PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Tân Uyên có toạ độ: 210 42' 18'' đến 220 18' 10" vĩ độ Bắc; 1030 32' 38"
kinh độ Đông
Huyện Tân Uyên nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lai Châu Phía Đông giáp huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai)
Phía Tây giáp với huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) Phía Nam giáp với huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu) Phía Bắc giáp với huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu).
Thị trấn Tân Uyên là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện, có tổng diện tích đất tự nhiên: 7035, 91ha nằm giữa 2 xã Phúc Khoa, Thân Thuộc chạy dài theo quốc lộ 32.
2.3.1.2. Địa hình
Thị trấn Tân Uyên là một vùng đất có hình lòng chảo, độ cao trên 300m so với mặt nước biển nằm ở phía Tây Nam dãy núi Hoàng Liên Sơn, được chia làm 3 khu vực rõ rệt:
Khu vực phía Đông là sườn núi phía tây của dải núi Phan Xi Păng, núi cao trùng điệp phân cách rõ là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.142m.
Khu vực phía Tây là tiếp giáp với dãy Trường Sơn.
Khu vực giữa: chạy dọc theo quốc lộ 32 với những dải đất bằng có độ cao từ 500m đến 600m đất đai phì nhiêu màu mỡ.
2.3.1.3. Khí hậu
Khí hậu mang nhiều tính chất của khí hậu lục địa ngày nóng đêm lạnh, một năm có bốn mùa rõ rệt.
Theo số liệu quan trắc của trạm quan trắc Mường Than năm 2014 : Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình là 19,95oC, cao nhất là 30,3oC, thấp nhất là 8,3oC. Nhiệt độ trong ngày giữa mùa hè và cuối mùa đông có biến động lớn vào các tháng 3 và tháng 4, tháng 10 và tháng 12.
Lượng mưa: Trung bình 2056,7mm/năm bình quân có 155 ngày mưa/năm và chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, vào tháng 2, tháng 3 và tháng 4 thường có mưa đá và sương muối vào đầu mùa Đông. Do mưa phân bố không đều, địa hình dốc, tầng phủ bề mặt bị phá huỷ nên đã ảnh hưởng đến nguồn nước mặt (mùa mưa nước tập trung nhanh gây ra lũ lớn, lũ quét, mùa khô lại cạn kiệt, thiếu nguồn nước).
Lượng bốc hơi: Hàng năm trung bình là 992mm cao nhất là vào tháng 3 với 104,5mm, tháng thấp nhất vào tháng 7 với 65mm.
Độ ẩm không khí: Trong năm biến động từ 79-86%.
Gió: Do địa hình lòng chảo nên gió ở Tân Uyên khá mạnh tốc độ gió lớn nhất tuyệt đối là 02m/s, tuy nhiên vẫn có trận gió lên cao tới 20m/s, tốc độ gió trung bình là 1,4m/s gió tây khô và nóng, gió đông lạnh và hanh khô. Tân Uyên thường có gió Lào, gió lốc, gió xoáy.
2.3.1.4. Thủy văn
Tân Uyên thuộc lưu vực sông Nậm Mu (phụ lưu cấp I của sông Đà) có mật độ sông suối từ 1,5 đến 1,7 km/km2 thuộc loại rất dày.
Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên trên cho thấy điều kiện tự nhiên ở Tân Uyên rất thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây ngô là giống ngô có khả năng cho năng suất cao chất lượng tốt.
Ngoài ra thị trấn Tân Uyên còn có diện tích đất đồi bãi lớn trong đó
diện tích phù hợp để phát triển trồng ngô khoảng 170 ha trên diện tích này nếu trồng ngô sẽ phát huy hiệu quả kinh tế cao.
2.3.1.5. Đặc điểm đất đai
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Tân Uyên năm 2014
TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ %
1 Tổng diện tích 7.035,91 100
1 Đất nông nghiệp 5.165,82 73,42
- Đất trồng lúa 144,05 2,04
- Đất trồng cây hàng năm 1.034,06 14,69
2 Đất lâm nghiệp 2.922,33 41,53
- Đất có rừng sản xuất 43,1 0,077
- Đất có rừng phòng hộ 2891,12 51,75
3 Đất ở 22,47 0,04
4 Đất chuyên dùng 58,25 0,0104
5 Đất chưa sử dụng 1575,71 28,2
Đất bằng chưa sử dụng 6,26 0,0012
6 Đất đồi núi chưa sử dụng 1561,97 27,96
Núi đá không có rừng cây 7,48 0,0013
(Nguồn: Thống kê hiện trạng sử dụng đất tại thị trấn Tân Uyên) [9]
Đất thị trấn Tân Uyên chủ yếu là đất pha cát có thành phần cơ giới nhẹ và kết cấu tốt tầng dầy từ 60 đến 75cm, đây là loại đất thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả lâu năm như: Cây chè, Nhãn, Vải, cây hoa màu, lương thực và các loại cây măng khác.
* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
Qua kết quả điều tra về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho thấy thị trấn Tân Uyên có rất nhiều thuận lợi về tài nguyên đất đai, khí hậu, thuỷ văn cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.
* Thuận lợi:
- Tài nguyên đất đai phong phú, khí hậu ôn hoà thuận lợi cho phát triển hàng hoá với các sản phẩm đa dạng cung cấp cho thị trường.
- Tài nguyên nước dồi dào, hệ thống suối phân bố đồng đều cho tới tiêu trong sản xuất, nước sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản.
- Có diện tích rừng rộng lớn, diện tích đất nông nghiệp dồi dào, rất thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản, trồng chè, măng tre bát độ cung cấp cho thị trường
* Khó khăn:
- Vị trí địa lý bị chia cắt, đan xen cùng với đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, đây là một trong những hạn chế lớn cho việc phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là thương mại và dịch vụ. Mọi hoạt động trao đổi và buôn bán đều diễn ra ở chợ sép của địa phương và chợ trung tâm (diện tích nhỏ chưa được mở rộng) vì vậy, cũng hạn chế phần nào cho việc tiêu thụ sản phẩm.
- Sương muối, rét đậm, rét hại xuất hiện vào đầu năm và cuối năm, giữa năm xẩy ra nhiều đợt mưa lũ gây ra thiệt hại không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đàn gia súc.
- Việc đầu tư phân bón và khoa học kỹ thuật có phần còn hạn chế nên năng xuất cây trồng và vật nuôi chưa cao. Ngoài ra thị trấn Tân Uyên còn có một số khó khăn nhất định khác.
Với những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và hiện trạng đất
đai, thổ nhưỡng, việc phân bố dân cư hiện nay chưa ổn định, những năm tới thị trấn Tân Uyên cần quy hoạch sản xuất, sắp xếp lại dân cư hợp lý, để thúc đẩy phát triển dân sinh kinh tế. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực lao động dồi dào, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế theo định hướng nông lâm nghiệp, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho nhân dân, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn thị trấn.