1.5.1.1. Mô hình nâng cao nhận thức cộng đồng về PHSKT
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về PHSKT đồng thời thông báo cho cha/mẹ trẻ về các dịch vụ PHS - CTS khuyết tật sẵn có tại địa phương và lợi ích của việc PHS - CTS khuyết tật ở trẻ em [143]. Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về PHSKT đƣợc thực hiện bằng nhiều biện pháp nhƣ: phổ biến các tài liệu PHSKT cho cộng đồng, thông báo công khai về các dịch vụ thông qua truyền hình, radio, báo chí, tờ rơi, áp phích hoặc cung cấp số điện thoại miễn phí, trang Web [143].
Mô hình tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về PHSKT có ƣu điểm là một trong những cách tốt nhất để tăng cường PHSKT ở trẻ em [82]. Chiến dịch tuyên truyền
Luận án Y tế cộng đồng
ngoài tác dụng tạo ra những ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng nhận thông tin nó còn tạo ra những ảnh hưởng gián tiếp thông qua các cá nhân có ảnh hưởng và các nhà hoạch định chính sách [52]. Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế là bối cảnh và các yếu tố khác có thể làm sai lệch kết quả của tuyên truyền. Các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng cần có chiến lƣợc rõ ràng, kết hợp với nhiều hoạt động khác thì mới có tác động đến thay đổi thái độ và hành vi [51].
Mô hình này đã được áp dụng và cho kết quả tốt trong chương trình “Tìm hiểu các dấu hiệu, hành động sớm”, dự án tương lai tươi sáng cho gia đình (Bright Futures for Families). Chương trình trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Maryland giúp các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ em tìm hiểu về sự phát triển bình thường của trẻ em và các dấu hiệu phát hiện sớm trẻ tự kỷ và các rối loạn phát triển khác [81], [156], [97].
1.5.1.2. Mô hình tiếp cận dịch vụ
Mô hình tiếp cận dịch vụ (Outreach) tập trung vào việc tiếp cận đối tƣợng cung cấp thông tin sơ cấp và xác định trẻ có cần can thiệp sớm hay không đồng thời cũng thông báo, giới thiệu các dịch vụ can thiệp sớm, các chương trình giáo dục đặc biệt ở các trường mầm non hoặc ở các chương trình khác. Nguồn thông tin sơ cấp có thể từ bác sĩ, y tá, nhân viên bệnh viện hoặc các chương trình chăm sóc trẻ em…[137]. Chương trình tiếp cận dịch vụ có thể đƣợc tổ chức thành nhiều loại và không loại trừ lẫn nhau nhƣ:
Tiếp cận với các bác sĩ (Outreach to Physicians), tiếp cận với các bệnh viện (Outreach to Hospitals), tiếp cận cộng đồng (Community Outreach), tiếp cận nguồn thông tin về phát triển và hành vi của trẻ từ cha/mẹ trẻ, tiếp cận dịch vụ thông tin mang tính giáo dục (Educational Outreach), thực hiện ý kiến lãnh đạo (Opinion Leader Practices) [67].
Mô hình tiếp cận dịch vụ có ƣu điểm là kết hợp đồng thời PHS – CTS nhƣng hạn chế là các bác sỹ có xu hướng sử dụng danh sách các mốc phát triển để kiểm tra nhưng thiếu các tiêu chí và các mốc phát triển không đƣợc định nghĩa cụ thể rõ ràng [94]. Thiếu bác sỹ có đầy đủ kiến thức về giáo dục, phát triển và tâm lý [128]. Các bác sỹ thường không thực hiện đo lường trong mỗi lần thăm khám do mất nhiều thời gian để đánh giá nhưng kinh phí thu được không tương xứng [73]. Quá phụ thuộc vào quan sát lâm sàng mà không có hỗ trợ đo lường [78], [73]. Nhận thức hạn chế của những người giới thiệu trẻ nên rất nhiều trẻ em có vấn đề về phát triển đã không đƣợc gọi đến để đánh giá [73].
Luận án Y tế cộng đồng
Thiếu sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý nên khó khăn trong việc sử dụng các công cụ sàng lọc chất lƣợng. Hạn chế thời gian và tiền bạc [73]. Hạn chế của hình thức này là nếu không có sự tham gia và sự đồng thuận của các nhà lãnh đạo địa phương thì chương trình PHS - CTS sẽ có nguy cơ thất bại [122].
Mô hình này đã đƣợc áp dụng và cho kết quả tốt trong dự án Strategies for Effective and Efficient Keiki (Child) Find và chương trình Early Head Start của Mỹ [137], [100].
1.5.1.3. Mô hình sàng lọc tại cộng đồng
Mô hình sàng lọc phát triển tại cộng đồng là các chương trình được thiết kế để xác định xem trẻ em có hay không có sự chậm phát triển hoặc KT hoặc cần phải đƣợc theo dõi thêm. Mặc dù các chương trình sàng lọc phát triển có thể khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ em nhƣng sàng lọc phát triển tập trung vào đánh giá nhận thức, giao tiếp, vận động, xã hội, tình cảm, cảm xúc, khả năng độc lập và phát triển cảm giác. Chương trình sàng lọc KT tại cộng đồng được thực hiện thông qua các chương trình can thiệp sớm và các chương trình giáo dục đặc biệt tại các trường mầm non để từ đó PHS những trẻ em trong quần thể chung hay quần thể đích cần đƣợc can thiệp sớm hoặc cần đƣợc học tại các trường mầm non có chương trình giáo dục đặc biệt dành cho TKT [49], [78]. Ưu điểm là kết hợp đồng thời phát hiện sớm và can thiệp sớm và số lƣợng trẻ đƣợc sàng lọc lớn. Hạn chế là cần nhiều kinh phí, thời gian và thiếu các chuyên gia có đầy đủ kiến thức và kỹ năng đánh giá phát triển trẻ em [73], [128].
1.5.1.4. Mô hình đăng ký trẻ có nguy cơ khuyết tật
Mô hình đăng ký trẻ có nguy cơ bị KT là cơ sở dữ liệu bao gồm tên và thông tin nhận dạng cá nhân của những trẻ có nguy cơ bị KT sau này [136]. Hạn chế của mô hình này là không theo dõi đƣợc sự phát triển của trẻ vì có rất ít gia đình phản hồi lại sau khi trẻ ra viện [73]. Đăng ký trẻ có nguy cơ bị KT được thông qua các chương trình sau: Chương trình giám sát dị tật bẩm sinh, chương trình theo dõi và đánh giá định kỳ sự phát triển của trẻ em, chương trình sàng lọc sơ sinh…
1.5.1.5. Mô hình quan hệ đối tác và hợp tác
Mô hình dự án quan hệ đối tác và hợp tác (Partnerships and Collaborative Projects) đƣợc tổ chức bằng các hình thức nhƣ: Hợp tác tại các văn phòng bác sĩ (Physician Office - Based Collaborations), hợp tác tại các bệnh viện (Hospital - Based Collaborations), hợp
Luận án Y tế cộng đồng
tác tại cộng đồng (Community - Based Collaborations). Mô hình này có ƣu điểm là tối đa hóa khả năng xác định trẻ sơ sinh có nguy cơ cao từ rất sớm và sắp xếp hợp lý vào hệ thống can thiệp sớm, giảm sự trùng lặp của việc đánh giá và tăng tốc độ việc cung cấp các dịch vụ cho các gia đình có TKT [103]. Tinh giản hóa quá trình sàng lọc và nâng cao sự hợp tác giữa các chuyên gia đồng thời tạo cơ hội cho các chuyên gia thực hiện sàng lọc một số lƣợng lớn trẻ em cho nhiều dạng KT khác nhau. Mô hình này đƣợc áp dụng trong chương trình PHS - CTS hoặc các chương trình giáo dục đặc biệt.
1.5.2. Tại Việt Nam
Cho đến nay, tại Việt Nam hoạt động PHSKT ở trẻ em chủ yếu đƣợc thực hiện theo 3 mô hình sau:
1.5.2.1. Mô hình nâng cao nhận thức cộng đồng
Được áp dụng trong chương trình PHCNDVCĐ [8]. Theo báo cáo đánh giá thực hiện“Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006 - 2010” của Bộ lao động - Thương binh và xã hội cho thấy mạng lưới PHCNDVCĐ đã được phát triển ở 51/63 tỉnh, thành phố với hơn 50% số huyện, trên 50% số xã, khoảng 74% NKT sống tại các địa phương được hưởng lợi từ mạng lưới này [3]. Mặc dù đã đạt được kết quả như trên nhưng mô hình này chƣa tập chung nhiều đến đến việc nâng cao kiến thức thái độ và thực hành phát hiện sớm khuyết tật cho các bà mẹ có con dưới 6 tuổi (đối tượng có rất nhiều lợi thế khi thực hiện phát hiện sớm thông qua các bà mẹ nhƣ đã phân tích ở phần 1.1.2.6) và vẫn còn những tồn tại đã phân tích ở phần 1.3.2.
1.5.2.2. Mô hình sàng lọc khuyết tật ở trẻ em tại cộng đồng
Mô hình sàng lọc khuyết tật ở trẻ em tại cộng đồng được thực hiện trong chương trình PHCNDVCĐ [8], một số dự án của nước ngoài như: dự án “Khác biệt bẩm sinh” do Handicap International phối hợp với trường Đại học Y Dược Huế thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế [23]. Trung tâm phát triển sức khỏe bền vững (VietHealth) tổ chức tại Vĩnh Long, Đà Nẵng, Phú Thọ và Bắc Giang [17], [21]. Hướng dẫn PHS - CTS trẻ khuyết tật của Bộ Y tế năm 2011 cũng theo mô hình này [9]. Hoạt động chính của hầu hết các chương trình này là khám sàng lọc trẻ nghi ngờ khuyết tật để phát hiện trẻ khuyết tật, chƣa tập chung nhiều vào công tác truyền thông nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành phát hiện sớm khuyết tật cho các bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại cộng đồng.
Luận án Y tế cộng đồng
1.5.2.3. Mô hình đăng ký trẻ có nguy cơ khuyết tật
Đƣợc thực hiện trong đề án nâng cao chất lƣợng dân số thông qua xây dựng và mở rộng hệ thống sàng lọc trước sinh và sơ sinh đến năm 2010 và chương trình sàng lọc mất thính lực bẩm sinh ở sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội [2], [31]. Các hoạt động chính của mô hình này là tổ chức xây dựng màng lưới. Xây dựng giáo trình, đào tạo và huấn luyện nhân viên Y tế. Nâng cấp các phòng xét nghiệm. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tập chung vào nội dung sàng lọc trước sinh và sơ sinh chưa có nội dung giúp cho các bà mẹ phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ dưới 6 tuổi.
1.5.3. Mô hình PHSKT ở trẻ em trong nghiên cứu
Trong 5 mô hình tăng cường PHSKT ở trẻ em thì mô hình nâng cao nhận thức cộng đồng về PHSKT là một trong những cách tốt nhất để tăng cường PHSKT ở trẻ em [82].
Mô hình này đã được áp dụng và cho kết quả tốt trong chương trình tăng cường PHSKT ở trẻ em trên thế giới [81], [97], [156]. Vì những lý do trên và cân nhắc đến nguồn lực, tính khả thi và chủ đề của nghiên cứu (nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT ở trẻ em cho các bà mẹ có con từ 0 -12 tháng tuổi) NCS đã áp dụng mô hình nâng cao nhận thức của cộng đồng về PHSKT ở trẻ em trong nghiên cứu.
Luận án Y tế cộng đồng
Hình1.1.Mô hình tăng cường phát hiện sớm khuyết tật cho các bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại huyện Hoài Đức – TP. Hà Nội
Theo dõi ở các mốc tuổi tiếp theo
Truyền thông về PHSKT
Các bà mẹ phát hiện các dấu hiệu bất thường KAP về PHSKT của các bà
mẹ đƣợc nâng cao
Trẻ bình thường
Cán bộ Y tế tổ chức - Khám xác định khuyết tật - Đánh giá nhu cầu can thiệp sớm - Tƣ vấn can thiệp
- Quản lý trẻ khuyết tật
Trẻ nghi ngờ bị rối loạn phát triển
Bà mẹ liên hệ với cán bộ Y tế
Luận án Y tế cộng đồng