Các bài tập giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Đề tài Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học phần Đại cương và Hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao (Trang 69 - 82)

CHƯƠNG 2:TUYẾN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN ĐẠI CƯƠNG VÀ HIĐROCACBON HÓA HỌC 11 NÂNG CAO NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.3.2. Các bài tập giải quyết vấn đề

Các BT này đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, GQVĐ. Dạng BT này đòi hỏi sự sáng tạo của người học.

2.3.2.1. Bài tập tự luận Bài 35: Cho các phản ứng sau:

CCl4

CH3-CH2-CH3 + Br2 → Không xảy ra (1)

CCl4

CH2-CH=CH2 + Br2 → CH3-CHBr-CH2Br (2) CH3-OH + Na → CH3-ONa + ẵ H2O (3) CH3-COOH + NaOH → CH3-COONa + H2O (4)

Những nhóm nguyên tử nào gây ra các phản ứng trên ? Nhóm nào đƣợc gọi là nhóm chức ? Rút ra khái niệm nhóm chức.

Bài 36: Đề xuất quy trình điều chế propan-2-ol đi từ C3H8 và halogen với hiệu suất cao nhất.

Bài 37: Biết rằng công thức tổng quát của một hiddrocacbon mạch hở bất kì có dạng CnH2n+2-2k (k là số liên kết π). Kết luận gì về dãy đồng đẳng của hiđrocacbon A biết rằng khi đốt cháy hoàn toàn A thu đƣợc nHO

2 > nCO2.

Bài 38: Tinh chế

a) Khí CH4 có lẫn các khí CO2, SO2, HCl.

b) Khí CH4 có lẫn các khí CO, CO2, SO2.

Bài 39: Từ các chất vô cơ điều kiện cần thiết khác, hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng điều chế

a) Poliisopren.

b) Polistiren.

c) Cao su buna-S ( Butađien-stiren).

Bài 40: Dựa vào tính chất hóa học của CH2 = CH2 và CHCH (đã học ở lớp 9) hãy viết phương trình hóa học khi cho CH3 - CH = CH – CH3 và CH3 - CC - CH3 tác dụng với Br2 ; H2 và cho biết những nhóm nguyên tử nào trong phân tử của hợp chất gây nên các phản ứng đó?

Bài 41: Nếu lấy một sợi dây điện gọt bỏ vỏ nhựa rồi đốt lõi đồng trên ngọn lửa đèn cồn thì thấy ngọn lửa nhuốm màu xanh lá mạ, sau đó màu ngọn lửa mất màu xanh. Nếu áp lõi dây đồng đang nóng vào vỏ dây điện rùi đốt thì thấy ngọn lửa lại nhuốm màu xanh lá mạ. Hãy dự đoán nguyên nhân của hiện tƣợng và giải thích.

Bài 42: Ống nghiệm A chứa dung dịch KOH, ống nghiệm B chứa đựng H2SO4, ống nghiệm C chứa dung dịch KMnO4, ống nghiệm D chứa nước brom. Cho vào mỗi ống nghiệm đổ 1ml octan, lắc đều rồi để yên. Dự đoán hiện tƣợng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và giải thích.

Bài 43: Cho nhiệt độ đốt cháy trong không khí của các chất: C2H2

(300.000cal/mol), C2H4 (316.200cal/mol), C2H6 (341.260cal/mol). Trong thực tế người ta dùng khí nào để làm nhiên liệu đốt cháy trong hàn xì công nghiệp?

Giải thích.

Bài 44: Khi đốt cháy hoàn toàn ankan và xicloankan thì tỉ lệ mol CO2 : Số mol H2O trong mỗi trường hợp có giá trị trong khoảng nào?

Khi đốt cháy hiđrocacbon no X thu được khí cacbonic và hơi nước có tỉ lệ thể tích bằng 1:2. Hiđrocacbon X thuộc loại nào? Tìm công thức phân tử và công thức cấu tạo của X.

Bài 45: Bổ túc và hoàn thành các phản ứng 1. A H2SO4,t o B + C.

2. B + H2 Ni, t o G.

3. G + Cl2  D + E.

4. B + E  D.

5. B + C  1 sp duy nhất.

6. B trùng hợp PE.

Bài 46: Khi có mặt chất xúc tác AlCl3 khan, benzen tác dụng với etilen cho etylbenzen, còn khi benzen tác dụng với propilen hoặc propyclorua ta chỉ thu được sản phẩm duy nhất. Viết các phương trình phản ứng, biết rằng cacboncation bậc 1 kém bền hơn so với cacboncation bậc 2.

Bài 47: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon (X) thu đƣợc 1,344 lít khí CO2

(đktc) và 1,35 gam H2O. Cho X tác dụng với Cl2 (as, 1:1). Xác định sản phẩm chính, phụ trong mỗi trường hợp.

Bài 48: Đốt cháy hoàn toàn 1,9 gam hai hiđrocacbon A, B dạng khí, thuộc cùng dãy đồng đẳng thu đƣợc 2,912 lít khí CO2 (đktc). Xác định công thức phân tử của A, B và tính phần trăm khối lƣợng mỗi chất trong hỗn hợp.

Bài 49: Xác định CTPT của xicloankan có %mH = 14,286%, có bao nhiêu đồng phân ứng với CTPT đó ? có những đồng phân nào có khả năng bị mở vòng khi tham gia phản ứng với brom và hiđro ? Giải thích nguyên nhân.

Bài 50: Khi oxi hoá hoàn toàn 7,0mg hợp chất A thu đƣợc 11,2ml khí CO2

(đktc) và 9,0mg nước. Tỷ khối hơi của A so với N2 bằng 2,5. Xác định công thức cấu tạo của A nếu khi clo hoá nó chỉ thu đƣợc 1 dẫn xuất monocle duy nhất.

Bài 51: Hỗn hợp X gồm ankan A và xicloankan B. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 7,84 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy cho đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc dƣ, bình 2 đựng 75 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thấy khối lƣợng bình 1 tăng 5,4 gam và bình 2 có a gam kết tủa xuất hiện.

a) Xác định CTPT của A.

b) Tính m và a.

c) Biết tỉ khối của X so với H2 bằng 12. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của B.

Bài 52: Hỗn hợp X gồm ankan A và xicloankan B. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 7,84 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy cho đi qua bình I đựng H2SO4 đặc dƣ, bình II đựng 75ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thấy khối lƣợng bình 1 tăng 5,4 gam và bình II có a gam kết tủa xuất hiện.

a) Xác định công thức phân tử của A.

b) Tính m và a.

c) Biết tỉ khối của X so với H2 là 12. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của B.

Bài 53: Đốt cháy hoàn toàn 3 lít hỗn hợp X gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cần vừa đủ 10,5 lít O2 (các khí đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Hiđrat hóa hoàn toàn X trong điều kiện thích hợp thu đƣợc hỗn hợp ancol Y, trong đó khối lƣợng ancol bậc hai bằng 6/13 lần tổng khối lƣợng các ancol bậc một. Tính phần trăm khối lƣợng của ancol bậc 1( có số nguyên tử cacbon lớn hơn) trong Y.

Bài 54: Đốt cháy hoàn toàn 6,80 gam một ankađien A thu đƣợc một hỗn hợp sản phẩm hơi gồm 11,20 lít khí CO2 (đktc) và m gam nước. Dẫn hỗn hợp sản phẩm qua bình (I) đựng dung dịch axit sunfuric đặc sau đó qua bình (II) đựng dung dịch nước vôi trong dư.

a) Tìm công thức phân tử, viết các công thức cấu tạo, đồng phân hình học có thể có của A.

b) Tính độ tăng khối lƣợng của bình (1) và kết tủa sinh ra ở bình (2).

Bài 55: Hấp thụ hết 4,48 lít buta-1,3-đien (đktc) vào 250 ml dung dịch Br2

1M, ở điều kiện thích hợp đến khi brom mất màu hoàn toàn thu đƣợc hỗn hợp

lỏng X, trong đó khối lƣợng sản phẩm cộng 1,4 gấp 2 lần sản phẩm cộng 1,2.

Tính khối lƣợng sản phẩm cộng 1,2 có trong hỗn hợp X.

Bài 56: Nhiệt phân hỗn hợp butan, but-1-en và but-2-en người ta thu được buta-1,3-đien với hiệu suất 80% (theo số mol). Hãy tính khối lƣợng polibutađien thu đƣợc từ 1000 m3 (27oC, 1atm) hỗn hợp khí trên, biết rằng phản ứng trùng hợp đạt hiệu suất 90%.

Bài 57: (Trích dẫn đề thi tuyển sinh ĐH- CĐ năm 2002 khối A).

X và Y là hai hiđrocacbon có cùng công thức phân tử C5H8. X là monomer dùng để trùng hợp thành cao su isopren. Y có mạch cacbon phân nhánh và tạo kết tủa khi cho phản ứng với dung dịch NH3 có Ag2O. Hãy cho biết công thức cấu tạo X và Y. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Bài 58: (Trích đề thi tuyển sinh ĐH –CĐ năm 2005- Khối A)

Đốt cháy hoàn toàn 1.04 gam một hợp chất hữu cơ D cần vừa đủ 2,24 lít khí O2 (đktc) chỉ thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích VCO2: VH2O = 2 : 1 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của D, biết tỉ khối của D so với hiđro bằng 52, D chứa vòng benzene và tác dụng với dung dịch brom. Viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra.

Bài 59: Cho hỗn hợp X gồm C2H4, C2H2, C3H6 và H2 vào một bình kín chân không, có chứa một ít bột Ni làm xúc tác. Nung nóng bình tới phản ứng hoàn toàn thu đƣợc hỗn hợp Y. Cho Y qua bình đựng dung dịch brom trong CCl4, thấy có tối đa 32 gam brom bị mất màu, khối lƣợng bình đựng dung dịch brom tăng 3,3 gam và hỗn hợp khí Z đi ra khỏi binh có khối lƣợng 8,2 gam.

Mặt khác cho 5,75 gam X trên vào bình đựng lƣợng dƣ dung dịch AgNO3

trong NH3, xuất hiện 18 gam kết tủa.

a) Tính khối lƣợng mỗi chất trong X. Biết tỉ khối Y so với H2 là 16,4285.

b) Tính thể tích khí O2 (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn Y.

Bài 60: Hỗn hợp A gồm ankan X, anken Y, ankin Z. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol A thu đƣợc 0,8 mol CO2 và 0,8 mol H2O.

a) Xác định CTPT của X, Y, Z.

b) Cho 0,4 mol A ở trên đi qua bình đựng dung dịch brom dƣ trong CCl4. Tính khối lƣợng brom bị mất màu.

c) Cho 0,4 mol A đi qua bình đựng lƣợng dƣ dung dịch AgNO3 trong NH3, thu đƣợc 14,7 gam kết tủa. Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong A.

Bài 61: Cho 10 gam hiđrocacbon X tác dụng với lƣợng dƣ AgNO3 trong NH3 , kết thúc các phản ứng thu đƣợc 52,8 gam kết tủa. Nếu cho 5 gam X trên tác dụng với lƣợng dƣ dung dịch Br2 trong CCl4 thì có tối đa m gam Br2 phản ứng.

a) Xác định công thức phân tử của X.

b) Tính m.

2.3.2.2. Bài tập trắc nghiệm

Bài 62: Hợp chất 2,3-đimetylbutan khi phản ứng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1(

có askt) sẽ thu đƣợc số sản phẩm đồng phân là

A. 1 B. 4 C*. 2 D. 3

Bài 63: Sản phẩm của phản ứng sau là chất nào dưới đây?

2CH3CH2CH2CH2Br Na Ete

A. CH3CH2CH2CH3. B. (CH3)2CHCH(CH3)2. C*. CH3(CH2)6CH. D. CH3CH2CH=CH2.

Bài 64: Cho sơ đồ phản ứng:

C3H8

X2

(CH3)2-CHX as

Để tăng hiệu suất điều chế (B) từ (A) nên dung X2 là

A. F2. B. Cl2 . C*. Br2. D. I2

Bài 65: Chất nào dưới đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?

A. n-petan. B. isopentan. C*. neopentan. D. xiclopentan.

Bài 66: Khi clo hóa hỗn hợp 2 ankan, người ta chỉ thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Tên gọi của 2 ankan đó là

A*. etan và propan B. propan và iso-butan.

C. iso-butan và n-pentan. D. neo-pentan và etan.

Bài 67: Hiđrocacbon X có công thức phân tử C6H12 không làm mất màu dung dịch brom, khi tác dụng với brom tạo đƣợc một dẫn xuất monobrom duy nhất . X là

A. 1,2,3 – trimetylxiclopropan. B. 1,2 – đimetylbutan.

C. metylpentan. D*. xiclohexan .

Bài 68: Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3- metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4);

Những chất nào là đồng phân của nhau?

A. (3) và (4). B. (1),(2) và (3).

C. (1) và (2). D*. (2),(3) và (4).

Bài 69: Có bao nhiêu anken ở thể khí (đktc) mà khi cho mỗi anken đó tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất?

A*. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Bài 70: Anken thích hợp để điều chế ancol sau đây (CH3 CH2)3C-OH là A. 3-etylpent-2-en. B. 3-etylpent-3-en.

C*. 3-etylpent-1-en. D. 3,3- đimetylpent-1-en.

Bài 71: Số cặp đồng phân anken ở thể khí (đktc) có số C khác nhau thoả mãn điều kiện: Khi hiđrat hoá tạo thành hỗn hợp gồm ba ancol là

A. 6. B. 7. C*. 5. D. 8.

Bài 72: Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH, ( H2SO4 đặc, 170oC) thường lẫn các oxit như SO2, CO2.

Chất dùng để làm sạch etilen là

A. dd brom dƣ. B*. dd NaOH dƣ.

C. dd Na2CO3 dƣ. D. dd KMnO4 loãng dƣ.

Bài 73: Có 6 đồng phân X, Y, Z, T, G, H có công thức phân tử là C4H8. Trong đó 4 chất đầu X, Y, Z, T làm mất màu dung dịch brom ngay cả trong bóng tối. Khi tác dụng với hiđro, có xúc tác niken, đun nóng thì ba chất đầu X, Y, Z cho một sản phẩm duy nhất. Hai chất X và Y là đồng phân hình học của nhau, nhiệt độ sôi của X nhỏ hơn của Y. Nhiệt độ sôi của G nhỏ hơn của H. Điều khẳng định nào sau đây về cấu tạo hoá học của X, Y, Z, T, G, H là đúng?

A. X, Y, Z, T là các anken, trong đó X, Y, Z có mạch cacbon thẳng, T là anken có mạch cacbon phân nhánh.

B. X là trans- but-2-en, Y là cis – but-2-en.

C. G là xiclobutan, H là metyl xiclopropan.

D*. A, B, C đều đúng.

Bài 74: Chất CH3-CH=CH-CH=CH-CH3 có số đồng phân hình học là

A. 2. B.3. C.4. D.5.

Bài 75: Khi trùng hợp một ankađien Y thu đƣợc polime Z có cấu tạo nhƣ sau:

...– CH2C(CH3)=CHCH2CH2C(CH3)=CHCH2CH2C(CH3)=CHCH2–...

Công thức phân tử của monome Y là

A. C3H4. B. C4H6. C*. C5H8. D. C4H8. Bài 76: Ankađien sau đây có bao nhiêu đồng phân hình học

CH3 - CH=CH-CH=CH-CH3

A. 2. B. 3. C. Không có đồng phân hình học. D*. 4.

Bài 77: Ankin C6H10 có bao nhiêu đồng phân phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 ?

A. 3. B*. 4. C. 5. D. 6.

Bài 78: Có chuỗi phản ứng sau

N + H2 B D HCl E (spc) KOH  D

Xác định N, B, D, E biết rằng D là một hidrocacbon mạch hở, D chỉ có 1 đồng phân.

A*. N : C2H2 ; B : Pd ; D : C2H4 ; E : CH3CH2Cl.

B. N : C4H6 ; B : Pd ; D : C4H8 ; E : CH2ClCH2CH2CH3. C. N : C3H4 ; B : Pd ; D : C3H6 ; E : CH3CHClCH3. D. N : C3H4 ; B : Pd ; D : C3H6 ; E : CHCH2CH2Cl.

Bài 79: Chất nào sau đây có thể chứa vòng benzen ?

A. C10H16. B. C9H14BrCl. C*. C8H6Cl2. D. C7H12. Bài 80: Cho các chất: C6H5CH3 (1) p-CH3C6H4C2H5 (2)

C6H5C2H3 (3) o-CH3C6H4CH3 (4) Dãy gồm các chất là đồng đẳng của benzen là

A. (1); (2) và (3). B. (2); (3) và (4).

C. (1); (3) và (4). D*. (1); (2) và (4).

Bài 81: Một ankylbenzen A (C12H18) cấu tạo có tính đối xứng cao. A là A*. 1,3,5-trietylbenzen. B. 1,2,4-tri etylbenzen.

C. 1,2,3-tri metylbenzen. D.1,2,3,4,5,6-hexaetylbenzen.

Bài 82: A là đồng đẳng của benzen có công thức nguyên là: (C3H4)n. Công thức phân tử của A là

A. C3H4. B. C6H8. C*. C9H12. D. C12H1

Bài 83: Khi trên vòng benzen có sẵn nhóm thế -X, thì nhóm thứ hai sẽ ƣu tiên thế vào vị trí o- và p- . Vậy -X là những nhóm thế nào ?

A*. -CnH2n+1, -OH, -NH2. B. -OCH3, -NH2, -NO2. B. C. -CH3, -NH2, -COOH. D. -NO2, -COOH, -SO3H.

Bài 84: A có công thức phân tử là C8H8, tác dụng với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường tạo ra ancol 2 chức. 1 mol A tác dụng tối đa với

A*. 4 mol H2; 1 mol brom. B. 3 mol H2; 1 mol brom.

C. 3 mol H2; 3 mol brom. D. 4 mol H2; 4 mol brom.

Bài 85: a. Một hỗn hợp X gồm 2 aren A, R đều có M < 120, tỉ khối của X đối với C2H6 là 3,067. CTPT và số đồng phân của A và R là

A. C6H6 (1 đồng phân) ; C7H8 (1 đồng phân).

B. C7H8 (1 đồng phân) ; C8H10 (4 đồng phân).

C. C6H6 (1 đồng phân) ; C8H10 (2 đồng phân).

D*. C6H6 (1 đồng phân) ; C8H10 (4 đồng phân).

b. Một hợp chất hữu cơ có vòng benzen có CTĐGN là C3H2Br và M = 236. Gọi tên hợp chất này biết rằng hợp chất này là sản phẩm chính trong phản ứng giữa C6H6 và Br2 (xúc tác Fe)

A*. o-hoặc p-đibrombenzen. B. o-hoặc p-đibromuabenzen.

C. m-đibromuabenzen. D. m-đibrombenzen.

Bài 86: Cho benzen vào 1 lọ đựng Cl2 dƣ rồi đƣa ra ánh sáng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đƣợc 5,82 kg chất sản phẩm. Tên của sản phẩm và khối lƣợng benzen tham gia phản ứng là

A. clobenzen; 1,56 kg. B. hexacloxiclohexan; 1,65 kg.

C*. hexacloran; 1,56 kg. D. hexaclobenzen; 6,15 kg.

Bài 87: Tiến hành trùng hợp 10,4 gam stiren đƣợc hỗn hợp X gồm polistiren và stiren (dƣ). Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch Br2 0,15M, sau đó cho dung KI dƣ vào thấy xuất hiện 1,27 gam iot. Hiệu suất trùng hợp stiren là

A. 60%. B*. 75%. C. 80%. D. 83,33%.

Bài 88: Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X cho CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1,75 : 1 về thể tích. Cho bay hơi hoàn toàn 5,06 gam X thu đƣợc một thể tích hơi đúng bằng thể tích của 1,76 gam oxi trong cùng điều kiện. Nhận xét nào sau đây là đúng đối với X ?

A*. X không làm mất màu dung dịch Br2 nhƣng làm mất màu dung dịch KMnO4 đun nóng.

B. X tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng.

C. X có thể trùng hợp thành PS.

D. X tan tốt trong nước.

Bài 89: 1,3 gam chất hữu cơ A cháy hoàn toàn thu đƣợc 4,4 gam CO2 và 0,9 gam H2O. Tỉ khối hơi của A đối với oxi là d thỏa mãn điều kiện 3<d<3,5.

Công thức phân tử của A là

A. C2H2. B*. C8H8. C. C4H4. D. C6H6. Bài 90: A, B, C là ba chất hữu cơ có %C, %H (theo khối lƣợng) lần lƣợt là 92,3% và 7,7%, tỉ lệ khối lượng mol tương ứng là 1: 2 : 3. Từ A có thể điều chế B hoặc C bằng một phản ứng. C không làm mất màu nước brom. Đốt 0,1 mol B rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư.

a. Khối lƣợng bình tăng hoặc giảm bao nhiêu gam ?

A*. Tăng 21,2 gam. B. Tăng 40 gam.

C. Giảm 18,8 gam. D. Giảm 21,2 gam.

b. Khối lƣợng dung dịch tăng hoặc giảm bao nhiêu gam ?

A. Tăng 21,2 gam. B. tăng 40 gam.

C*. giảm 18,8 gam. D. giảm 21,2 gam Bài 91: (Đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2007).

Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lƣợng cacbon bằng 83,72%) tác dụng với clo theo tỉ lệ số mol 1:1 ( trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu đƣợc 2 dẫn xuất monocle đồng phân của nhau. Tên của X là

A. 2-metylpropan. B. Butan.

C*. 2,3-đimetylbutan. D. 3-metylpentan.

Bài 92: Cho 1 một ankađien A tác dụng với Brom dƣ thu đƣợc 1 dẫn xuất có chứa 85,562% Br về khối lƣợng. Biết rằng A là ankađien đối xứng. Công thức phân tử của A là

A. C3H4. B*. C4H6. C. C5H8. D. C6H10.

Bài 93: Hỗn hợp A chứa 1 ankan và 1 ankađien. Để đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít A phải dùng vừa hết 28 lít O2 (đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình thứ nhất đựng H2SO4 đặc, sau đó qua bình thứ hai đựng dd NaOH dƣ thì khối lƣợng bình một tăng p gam và bình 2 tăng 35,2 gam. CTPT của từng chất trong hỗn hợp A và giá trị p là

A. CH4, C3H4, 16,2g. B*. C2H6, C4H6, 16,2g.

C. C3H8, C3H4, 8,1g. C. C2H6, C4H6, 12,6g.

Bài 94: Hỗn hợp khí A chứa N2 và hai hidrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng . Khối lƣợng hh A là 18,3 g và thể tích của nó là 11,2 l. Trộn A với một lƣợng dƣ oxi rồi đốt cháy, thu đƣợc 11,7 g H2O và 21,28 l CO2. Các thể tích khí đo ở điều kiện chuẩn. CTPT của 2 hidrocacbon là

A*. C3H4; C4H6. B. C4H6; C5H8.

C. C3H2; C4H4. D. C4H4; C5H6. Bài 95: Một hỗn hợp gồm ankađien liên hợp A và O2 có dƣ (oxi chiếm 9/10

thể tích hỗn hợp) nạp đầy vào một khí kế tạo áp suất là 2 atm. Đốt cháy hoàn toàn A rồi đưa về nhiệt độ ban đầu cho hơi nước ngưng tụ hết thì áp suất giảm 1

4 so với áp suất ban đầu. CTPT và CTCT của A là A. C5H8; CH2 =CH-CH=CH-CH3.

B*. C4H6; CH2=CH-CH=CH2. C. C5H8; CH2=C(CH3 )-CH=CH2.

D. C4H6; CH3-CH=C=CH2.

Bài 96: Đốt cháy a mol hh 2 ankađien đồng đẳng liên tiếp thu đƣợc không quá 5a mol CO2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dd nước vôi trong dƣ thì thấy khối lƣợng bình tăng 72,72g. Biết thể tích của 2 ankađien trên ở đktc chƣa tới 6,72 lít. CTPT của 2 ankađien là

A. C3H4; C4H6. B*. C4H6; C5H8.

C. C3H4; C5H8. D. C5H8;C6H10.

Bài 97: Hỗn hợp khí A gồm hidrocacbon X và H2 nung nóng có Ni, thu đƣợc khí B duy nhất. Đốt cháy 0,1 mol B tạo ra 0,3 mol CO2. Biết VA = 3VB ( đo cùng điều kiện ). CTPT của X là

A. C2H4. B*. C3H4. C. C3H6 . D. C3H8. Bài 98: Hidro hoá một hidrocacbon A mạch hở chƣa no thành no phải dùng một thể tích H2 gấp đôi thể tích hơi hidrocacbon đã dùng. Mặt khác đốt cháy một thể tích hơi hidrocacbon trên thu 9 thể tích hỗn hợp CO2 và hơi nước ( các thể tích đo ở cùng điều kiện). CTPT của A là

A. C3H4. B. C3H6. C. C4H6. D*. C5H8.

Bài 99: Cho 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) gồm hai hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br2 0.5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lƣợng bình tăng thêm 6,7 gam. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là

A. C2H2 và C4H6. B*. C2H2 và C4H8. C. C3H4 và C4H8. D. C2H2 và C3H8.

Bài 100: Hỗn hợp X gồm axetilen (0,15 mol), vinylaxetilen (0,1 mol), etilen (0,1 mol) và hiđro (0,4 mol). Nung X với xúc tác Ni một thời gian thu đƣợc hỗn hợp Y có tỉ khối đối với H2 bằng 12,7. Hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là

A. 0.35. B. 0,65. C. 0,25. D*. 0,45.

Bài 101: Hỗn hợp khí A gồm X và H2 nung nóng có Ni, thu đƣợc khí B duy nhất. Đốt cháy 0,1 mol B tạo ra 0,3 mol CO2. Biết VA = 3 VB (đo cùng điều kiện). Công thức phân tử của X sẽ là

A*. C3H4. B. C2H4. C. C5H8. D. C3H6. Bài 102: Đốt cháy hoàn toàn 2 lít hỗn hợp khí gồm ankin X và hiđrocacbon Y cần dùng 4,5 lít khí O2 sinh ra 3 lít khí CO2 (các thể tích khí đo cùng điều kiện). Công thức phân tử của X và Y lần lƣợt là

Một phần của tài liệu Đề tài Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học phần Đại cương và Hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao (Trang 69 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)