Năng lực và phát triển năng lực trong dạy học

Một phần của tài liệu Đề tài Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học phần Đại cương và Hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH

1.2. Năng lực và phát triển năng lực trong dạy học

Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng Latinh “ Competentia”, có nghĩa là gặp gỡ. Ngày nay, khái niệm năng lực đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa.

Theo từ điển giáo khoa tiếng Việt: “Năng lực là khả năng là tốt công việc.”

Theo từ điển tâm lý học (Vũ Dũng, 2000) “Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định”.

Theo từ điển Webster’s New 20th Century (1965): “Năng lực là khả năng đáp ứng thích hợp và đầy đủ các yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động.”

Barnett (1992) định nghĩa: “Năng lực là một tập hợp các kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp với hoạt động thực tiễn.”

Theo Rogiers (1996): “ Năng lực là biết sử dụng các kiến thức và các kĩ năng trong một tình huống có ý nghĩa.”

Weinert (2001) định nghĩa: “ Năng lực là những khả năng và kỹ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các giải quyết vẫn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt.”

Theo John Erpenbeck “ Năng lực đƣợc tri thức làm cơ sở, đƣợc sử dụng như khả năng, được quy định bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và đƣợc hiện thực hóa qua chủ định.”

Theo các nhà tâm lý học, năng lực chính là khả năng thực hiện một hành động nào đó trong một thời gian nhất định nhờ những điều kiện nhất định và tri thức tiểu xảo đã có.

Nhƣ vậy, năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố nhƣ tri thức, ký năng, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm. Hai đặc điểm phân biệt cơ bản của năng lực là: (1) tính vận dụng; (2) tính chuyển đổi và phát triển. Đó cũng chính là các mục tiêu mà dạy học tích cực hướng đến.

Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động.

1.2.2.Đặc điểm chung của năng lực [4]

Năng lực có những đặc điểm chung sau:

- Đề cập tới xu thế đạt đƣợc một kết quả nào đó của một công việc cụ thể, do một con người cụ thể thực hiện ( năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý bản thân,… ). Vậy không tồn tại năng lực chung chung.

- Có sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối tƣợng cụ thể ( kiến thức, quan hệ xã hội,…) để có một sản phẩm nhất định; do đó có thể phân biệt người này với người khác.

- Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể. Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Vì vậy, năng lực vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động, nó là điều kiện của hoạt động, nhƣng cũng phát triển trong chính hoạt động đó.

Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức hợp lí các kiến thức, kĩ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt đƣợc kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình huống) nhất định.

Biểu hiện của năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kĩ năng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không tiếp thu lƣợng tri thức rời rạc.

Với những đặc điểm chung rút ra trên đây để chỉ đạo quá trình dạy học, GD là muốn hình thành, rèn luyện, đánh giá năng lực ở cá nhân tất yếu phải đƣa cá nhân tham gia vào hoạt động làm ra sản phẩm.

1.2.3. Các năng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh Theo định hướng phát triển năng lưc người học, GDPT cần hình thành và phát triển cho HS các năng lực chung và các năng lực chuyên biệt

*Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân bao gồm:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy.

- Năng lực tự quản lý.

* Nhóm năng lực về quan hệ xã hội bao gồm:

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực hợp tác.

* Nhóm năng lực công cụ bao gồm:.

- Năng lực sử dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực tính toán.

Một phần của tài liệu Đề tài Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học phần Đại cương và Hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)