CHƯƠNG 2:TUYẾN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN ĐẠI CƯƠNG VÀ HIĐROCACBON HÓA HỌC 11 NÂNG CAO NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1 Bài tập vận dụng
BT này nhằm củng cố, hệ thống kiến thức, rèn luyện kĩ năng cơ bản cho HS trong việc học tập phần phần đại cương và hiđrocacbon 11 nâng cao.
2.3.1.1. Bài tập tự luận
Bài 1: Hiđrocacbon A có công thức phân tử C5H12. Khi A tác dụng với clo theo tỷ lệ mol 1:1 trong điều kiện chiếu sang chỉ tạo ra sản phẩm thế duy nhất.
Xác định công thức phân tử cấu tạo của A.
Bài 2: Viết phương trình hóa học của phản ứng tạo thành sản phẩm chính:
a) Khi cho butađien và isoprene tác dụng với dung dịch HBr ở -800C.
b) Khi tách hiđro để điều chế các ankađien liên hợp từ các ankan có 4 và 5 nguyên tử cacbon trong phân tử.
Bài 3: Hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng giữa propin với các chất sau:
a. H2, xúc tác Ni. c. Br2/CCl4 - Ở -200c e. AgNO3, NH3/H2O b.H2,xúc tácPb/PbCO3 d. Br2/CCl4 - Ở 200c f. H2O, xúc tácHg2+/H+ Bài 4:Viết công thức cấu tạo các chất sau:
a) 1,2-điclo-1-etylxicohexan.
b) 1,2-đimetylxiclobutan.
c) 1-etyl-4metylxiclohexan.
d) 1,1 – đimetylxiclopropan.
Bài 5: Viết phương trình và gọi tên sản phẩm khi cho xiclopropan tác dụng với H2 (t0, Ni), khí HCl, Br2(as), Br2(dd).
Bài 6: Viết công thức cấu tạo của các hợp chất sau:
a. Etylbenzen b. 4-cloetylbenzen C. 1,3,5 – trimetylbenzen d. o-clotoluen e. m-clotoluen f. p-clotoluen
g. o-clostiren h. m-nitrostiren i. 2-nỉ
k. α – clonaphtalen l. β – metylnaphtalen m. 1-flonaphtalen
Bài 7: Xác định CTCT của X và Y ? Biết X là một xicloankan không chứa quá 8 nguyên tử C , trong điều kiện thích hợp X tác dụng với Br2 tạo dẫn xuất Y chứa 74,07% Br .
2.3.1.2. Bài tập trắc nghiệm
Bài 8: Thuộc tính nào sau đây không phải là của các hợp chất hữu cơ?
A. Không bền ở nhiệt độ cao.
B. Khả năng phản ứng hoá học chậm, theo nhiều hướng khác nhau.
C*. Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion.
D. Dễ bay hơi và dễ cháy hơn hợp chất vô cơ.
Bài 9: Phản ứng hóa học của các chất hữu cơ
A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
B*. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng xác định.
C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng xác định.
D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.
Bài 10: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là 1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
2. có thể chứa nguyên tố khác nhƣ Cl, N, P, O.
3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
5. dễ bay hơi, khó cháy.
6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Nhóm các ý đúng là
A. 4, 5, 6. B*. 1, 2, 3. C. 1, 3, 5. D. 2, 4, 6.
Bài 11: Cấu tạo hoá học mô tả
A. số lƣợng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
B. các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
C*. thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
D. bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
Bài 12: Khi đốt cháy chất hữu cơ X bằng oxi không khí thu đƣợc hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O, N2. Điều đó chứng tỏ phân tử chất X
A. chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, O, N.
B. chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, có thể có các nguyên tố O, N.
C. chỉ có các nguyên tố C, H.
D*.chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, N.
Bài 13: Hai chất CH3COOH và CH2=CHCH2COOH giống nhau về A. công thức phân tử. B. công thức cấu tạo.
C. loại liên kết hóa học. D*. loại nhóm chức.
Bài 14: Hợp chất 2-metylbut-2-en là sản phẩm chính của phản ứng tách từ chất nào trong các chất sau?
A. 2-brom-2-metylbutan. B. 2-metylbutan -2- ol.
C. 3-metylbutan-2- ol. D*. Tất cả đều đúng.
Bài 15: Cho phân tử sau: CH2=CH-CH2-CH=CH-CH(CH3)2. Tổng số liên kết π và liên kết σ có trong phân tử trên lần lƣợt là
A. 2π và 20σ. B. 2π và 19σ.
C*. 2π và 21σ. D. 2π và 22σ.
Bài 16: Oxi hoá etilen bằng dung dịch KMnO4 thu đƣợc sản phẩm là A*. MnO2, C2H4(OH)2, KOH. C. K2CO3, H2O, MnO2. B. C2H5OH, MnO2, KOH. D.C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2. Bài 17: Cho sơ đồ phản ứng sau
CH3-C≡CH + AgNO3/ NH3 X + NH4NO3
X có công thức cấu tạo là
A. CH3-CAg≡CAg. B*. CH3-C≡CAg.
C. AgCH2-C≡CAg. D. A, B, C đều có thể đúng.
Bài 18: Cho phản ứng CHCH + CH3COOH t , xto CH3COOCH=CH2 Phản ứng trên thuộc loại phản ứng
A*. cộng. B. thế. C. tách. D. oxi hóa khử.
Bài 19: Số lƣợng đồng phân ứng với công thức phân tử C5H12 và C6H14 lần lƣợt là
A. 2 và 3. B. 3 và 4. C*. 3 và 5. D. 4 và 5.
Bài 20: Khi cho Al4C3 tác dụng với H2O tạo ra sản phẩm nào sau đây A. Al(OH)3 + H2. B*. Al(OH)3 + CH4. C. Al(OH)3 + C2H4. D. Al(OH)3 + C2H2.
Bài 21: Theo chiều tăng số nguyên tử cacbon trong dãy đồng đẳng, phần trăm khối lƣợng nguyên tử cacbon trong phân tử xicloankan
A*. tăng dần. B. giảm dần.
C. không đổi. D. tăng giảm không theo quy luật.
Bài 22: Đốt cháy hoàn toàn 6,0 g một hợp chất hữu cơ chỉ thu đƣợc CO2 và H2O. Dẫn sản phẩm cháy qua bình 1 đựng CuSO4 khan, bình 2 đựng nước vôi trong dƣ thấy khối lƣợng 1 bình tăng 3,6 gam, ở bình 2 có 20 gam kết tủa.
Công thức đơn giản của chất hữu cơ là
A. CH2. B*. CH2O. C. C3H8O. D. C2H4O.
Bài 23: Đốt cháy hoàn toàn 10 cm3 một hiđrocacbon bằng 80 cm3 oxi. Ngƣng tụ hơi nước, sản phẩm thu được chiếm thể tích 65 cm3, trong đó thể tích O2 dư là 25 cm3. Các thể tích đo ở đktc. Công thức phân tử của hiđrocacbon là A. C4H10. B. C4H8. C.* C4H6. D. C5H12.
Bài 24: Hợp chất X có phần trăm khối lƣợng cacbon, hiđro và oxi lần lƣợt bằng 38,7%; 9,7% và 51,6%. Thể tích hơi của 0,31 gam chất X bằng thể tích của 0,16 gam khí oxi (ở cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử nào sau đây ứng với hợp chất X ?
A. CH3O. B*. C2H6O2. C. C2H6O. D. C3H9O3. Bài 25: Oxi hóa hoàn toàn 6,15 gam hợp chất hữu cơ X thu đƣợc 2,25 gam H2O ; 6,72 lít CO2 và 0,56 lít N2 (đkc). Phần trăm khối lƣợng của C, H, N và O trong X lần lƣợt là
A*. 58,5% ; 4,1% ; 11,4% ; 26%. B. 48,9% ; 15,8% ; 35,3% ; 0%.
C. 49,5% ; 9,8% ; 15,5% ; 25,2%. D. 59,1 % ; 17,4% ; 23,5% ; 0%.
Bài 26: Một hỗn hợp X có thể tích 11,2 lít (đktc) gồm 2 anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Khi cho X qua nước Br2 dư thấy khối lượng bình Br2 tăng 15,4g.
Xác định CTPT và số mol mỗi anken trong hỗn hợp X.
A. 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol C3H6
B. 0,2 mol C3H6 và 0,2 mol C4H8
C*. 0,4 mol C2H4 và 0,1 mol C3H6 D. 0,3 mol C2H4 và 0,2 mol C3H6
Bài 27: Một hỗn hợp khí gồm 1 ankan và 1 anken có cùng số nguyên tử C trong phân tử và có cùng số mol. Lấy m gam hỗn hợp này thì làm mất màu vừa đủ 80 gam dung dịch 20% Br2 trong dung môi CCl4. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp đó thu đƣợc 0,6 mol CO2. Ankan và anken đó có công thức phân tử là
A. C2H6 và C2H4. B. C4H10 và C4H8. C*. C3H8 và C3H6. D. C5H12 và C5H10.
Bài 28: Đốt cháy hoàn toàn 10ml hiđrocacbon X cần vừa đủ 60ml khí Oxi, sau phản ứng thu đƣợc 40ml khí cacbonic. Biết X làm mất màu dung dịch brom và có mạch cacbon phân nhánh. CTCT của X là
A. CH2 = CH - CH2 - CH3. B*. CH2 = C(CH3)2. C. CH2 = C(CH2)2 - CH3 D. (CH3)2C = CH - CH3.
Bài 29: Một hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon A, B có cùng số nguyên tử cacbon. A, B chỉ có thể là ankan hay anken. Đốt cháy 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X thu đƣợc 26,4g CO2 và 12,6g H2O. Xác định CTPT và số mol của A, B trong hỗn hợp X.
A*. 0,1 mol C3H8 và 0,1 mol C3H6. B. 0,2 mol C2H6 và 0,2 mol C2H4. C. 0,08 mol C3H8 và 0,12 mol C3H6. D. 0,1 mol C2H6 và 0,2 mol C2H4.
Bài 30: X, Y, Z là 3 hidrocacbon kế tiếp trong dãy đồng đẳng, trong đó MZ = 2MX. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M đƣợc một lƣợng kết tủa là
A*. 19,7g. B. 39,4g. C. 59,1g. D. 9,85g.
Bài 31: Hiện nay PVC đƣợc điều chế theo sơ đồ sau:
C2H4 → CH2Cl–CH2Cl → C2H3Cl → PVC.
Nếu hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 80% thì lƣợng C2H4 cần dùng để sản xuất 5000kg PVC là:
A*. 280kg. B. 1792kg. C. 2800kg. D. 179,2kg.
Bài 32: Khi cracking hoàn toàn một thể tích ankan X thu đƣợc ba thể tích hỗn hợp Y (Các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là
A*. C6H14. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12
Bài 33: Đốt cháy một hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp A và B thu đƣợc V
CO2 : VH2O = 12 :23. Công thức phân tử và phẩn trăm thể tích của hai hiđrocacbon là
A. CH4: 10%; C2H6: 90%. B*. CH4: 90%; C2H6: 10%.
C. CH4: 50%; C2H6: 50%. D.C2H6: 50%; CH4: 50%.
Bài 34: Đốt cháy 13,7ml hỗn hợp A gồm metan, propan, và cacbon (II) oxit, thu đƣợc 25,7 ml khí CO2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Phần trăm thể tích propan trong hỗn hợp A là
A*. 43,8%. B. 87,6%. C. 4,38%. D. 8,76%.