Mô hình niềm tin sức khỏe đề cập đến nhận thức của cá nhân về mối đe dọa của một vấn đề sức khỏe (nhạy cảm, mức độ nghiêm trọng), những lợi ích của việc tránh các mối đe dọa và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định hành động (các rào cản, dấu hiệu hành động và hiệu quả của hành động). Khi động lực sức khỏe là trọng tâm thì mô hình này phù hợp để giải quyết các vấn đề hành vi dẫn đến vấn đề sức khỏe [70].
Mô hình niềm tin sức khỏe áp dụng cho các chương trình phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, tiêm chủng mở rộng, sàng lọc cao huyết áp, sàng lọc ung thƣ vú [70].
1.6.2. Lý thuyết hành vi theo kế hoạch
Lý thuyết hành vi theo kế hoạch khẳng định rằng để đạt đƣợc và duy trì sự thay đổi hành vi cần phải có ý định chấp nhận một hành vi tích cực hoặc từ bỏ một hành vi tiêu cực. Lý thuyết này cho rằng ý định thay đổi hành vi không chỉ bị ảnh hưởng bởi thái độ đối với các hành vi mà còn bị ảnh hưởng bởi nhận thức về chuẩn mực xã hội và mức độ nhận thức kiểm soát hành vi [155].
Lý thuyết hành vi theo kế hoạch được áp dụng nhiều trong các chương trình phòng chống hút thuốc lá, cai rƣợu, nuôi con bằng sữa mẹ [56], [124].
1.6.3. Lý thuyết hành động hợp lý
Lý thuyết hành động hợp lý giải thích và dự đoán nhiều hành vi khác nhau của con.
Dựa trên giả thuyết rằng con người có lý trí và vì thế các hành vi được khám phá và kiểm soát bởi ý chí. Lý thuyết này cung cấp một cấu trúc liên kết niềm tin, thái độ, ý định và hành vi cá nhân [58].
Lý thuyết hành động hợp lý được áp dụng trong các chương trình phòng chống hút thuốc lá, cai rƣợu, nuôi con bằng sữa mẹ, thắt đai an toàn hoặc đội mũ bảo hiểm, phòng chống lây truyền HIV/AIDS [124], [70].
1.6.4. Lý thuyết nhận thức xã hội
Lý thuyết nhận thức xã hội giải thích rằng con người học hỏi lẫn nhau bằng cách quan sát, tưởng tượng và làm mẫu. Lý thuyết cung cấp một khuôn mẫu cho sự hiểu biết, dự đoán về thay đổi hành vi của con người. Xác định hành vi con người như một sự tương tác của các yếu tố như: Yếu tố cá nhân, yếu tố hành vi và yếu tố môi trường [64], [132].
Luận án Y tế cộng đồng
Lý thuyết nhận thức xã hội đƣợc áp dụng nhiều trong lĩnh vực phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục/HIV [56], [64].
1.6.5. Mô hình thông tin, động lực, kỹ năng ứng xử
Mô hình thông tin, động lực, kỹ năng ứng xử (Information, Motivation and Behavioural Skills Model – IMB) chứng minh rằng thông tin là một điều kiện tiên quyết cho việc thay đổi hành vi, nhƣng chỉ có thông tin thì không đủ để làm thay đổi hành vi.
Động lực và kỹ năng hành vi là yếu tố quyết định quan trọng và độc lập với sự thay đổi hành vi. Thông tin và động lực tác động chủ yếu đến kỹ năng hành vi và ảnh hưởng đến hành vi. Tuy nhiên, khi các kỹ năng hành vi quen thuộc hoặc đơn giản thì thông tin và động lực có thể có tác động trực tiếp đến hành vi. Trên thực tế thì một người có động lực cao có thể có ít thông tin, hoặc một người có nhiều thông tin có thể có động lực thấp, nhƣng trong mô hình IMB có sự hiện diện của cả hai là thông tin và động lực do đó làm tăng khả năng thay đổi hành vi. Mục tiêu của mô hình là tạo lập ra các chương trình giáo dục sức khỏe hiệu quả [64], [132]. Mô hình IMB đƣợc WHO và Bộ Y tế Canada khuyến cáo áp dụng cho các chương trình giáo dục sức khỏe tình dục, phòng chống lây nhiễm HIV [132], [64]. Chương trình nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về tình dục và sức khỏe sinh sản cho TKT [32].
Hình 1.2. Mô hình thông tin, động lực, kỹ năng ứng xử 1.6.5.1. Thông tin
Thông tin là những kiến thức cơ bản, cần phải thích hợp, liên quan trực tiếp và ảnh hưởng đến sự thay đổi hành vi. Thông tin phải dễ dàng chuyển thành hành động, thông tin có thể điều chỉnh và có tính nhạy cảm văn hóa [32], [64].
Thông tin
Động lực
Kỹ năng ứng xử Thay đổi hành vi
Luận án Y tế cộng đồng
1.6.5.2. Động lực
Động lực gồm 3 loại hình sau: Động lực cảm xúc: Đáp ứng cảm xúc cá nhân về một hành vi thường sẽ xác định người đó có thực hành các hành động lành mạnh và cần thiết hay không. Động lực cá nhân: Thái độ và niềm tin liên quan đến hành vi của một cá nhân sẽ cho thấy cá nhân đó có muốn thực hiện hành vi đó hay không. Động lực xã hội:
Niềm tin của một cá nhân liên quan đến các chuẩn mực xã hội [32], [64].
1.6.5.3. Kỹ năng
Các đối tƣợng phải có kiến thức và đƣợc thực hành các kỹ năng cụ thể để giúp họ áp dụng và thực hiện hành vi. Trong 3 yếu tố của mô hình IMB thì yếu tố thông tin và yếu tố khuyến khích là 2 yếu tố cần thiết ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi còn kỹ năng thích hợp là yếu tố rất quan trọng làm thay đổi hành vi. Đây là lý do tại sao đào tạo kỹ năng là yếu tố then chốt của chương trình can thiệp Y tế công cộng [32], [64].
1.6. 6. Khung lý thuyết nghiên cứu
Trên đây là 5 mô hình/lý thuyết thay đổi hành vi cá nhân đƣợc đề cập và đƣợc sử dụng trong các can thiệp cộng đồng. Mỗi mô hình/lý thuyết có những điểm mạnh và sự phù hợp khác nhau với các chương trình can thiệp cũng như nguồn lực, chủ đề can thiệp. Qua tham khảo các tài liệu về thay đổi hành vi, nghiên cứu sinh thấy đã có nhiều nghiên cứu chứng minh các yếu tố thông tin, động lực và kỹ năng ứng xử trong mô hình thông tin, động lực, kỹ năng ứng xử là nền tảng cho chương trình can thiệp thay đổi hành vi sức khỏe [32], [45], [105]. Mặt khác thông tin, động lực và kỹ năng ứng xử là những khái niệm cơ bản dễ hiểu cho những người làm truyền thông sức khỏe cũng như những đối tượng của chương trình. WHO đã đánh giá mô hình IMB có hiệu quả trong vấn đề thúc đẩy quá trình thay đổi hành vi và có giá trị dự đoán và cũng có nhiều bằng chứng thực tế về hiệu quả của mô hình [108], [69], [48], [57], [85], [113]. Cân nhắc đến chủ đề can thiệp nghiên cứu sinh quan tâm (tăng cường khả năng PHSKT ở trẻ em của các bà mẹ), nguồn lực và khả năng can thiệp mang tính khả thi nghiên cứu áp dụng mô hình lý thuyết IMB và ứng dụng mô hình vào can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về PHSKT ở trẻ em cho các bà mẹ. NCS đã xây dựng khung lý thuyết dựa trên mô hình lý thuyết IMB cho can thiệp tại Hoài Đức (được trình bày chi tiết trong phần đối tượng và phương pháp nghiên cứu). Bộ công cụ trong nghiên cứu và các can thiệp đƣợc thiết kế
Luận án Y tế cộng đồng
dựa trên khung lý thuyết nêu trên cũng nhƣ các kiến thức có đƣợc trong phần tổng quan về PHSKT ở trẻ em.