Đổi mới giáo dục ở trường trung học [5], [11], [21]

Một phần của tài liệu Đề tài Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học phần Đại cương và Hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao (Trang 20 - 25)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH

1.1. Đổi mới giáo dục ở trường trung học [5], [11], [21]

1.1.1. Một số quan điểm định hướng đổi mới giáo dục trung học

Giáo dục phổ thông (GDPT) nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình GD tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Do vậy, GD cần thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện. Từ mục tiêu, nội dung, phương pháp và kiểm tra đánh giá. Việc đổi mới GD trung học được định hướng bởi những quan điểm, đường lối chỉ đạo của nhà nước thông qua các văn bản sau:

Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 qui định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.

Chiến lƣợc phát triển GD giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ:

"Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng

lực tự học của người học"; "Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi".

Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình GD trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới.

Những quan điểm định hướng trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lí cho việc đổi mới GDPT.

1.1.2. Định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

1.1.2.1. Chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực

Chương trình GD định hướng năng lưc ( định hướng kết quả đầu ra), nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học và hiện nay đã trở thành xu hướng GD quốc tế.

GD định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và

nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.

1.1.2.2. Về cấu trúc, nội dung chương trình, sách giáo khoa

Cấu trúc, nội dung chương trình, SGK phải đảm bảo chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và đảm bảo tính chỉnh thể, linh hoạt, thống nhất, khả thi.

- Đảm bảo kế thừa những thành tựu của Việt Nam và vận dụng hợp lí kinh nghiệm quốc tế về phát triển chương trình GDPT.

- Chương trình GDPT được xây dựng đảm bảo tiếp nối từ chương trình giáo dục mầm non đồng thời tạo nền tảng cho chương trình giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; đảm bảo liên thông giữa chương trình, SGK cấp học, lớp học, giữa các môn học và trong mỗi môn học, hoạt động GD .

- Nội dung GD đƣợc lựa chọn là những tri thức cơ bản, những giá trị lịch sử, văn hóa tinh hoa của dân tộc và nhân loại, những thành tựu khoa học tiên tiến,… đảm bảo vừa hội nhập quốc tế, vừa gắn kết với thực tiễn Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa; được thiết kế theo hướng giảm tính hàn lâm tăng tính thực hành, tăng cường vận dụng vào thực tiễn

- Chương trình đươc thiết kế theo hướng tích hợp cao ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở (THCS), phân hóa rõ dần từ cấp tiểu học đến cấp THCS sâu hơn ở cấp THPT. giảm số lƣợng môn học bắt buộc trong mỗi cấp học, lớp học và tăng các môn học, các chủ đề tự chọn đáp ứng nhu cầu. năng khiếu, định hướng nghề nghiệp của HS.

- Đảm bảo tính thống nhất toàn quốc về mục tiêu, nội dung và chuẩn chương trình; đảm bảo quyền tự chủ, linh hoạt cho các địa phương trong việc bổ sung một số nội dung học tập và quản lí, thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, đối tƣợng vùng miền, nhóm năng khiểu, nhóm thiệt thòi,…

- Chương trình phải đảm bảo tính khả thi về thời lượng học tập, sự phát triển độ ngũ GV, cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục trường phổ

thông; chỉ cơ sở GD có điều kiện mới triển khai từng phần hoặc toàn bộ chương trình, SGK mới.

1.1.3. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học [5]

1.1.3.1. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh

Đẩy mạnh đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức nhằm phát triển năng lực của HS theo hướng:

- Tiếp tục vận dụng và đổi mới các phương pháp GD theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức và thực tiễn,…

- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức GD trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường; tăng cường các hoạt động xã hội của HS; cân đối giữa dạy học và hoạt động GD, giữa hoạt động tập thể, nhóm nhỏ và cá nhân, giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn,…để vừa phát triển năng lực cá nhân vừa đảm bảo chất lƣợng GD cho mọi HS.

- Tăng cường hiệu quả của các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Tạo điều kiện cho HS đƣợc học tập qua các nguồn học liệu đa dạng, phong phú trong xã hội nhất là qua Internet,… Từ đó phát triển năng lực tự học và chuẩn bị tâm thế cho học tập suốt đời .

1.1.3.2. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học

Việc đổi mới PPDH đƣợc thực hiên theo các biện pháp sau:

- Cải tiến PPDH truyền thống.

- Kết hợp đa dạng hóa các PPDH.

- Vận dụng dạy học GQVĐ.

- Vận dụng dạy học theo định hướng hành động.

- Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và CNTT hợp lí hỗ trơ dạy học.

- Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo.

- Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn.

- Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh.

Như vậy có rất nhiều phương pháp đổi mới PPDH với những tiếp cận khác nhau về các biện pháp khác nhau, nên tùy theo các điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học mà GV áp dụng một cách linh hoạt.

1.1.4. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh [5]

Xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động học tập của HS tập trung vào các hướng sau:

Chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học (đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá trình).

Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, … sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tƣ duy bậc cao nhƣ tƣ duy sáng tạo.

Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần nhƣ độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá nhƣ là một PPDH. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá, sử dụng các phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt, độ giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xử lý phân tích, lý giải kết quả đánh giá.

Với những xu hướng trên, đánh giá kết quả học tập các môn học, hoạt động GD của HS ở mỗi lớp và sau cấp học trong bối cảnh hiện nay cần phải:

- Dựa vào cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (theo định hướng tiếp cận năng lực) từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ (theo định hướng tiếp cận năng lực) của HS của cấp học.

- Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình và nhà trường.

- Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan (TNKQ) và tự luận để phát huy những ƣu điểm của mỗi hình thức đánh giá này.

- Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp GV và HS điều chỉnh kịp thời việc dạy và học.

Như vậy việc đổi mới căn bản toàn diện GD nước ta được định hướng theo các quan điểm, đường lối chỉ đạo của nhà nước. Và được thực hiện từ đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, SGK đến PPDH và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học các môn học, các cấp học đến thực hiện quá trình đổi mới theo định hướng này.

Một phần của tài liệu Đề tài Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học phần Đại cương và Hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)