiểu học trong vở bài tập của học sinh. Dự giờ thăm lớp của một số giáo viên tiểu học và nghiên cứu trên một số sản phẩm đánh giá của giáo viên tại lớp học. Đồng thời tiến hành nghiên cứu một số đề kiểm tra cuối học kì mà giáo viên đã sử dụng trong năm học để thu được thông tin về sự thích ứng trong kĩ năng của giáo viên.
2.3.8. Phương pháp thực nghiệm
* Mục đích của thực nghiệm:
Thực nghiệm tác động được tiến hành để kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài luận án: “Nếu có biện pháp tác động thích hợp thì sẽ nâng cao mức độ thích ứng của giáo viên với đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực”
Tiến hành chương trình tác động để nâng cao mức độ thích ứng về kĩ năng cho giáo viên tiểu học với việc đánh giá theo tiếp cận năng lực. Thông qua 2 biện pháp sau:
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Biện pháp 1: Cung cấp kiến thức cho giáo viên tiểu học về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực;
Biện pháp 2: Tổ chức rèn luyện kĩ năng đánh giá theo tiếp cận năng lực cho giáo viên (Bao gồm các kĩ năng như: ra đề kiểm tra theo hướng phát huy NL của HS; nhận xét tích cực; đưa HS vào những trải nghiệm thực tiễn)
* Cơ sở để lựa chọn biện pháp thực nghiệm - Cơ sở lí luận:
Từ kết quả nghiên cứu lí luận về đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực cũng như thích ứng của giáo viên với đánh giá theo tiếp cận năng lực, chúng tôi nhận thấy muốn đề xuất được biện pháp tâm lí – giáo dục cần dựa vào cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. Thích ứng của GVTH là sự thay đổi nhận thức, thái độ và kĩ năng trong đó kĩ năng là yếu tố quyết định đến chất lượng của quá trình thích ứng. Muốn nâng cao khả năng thích ứng của GV chúng ta cần tác động vào cả 3 mặt của quá trình thích ứng. Ở đây chúng tôi tác động đến việc thay đổi nhận thức và kĩ năng đánh giá của giáo viên.
- Cơ sở thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu thực trạng thích ứng của GVTH tỉnh Sơn La với ĐG theo TCNL cho thấy, mức độ thích ứng của giáo viên còn ở mức trung bình trên cả 3 mặt:
nhận thức, thái độ, kĩ năng. Trong đó, mặt thích ứng về kĩ năng ở mức độ thấp nhất.
Chính vì thế, chúng tôi thiết nghĩ cần có những biện pháp tâm lí – giáo dục phù hợp tác động vào giáo viên, có thể nâng cao mức độ thích ứng về kĩ năng cho giáo viên, giúp họ nâng cao hiệu quả trong đánh giá cũng như trong công tác dạy học.
* Giả thuyết thực nghiệm:
Có thể nâng cao thích ứng về kĩ năng của GV với đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực bằng cách sử dụng biện pháp tâm lí – giáo dục thông qua tập huấn về
“Đánh giá và kĩ thuật đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực” tại một trường tiểu học cụ thể được lựa chọn thực nghiệm.
* Thời gian và khách thể thực nghiệm:
- Thời gian thực nghiệm: Từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2017
- Khách thể thực nghiệm: 33 giáo viên tiểu học của trường tiểu học Chiềng Khoong, huyện Sông Mã.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
- Biến độc lập và biến phụ thuộc:
Biến độc lập là sử dụng biện pháp tác động đến nhận thức, kĩ năng đánh giá của giáo viên; Biến phụ thuộc là sự thay đổi mức độ thích ứng với đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực của giáo viên tiểu học ở tỉnh Sơn La.
* Nội dung và cách thức thực nghiệm:
Tiến hành tập huấn nhằm nâng cao kĩ năng cho giáo viên về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực. Thực nghiệm khẳng định sự thay đổi về kĩ năng của giáo viên tiểu học khi đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực thông qua các nội dung công việc sau:
Nội dung 1: Bản chất của đánh giá theo tiếp cận năng lực
Nội dung 2: Một số kĩ thuật đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực Nội dung 3: Thực hành kĩ năng đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực.
* Các bước tiến hành:
- Bước 1: Đo nghiệm sự thích ứng với đánh giá theo TCNL qua các biểu hiện ở cả hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm ở trường tiểu học Chiềng Khoong, Sông Mã, Sơn La.
- Bước 2: Tiến hành các biện pháp tác động đối với nhóm thực nghiệm.
Nhóm đối chứng không có sự tác động. Trong bước này, tác giả luận án tiến hành các công việc:
+ Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho giáo viên về đánh giá học sinh theo TCNL.
+ Tổ chức rèn luyện kĩ năng đánh giá học sinh theo TCNL thông qua 2 kĩ thuật đánh giá: kĩ năng đánh giá bằng nhận xét; kĩ năng ra đề kiểm tra theo TCNL.
Việc rèn luyện kĩ năng được tiến hành theo các bước:
+ Cung cấp tri thức về đánh giá theo tiếp cận năng lực trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học;
+ Giáo viên tiểu học nắm vững lí thuyết về đánh giá HS theo TCNL;
+ GVTH quan sát một số tình huống/ hành động mẫu để nắm được trình tự các thao tác, kĩ thuật đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực;
+ GVTH vận dụng các tri thức hành động để thực hiện đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực;
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
+ GVTH vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong việc giải quyết các tình huống khác nhau trong đánh giá học sinh.
Tác giả luận án xây dựng tài liệu tập huấn như sau:
Chương 1: Đánh giá và đánh giá theo tiếp cận năng lực
Chương 2: Một số văn bản quy định đánh giá học sinh tiểu học Chương 3: Kĩ thuật đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực
Các tình huống được xây dựng nhằm rèn luyện kĩ năng đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực. Chúng tôi yêu cầu giáo viên nhập vai để tiến hành xử lí tình huống, thông qua đó họ vận dụng được những tri thức về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực để tiến hành đánh giá học sinh.
Khi xây dựng các bài tập tình huống chúng tôi tham khảo ý kiến các giáo viên tiểu học đã có kinh nghiệm trong dạy học; ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lí giáo dục… Trong quá trình đánh giá học sinh theo TCNL, giáo viên thường gặp một số khó khăn như: thiết kế đề kiểm tra theo hướng phát huy năng lực học sinh; đưa ra lời nhận xét mang tính tích cực; đưa học sinh vào những tình huống trải nghiệm thực tiễn…. Do đó, chúng tôi tiến hành xây dựng một số tình huống để hình thành các kĩ năng tương ứng. Để hình thành được kĩ năng đánh giá, chúng tôi cho giáo viên nhập vai để xử lí các bài tập tình huống.
- Bước 3: Đo lại thực trạng ở cả hai nhóm. Chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ thay đổi nhận thức và kĩ năng đánh giá của giáo viên bằng phiếu hỏi, quan sát, bài tập tình huống; So sánh giữa 2 lần đo để khẳng định tính khả thi của biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả của đánh giá theo TCNL của giáo viên tiểu học.
2.3.9. Phương pháp thống kê toán học
Số liệu được điều tra được xử lí qua phần mềm SPSS 20.0. Tiến hành phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận. Cụ thể như sau:
- Phân tích thống kê mô tả, chúng tôi sử dụng các thông số sau:
+ Điểm trung bình cộng (Mean): được dùng để tính điểm đạt được của từng mệnh đề, từng nội dung của các mặt nhận thức, thái độ, kĩ năng trong thích ứng của giáo viên tiểu học khi đánh giá theo tiếp cận năng lực.
+ Độ lệch chuẩn (Standardized Deviation): được dùng để mô tả mức độ phân tán hay tập trung của các câu trả lời đã được lựa chọn của khách thể nghiên cứu
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
+ Tần xuất (frequency) và tỉ lệ phần trăm (percent): số lần xuất hiện và tỉ lệ phương án trả lời các câu hỏi về nội dung trong bảng hỏi.
- Phân tích thống kê suy luận, bao gồm:
+ Phân tích so sánh giữa các biến số: trong nghiên cứu này, các biến số như:
thâm niên công tác, trình độ, địa bàn công tác đều được đưa ra để so sánh, đối chiếu với các biểu hiện của thích ứng. Chủ yếu dùng phép so sánh giá trị trung bình. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với p< 0,05.
+ Phân tích tương quan: xác định mối liên hệ giữa các mặt của quá trình thích ứng, sự phụ thuộc của thích ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của giáo viên tiểu học. Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng hệ số tương quan Pearson (r). Hệ số này có giá trị từ -1 đến +1, cho biết độ mạnh và hướng của mối liên hệ đó. Giá trị + (r>0), cho biết mối liên hệ nghịch giữa hai biến số; giá trị - (r<0) cho biết mối liên hệ nghịch giữa hai biến số. Khi r = 0 thì hai biến số đó không có mối liên hệ. Lựa chọn p= 0,05 là cấp độ có ý nghĩa, khi p< 0,05 thì giá trị r được chấp nhận là có ý nghĩa về mối liên hệ giữa hai biến số.