Kết quả thực nghiệm tác động

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học thích ứng của giáo viên tiểu học tỉnh sơn la với đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực (Trang 152 - 157)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ THÍCH ỨNG CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH SƠN LA VỚI ĐÁNH GIÁ HỌC SINH

3.5. Thực nghiệm tác động

3.5.2. Kết quả thực nghiệm tác động

Kết quả TN được được trình bày theo các khía cạnh:

Thứ nhất, đánh giá chung sự thay đổi thích ứng với ĐG theo TCNL trước TN và sau TN;

Thứ hai, đánh giá sự thay đổi thích ứng của GVTH với ĐG theo TCNL trước TN và sau TN qua các biểu hiện;

Thứ ba, đánh giá sự thay đổi kỹ năng đánh giá của giáo viên tiểu học theo TCNL trước TN và sau TN.

3.5.2.1. Đánh giá sự thay đổi mức độ thích ứng của giáo viên tiểu học với đánh giá theo tiếp cận năng lực trước và sau thực nghiệm

a. Đánh giá chung về sự thay đổi mức độ thích ứng của giáo viên với đánh giá theo tiếp cận năng lực của giáo viên tiểu học trước và sau thực nghiệm

Bảng 3.28. Sự thay đổi thích ứng của giáo viên tiểu học với đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực trước thực nghiệm và sau thực ngiệm S

T T

Nhóm Lần đo Mức độ

Đối chứng Thực nghiệm Kiểm

định độ tin cậy của các số % Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN

N % N % N % N %

1 Thích ứng cao 0 0 0 0 0 0 26 78,8 - 2 Thích ứng TB 28 84,8 29 87,9 25 75,8 7 21,2 + 3 Thích ứng thấp 5 15,2 4 12,1 8 24,2 0 0 +

Mẫu khảo sát 33 33 33 33 33

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Nhận xét: Kết quả TN cho thấy biện pháp tác động: Nâng cao nhận thức cho giáo viên về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực và tổ chức rèn luyện kĩ năng đánh giá theo tiếp cận năng lực cho giáo viên đã làm thay đổi mức độ thích ứng của giáo viên với đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực.

Nhóm ĐC có sự thay đổi nhưng không đáng kể, còn nhóm TN có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể, nhìn vào bảng số liệu chúng tôi thấy, ở nhóm thích ứng cao, không có sự thay đổi gì; còn nhóm thích ứng trung bình tăng lên từ 84,8% đến 87,9%; mức độ thích ứng thấp giảm từ 15,2% còn 12,1%. Trong khi đó, mức độ thích ứng với ĐGHS theo TCNL ở nhóm TN có sự thay đổi đáng kể: nhóm thích ứng cao tăng từ 0% đến 78,8%; nhóm thích ứng trung bình giảm từ 75,8% xuống còn 21,2%; nhóm thích ứng thấp giảm từ 24,2,5% xuống 0%.

b. Đánh giá sự thay đổi thích ứng với ĐGHS theo TCNL trước và sau thực nghiệm qua các biểu hiện

Sự thích ứng với đánh giá học sinh của giáo viên nhóm TN và nhóm ĐC thể hiện qua các biểu hiện cụ thể, tổng hợp kết quả nghiên cứu ba mặt biểu hiện của thích ứng đã nghiên cứu ở trên chúng tôi có số liệu tại bảng sau:

Bảng 3.29: Thích ứng với đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực thể hiện qua 3 biểu hiện trước và sau thực nghiệm

S T T

Nhóm Lần đo Biểu hiện

Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm ĐTBTTN ĐTBSTN

Hiệu

số ĐTB TTN ĐTBSTN Hiệu số

1 Nhận thức 1,92 1,96 0,04 1,85 2,62 0,77

2 Thái độ 1,74 1,81 0,07 1,77 2,40 0,63

3 Kỹ năng 1,59 1,77 0,18 1,62 2,22 0,60

Chung 1,75 1,85 0,10 1,75 2,41 0,66

Nhận xét:

- Kết quả TN cho thấy dưới ảnh hưởng của biện pháp tác động thì các biểu hiện tâm lí của sự thích ứng với đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực thay đổi và thay đổi theo chiều hướng đi lên và không đồng đều. Cụ thể: ở nhóm thực nghiệm, nhận thức của giáo viên thay đổi rõ rệt, từ ĐTBTTN= 1,85 tăng lên ĐTBsTN

= 2,62; Độ lệch 0,77; biểu hiện thái độ tăng từ ĐTBTTN = 1,77 lên ĐTBsTN = 2,4;độ lệch 0,63; kĩ năng tăng từ ĐTBTTN = 1,62 lên ĐTBsTN = 2,22; độ lệch 0,60. Như vậy

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

có thể thấy, biểu hiện về nhận thức của giáo viên thay đổi rõ rệt sau đó là thái độ và cuối cùng là kĩ năng. Các biểu hiện thay đổi đó được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.7: Thích ứng với đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực của nhóm thực nghiệm thể hiện qua 3 biểu hiện trước và sau thực nghiệm

Kiểm định T - Test cho kết quả như sau:

Bảng 3.30. Kiểm định T -Test kết quả thích ứng với đánh giá học sinh tiểu học trước và sau thực nghiệm

Trước TN Sau TN P

N ĐTB ĐLC N ĐTB ĐLC

0,00

33 1,75 0,32 33 2,41 0,45

Sau thực nghiệm, mức độ thích ứng của giáo viên với đánh giá học sinh được tăng lên và sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (P=0,00<P=0,05). Sự thay đổi đó được thể hiện ở cả 03 mặt: nhận thức, thái độ và kỹ năng.

c. Đánh giá sự thay đổi kỹ năng đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực của giáo viên tiểu học trước và sau thực nghiệm

Bảng 3.31: Mức độ thay đổi kỹ năng đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực của giáo viên trước và sau thực nghiệm Nhóm

Lần đo Mức độ

Nhóm ĐC Nhóm TN

Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN

N % N % N % N %

Thay đổi nhiều 0 0 0 0 0 0 8 24,2

Ít thay đổi 13 39,4 25 75,8 21 63,6 25 75,8 Không thay đổi 20 60,6 8 24,2 12 36,4 0 0

Mẫu thực nghiệm 33 33 33 33

1.92 1.96 1.85

2.62

1.74 1.81 1.77

2.4

1.59 1.77

1.62

2.22

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

TTN STN TTN STN

Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm

1 Nhận thức 2 Thái độ 3 Kỹ năng

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Sau TN, kĩ năng đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực được thay đổi đáng kể ở nhóm thực nghiệm; nhóm đối chứng có thay đổi tuy nhiên không nhiều. Biểu hiện cụ thể, nhóm đối chứng biểu hiện thay đổi nhiều vẫn giữ nguyên; biểu hiện ít thay đổi có tăng lên từ 13/33 GV đến 25/33 giáo viên; biểu hiện không thay đổi giảm từ 60,6% xuống còn 24,2 %. Đối với nhóm thực nghiệm, vì có sự tác động nên có biểu hiện thay đổi rõ rệt. Trước thực nghiệm không có giáo viên nào thay đổi nhiều, sau thực nghiệm có tới 8 giáo viên có sự thay đổi nhiều chiếm 24,2 %; có tới 75,8% giáo viên thay đổi ít, trong khi đó trước thực nghiệm có 63,6% giáo viên.

Đối với biểu hiện không thay đổi, trước thực nghiệm có 12/33 GV chiếm 36,4%, sau thực nghiệm không còn giáo viên nào không thay đổi về kĩ năng đánh giá. Điều này lí giải được là do giáo viên hiểu được bản chất của đánh giá theo tiếp cận năng lực, giáo viên cũng ít nhiều thay đổi được kĩ năng đánh giá trên cơ sở có những thái độ đúng đắn khi đánh giá học sinh. Điều này được cụ thể hóa qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.8. Sự thay đổi kỹ năng đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực của giáo viên tiểu học

Kết quả thực nghiệm về kĩ năng đánh giá học sinh tiểu học cho thấy, ảnh hưởng của biện pháp tâm lí sư phạm đã thay đổi kĩ năng cho giáo viên và thay đổi theo chiều hướng đi lên. Cụ thể: nhóm đối chứng có sự thay đổi tuy nhiên không đáng kể, từ ĐTBTTN = 1,54 và ĐTBSTN = 1,88. Nhóm thực nghiệm biến đổi rõ ràng hơn: từ ĐTBTTN = 1,53 và ĐTBSTN = 2,44. Trong đó, kĩ năng Thiết kế đề kiểm tra theo hướng phát huy năng lực học sinh tăng lên từ ĐTBTTN = 1,48 đến ĐTBSTN = 2,37; độ lệch 0,89; kĩ năng Đưa ra lời nhận xét mang tính tích cực tăng lên từ

1.44

1.85

1.48

2.37

1.55

1.92

1.51

2.55

1.62

1.88

1.59

2.4

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

TTN STN TNN STN

Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm

Kĩ năng thiết kế đề kiểm tra theo hướng phát huy NL của HS

Kĩ năng đưa ra lời nhận xét mang tính tích cực

Kĩ năng đưa HS vào những tình huống trải nghiệm thực tế

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

ĐTBTTN = 1,51 và ĐTBSTN = 2,55; kĩ năng Đưa học sinh vào những tình huống trải nghiệm thực tiễn tăng từ ĐTBTTN = 1,59 và ĐTBSTN = 2,40.

Kiểm định T - Test cho kết quả như sau:

Bảng 3.32. Kiểm định T -Test kết quả thích ứng trong kĩ năng đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực trước và sau thực nghiệm

Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm P

N ĐTB ĐLC N ĐTB ĐLC

0,00

33 1,53 0,42 33 2,44 0,28

Sau thực nghiệm, mức độ thích ứng của giáo viên trong kĩ năng đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực được tăng lên và sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (P=0,00<P=0,05). Sự thay đổi đó được thể hiện ở cả 3 kĩ năng: thiết kế đề kiểm tra theo hướng phát huy năng lực của học sinh; đưa ra lời nhận xét tích cực; đưa học sinh vào những tình huống trải nghiệm thực tiễn.

Qua phỏng vấn một số giáo viên, chúng tôi nhận thấy, giáo viên cũng đã hào hứng hơn trong việc đánh giá học sinh tiểu học. Chẳng hạn, thầy Vũ Hoàng Th. – một giáo viên tiểu học trong nhóm thực nghiệm cho rằng: “Trước đây chúng tôi thường nhận xét học sinh theo hướng tiêu cực nhưng sau một thời gian được tập huấn và trải nghiệm các kĩ năng đánh giá học sinh, chúng tôi nhận thấy với học sinh tiểu học, việc nhận xét tích cực giúp các em học tập hăng say, tinh thần phấn chấn và yêu thích đến trường; chúng tôi cũng đã tập và thực hành các kĩ năng nhận xét học sinh theo chiều hướng tích cực và thấy mình hoàn toàn có thể thay đổi nếu mình tin vào vào học sinh và tạo cho các em cơ hội để phát huy các năng lực của bản thân mình”. Hay cô Nguyễn Thị L.A – giáo viên trong nhóm thực nghiệm cũng cho rằng: “Việc thiết kế đề thi theo tiếp cận năng lực giờ đây với tôi cũng trở nên dễ dàng hơn, tôi cũng đã hiểu sâu hơn khi phân chia các mức độ về kiến thức, kĩ năng và năng lực của học sinh thông qua việc kiểm tra kết quả học tập của học sinh sau một kì, hoặc một năm học. Chúng tôi nhận thấy, đánh giá theo Thông tư 32 giáo viên quá tập trung vào việc đánh giá kiến thức, kĩ năng là chính nhưng từ khi có sự thay đổi đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 30 nay là thông tư 22 của Bộ GD và ĐT hướng đến việc hình thành các năng lực của học sinh. Ban đầu chúng tôi

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

thấy rất khó khăn để thiết kế một ma trận và đề kiểm tra theo hướng phát huy năng lực học sinh, tuy nhiên giờ đây chúng tôi đã làm tốt được điều này”

Kết quả thực nghiệm cho thấy, một số biện pháp tác động mà chúng tôi tác động đều mang tính khả thi đối với việc nâng cao khả năng thích ứng của giáo viên tiểu học với đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực.

3.5.2.2. Đánh giá sự thay đổi kỹ năng đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực trước và sau thực nghiệm thông qua quan sát

Để đánh giá cụ thể hơn về mức độ thích ứng với đánh giá của giáo viên tiểu học, chúng tôi còn tiến hành quan sát giáo viên qua một số tiết dạy cũng như quan sát sản phẩm đánh giá của giáo viên thể hiện trên vở bài tập của học sinh….trước và sau thực nghiệm. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.33: Kết quả quan sát kỹ năng đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực

ST T

Lần đo Mức độ

Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm ĐTB Xếp loại ĐTB Xếp loại

1 Tính thay đổi 1,81 Trung bình 2,48 Cao

2 Tính chủ động 1,70 Trung bình 2,44 Cao

3 Tính hiệu quả 1,74 Trung bình 2,37 Trung bình

Chung 1,75 Trung bình 2,43 Cao

Kết quả thực nghiệm cho thấy, kĩ năng đánh giá học sinh của giáo viên tiểu học thông qua việc quan sát cũng có thay đổi đáng kể, với điểm trung bình là trước thực nghiệm là 1,75 và sau thực nghiệm là 2,43. Biểu hiện cụ thể qua tính thay đổi;

tính tích cực và tính hiệu quả. Ở tính thay đổi, ĐTBTTN = 1,81 và ĐTBSTN = 2,48, độ lệch 0,67. Tính tích cực với ĐTBTTN = 1,70 và ĐTBSTN = 2,44; Tính hiệu quả với ĐTBTTN = 1,74 và ĐTBSTN = 2,37. Như vậy, cả 3 tiêu chí đều có sự thay đổi mức độ thích ứng, chứng tỏ biện pháp tác động có tính khả thi.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học thích ứng của giáo viên tiểu học tỉnh sơn la với đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực (Trang 152 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(243 trang)