Sử dụng bài tập hóa học tạo tình huống có vấn đề trong bài dạy nghiên cứu tài liệu mới

Một phần của tài liệu Đề tài Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học phần Đại cương và Hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao (Trang 84 - 87)

CHƯƠNG 2:TUYẾN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN ĐẠI CƯƠNG VÀ HIĐROCACBON HÓA HỌC 11 NÂNG CAO NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.4. Một số biện pháp sử dụng hệ thống bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

2.4.1. Sử dụng bài tập hóa học tạo tình huống có vấn đề trong bài dạy nghiên cứu tài liệu mới

Ngoài việc dùng BTHH để củng cố rèn luyện kĩ năng hóa học cho HS người GV có thể sử dụng BT để tổ chức điều khiển quá trình nhận thức của HS hình thành khái niệm mới. Vì vậy việc sử dụng BTHH để tạo tình huống có vấn đề trong dạy học nghiên cứu bài mới là phương pháp được nhiều GV sử dụng. GV đƣa ra các BT trong đó chứa đựng mâu thuẫn nhận thức với các kiến thức HS đã biết để từ đó khơi gợi sự hứng thú, sự mong muốn tìm hiểu, chinh phục kiến thức mới của HS.

Đối với phương pháp này, tùy theo nhiều yếu tố khác nhau (nội dung kiến thức, trình độ của HS, ý đồ dạy học của mỗi GV…), BT có thể chỉ để GV đặt ra cho HS phải phát hiện đƣợc vấn đề và GQVĐ một cách hiệu quả.

Ví dụ 1: Bài 25 Hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ

1. Khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ HS đã biết ở chương trình THCS kết hợp với kiến thức chương 3: Nhóm Cacbon ( Hóa học 11- nâng cao)

GV đƣa ra bài tập:

1) Nhắc lại các khái niệm về hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ?

2) Trong các hợp chất sau hợp chất nào là vô cơ, hợp chất nào là hữu cơ:

C2H5OH; C2H6; CaO; CH3COOH; CO2; CaCO3; Al4C3; CO; C2H4; CaC2.

Học sinh:

Hợp chất vô cơ: CaO; CO2, CaCO3; Al4C3; CO; CaC2. Hợp chất hữu cơ: C2H5OH; C2H6; CH3COOH; C2H4.

Kết luận: Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua…)

Hóa học hữu cơ là ngành Hóa học chuyên nghiên cứu về hợp chất hữu cơ.

Ví dụ 2: Bài 26- Phân loại và gọi tên hợp chất hữu cơ Khi nghiên cứu về nhóm chức

GV yêu cầu HS viết pthh của phản ứng hữu cơ đã biết:

CH3 –O-CH3 + Na → Không phản ứng CH3-CH2-OH + Na → CH3-CH2-ONa CH3-CH2-OH + NaOH → Không phản ứng CH3COOH + NaOH → CH3COONa + ẵ H2

Nhận xét về các nguyên tử, nhóm nguyên tử gây ra phản ứng. Rút ra khái niệm nhóm chức.

Nhóm -OH, -COOH đã gây ra các phản ứng hóa học đặc trƣng để phân biệt etanol, axit axetic với đimetyl ete và với các loại hợp chất khác, nên nhóm –OH, -COOH đƣợc gọi là nhóm chức.

Kết luận: Nhóm chức là nhóm nguyên tử gây ra những phản ứng hóa học đặc trƣng của phân tử hợp chất hữu cơ.

Ví dụ 3: Bài 40- Anken: Tính chất, điều chế và ứng dụng Phản ứng cộng hiđro và halogen

Dựa vào tính chất hóa học của CH2 = CH2 (đã học ở lớp 9) hãy viết phương trình hóa học khi cho CH3 - CH = CH – CH3 và

tác dụng với Br2 ; H2 và cho biết những nhóm nguyên tử nào trong phân tử của hợp chất gây nên các phản ứng đó. Từ đó viết phương trình hóa học của phản ứng anken cộng H2, và halogen tổng quát.

Đáp án:

Các ptpƣ : CH3 - CH = CH – CH3

CH3 - CH = CH – CH3 + Br2 CH3 – CHBr - CHBr – CH3 CH3 - CH = CH – CH3 + H2 CH3 – CH2 - CH2 – CH3 Nhóm nguyên tử gây nên phản ứng : - C=C-

R1R2C=CR3R4 + H2 → R1R2CH–CHR3R4 R1R2C=CR3R4 + X2 → R1R2CX–CXR3R4 ( trong đó: R1, R2,R3 , R4 là gốc ankyl hoặc H) Ví dụ 4: Bài 30- Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ Hình thành khái niệm đồng phân

a) CH3COOCH3 (metyl axetat); HCOOC2H5 (etylfomiat);

CH3CH2COOH (axit propionic);

b) CH3 -CH=CH – CH3 (but-2-en); CH2 ─ CH2 ;

│ │

CH2 ─ CH2 ─ CH3

CH2 = CH- CH2 – CH3.

1) Xác định CTPT của các chất trong các dãy trên và nhận xét đặc điểm giống nhau về khác nhau về cấu tạo phân tử giữa chúng.

2) Những hợp chất trong cùng dãy trên đƣợc gọi là những chất đồng phân của nhau. Vậy thế nào là chất đồng phân?

3) Giải thích vì sao những chất đồng phân lại có những tính chất khác nhau và những loại chất khác nhau?

Đáp án:

1) CTPT của các chất trong dãy:

a) C3H6O2. b) C4H8.

2) Những hợp chất khác nhau nhƣng có cùng công thức phân tử là những chất đồng phân.

3) Những chất đồng phân tuy có cùng CTPT nhƣng có cấu tạo hóa học khác nhau. Vì vây chúng là hợp chất khác nhau, tính chất hóa học khác nhau.

Khi xây dựng BTHH để hình thành khái niệm mới ta cần dựa trên kiến thức HS đã có để dẫn dắt, định hướng cho HS tìm hiểu nét bản chất của kiến thức, khái niệm mới. Trong hệ thống BT này cần có thông tin bổ sung để HS kết nối trong tƣ duy và tự nêu nhận xét, định nghĩa khái niệm mới.

Nhƣ vậy, sau khi giải hệ thống câu hỏi BT, có sự chỉnh lí, bổ sung của GV, HS đã tham gia một cách tích cực chủ động hơn vào quá trình hình thành khái niệm nắm vững khái niệm, tạo điều kiện thuận lợi cho HS trong hoạt động vận dụng kiến thức một cách linh hoạt sáng tạo.

Một phần của tài liệu Đề tài Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học phần Đại cương và Hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)