CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.8. Các hoạt động can thiệp
Các hoạt động can thiệp đƣợc tiến hành từ tháng 5/2015 đến hết tháng 5/2016 (12 tháng). Đối tượng là các bà mẹ có con dưới 6 tuổi và trẻ dưới 6 tuổi.
2.8.1. Cơ sở để xây dựng chương trình can thiệp
Đánh giá ban đầu qua phỏng vấn bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi (bao gồm cả KT và không KT) đã cung cấp một số nội dung cơ bản để xây dựng chương trình can thiệp theo mô hình Information, Motivation and Behavioural Skills Model (hình 2.2). Cụ thể các nội dung cơ bản đã đƣợc sử dụng để xây dựng mô hình can thiệp nhƣ sau:
2.8.1.1. Yếu tố thông tin
Qua điều tra thực trạng cho thấy, cơ bản các bà mẹ có con 0 - 12 tháng tuổi nhận thức đƣợc tầm quan trọng của PHSKT nhƣng hạn chế kiến thức về các dấu hiệu PHS các dạng KT và khi họ phát hiện ra những dấu hiệu nghi ngờ KT họ không biết cách xử trí nhƣ thế nào khiến cho việc chẩn đoán xác định KT bị muộn.
Luận án Y tế cộng đồng
2.8.1.2. Yếu tố động lực
Là yếu tố thúc đẩy bà mẹ theo dõi sự phát triển của trẻ và đƣa trẻ đi khám ngay khi thấy trẻ có DHBT. Kết quả đánh giá trước can thiệp cho thấy vẫn còn hiện tượng các bà mẹ giấu giếm khi con có DHBT. Không tin tưởng vào khả năng cải thiện tình trạng KT cũng như không tin tưởng vào khả năng sống độc lập và học tập của TKT. Có những trường hợp họ biết con họ có DHBT nhưng không biết khám ở đâu. Đặc biệt có nhiều trường hợp đã được chẩn đoán xác định KT nhưng họ không biết các biện pháp phục hồi chức năng tại nhà phù hợp hoặc nơi can thiệp phù hợp. Từ những lý do trên, cần phải có những hoạt động nhằm thay đổi động lực PHSKT của các bà mẹ để bà mẹ thường xuyên theo dõi phát triển của con mình và đƣa trẻ đi khám ngay khi phát hiện trẻ có DHBT.
2.8.1.3. Yếu tố kỹ năng phát hiện sớm khuyết tật
Kết quả điều tra trước can thiệp cho thấy các bà mẹ không thường xuyên theo dõi phát triển của trẻ và không có kỹ năng phát hiện các dấu hiệu khuyết tật. Chính vì vậy cần có hoạt động nhằm tăng cường kỹ năng thực hành PHSKT cho các bà mẹ.
2.8.2. Chương trình can thiệp đã xây dựng
Dựa vào những phân tích trên chương trình can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về PHSKT ở trẻ em cho các bà mẹ có con dưới 6 tuổi đã xây dựng.
2.8.2.1. Tăng cường yếu tố thông tin
Nâng cao kiến thức về khái niệm, nguyên nhân về khuyết tật, định nghĩa về phát hiện sớm khuyết tật, các dạng khuyết tật, thông tin về các dấu hiệu nhận biết TKT, đặc biệt là cách xử trí khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ khuyết tật.
2.8.2.2. Tăng cường yếu tố động lực
Chuyên gia của Bệnh viện Nhi Trung ƣơng, NCS và CBYT của TTYT, TYT tăng cường tư vấn cho các bà mẹ TKT về các dịch vụ can thiệp sớm phù hợp.
Tăng cường nguồn thông tin về PHSKT ở trẻ em: Cung cấp các kênh thông tin và tài liệu về PHSKT ở trẻ em cho các bà mẹ có con dưới 6 tuổi.
2.8.2.3. Tăng cường kỹ năng phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ em
Hướng dẫn, hỗ trợ thực hành về cách phát hiện DHBT ở trẻ em khi bà mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng hoặc khi đưa trẻ đến khám bệnh tại TYT. Nếu các bà mẹ có nhu cầu hướng dẫn thực hành trực tiếp trong trường hợp CBYT của TYT giải quyết được thì thực hiện
Luận án Y tế cộng đồng
ngay tại TYT, nếu vƣợt quá khả năng thì hẹn vào ngày mồng 10 hàng tháng (buổi sáng tại TTYT Hoài Đức, buổi chiều tại TYT xã An Thƣợng) để các chuyên gia của khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn thực hành trực tiếp.
Hình 2.2. Khung lý thuyết áp dụng mô hình IMB trong tăng cường phát hiện sớm khuyết tật
Kỹ năng
- Theo dõi phát triển và phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ khuyết tât - Đƣa trẻ đi khám ngay khi phát hiện trẻ có DHBT
THÔNG TIN
- Kiến thức về khuyết tật và các biện pháp phòng ngừa khuyết tật - Kiến thức về PHSKT
- Kiến thức về các dấu hiệu nhận biết TKT.
- Kiến thức về cách xử trí khi nghi ngờ trẻ có khuyết tật
ĐỘNG LỰC
- Quan điểm/thái độ tích cực đối vớiTKT
- Quan niệm/niềm tin tích cực về vai trò của bà mẹ trong PHSKT tại cộng đồng
- Thái độ tích cực đối với PHSKT tại cộng đồng
- Thái độ tích cực trong tham gia các hoạt động PHSKT
- Thái độ về PHSKT
Đƣợc tƣ vấn dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật
Trẻ đƣợc phát hiện khuyết tật sớm hơn
Luận án Y tế cộng đồng
2.8.3. Các hoạt động can thiệp đã được thực hiện
Các hoạt động can thiệp can thiệp diễn ra trên toàn bộ 20 xã và thị trấn của huyện Hoài Đức, chủ yếu là hoạt động can thiệp truyền thông thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành PHSKT của các bà mẹ có con dưới 6 tuổi (chi tiết phụ lục 20).