PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng gây trồng Thảo quả tại thị trấn Tân Uyên
Thị trấn Tân Uyên thuộc huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam có địa hình phức tạp và bị chia cắt bởi các ngọn núi cao trong dãy Hoàng Liên Sơn . Hơn 60% diện tích của tỉnh nằm ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển, 90% diện tích phân bố ở độ dốc trên 25 độ.
Nằm ở vùng xa xôi hẻo lánh, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn nên đã c ản trở đến sự phát triển thị trường nông sản hàng hóa của t ỉnh do chi phí vâ ̣n chuyển nguyên vâ ̣t liê ̣u và hàng hóa b ị đẩy lên cao . Đây là mô ̣t trong những khó khăn chính của ngành nông nghiệp của tỉnh trong viê ̣c phát huy khả năng tiếp câ ̣n thi ̣ trường tiêu thu ̣ nông - lâm sản.
Cây Thảo quả được đưa vào trồng trước năm 2008 với mục đích là một trong những cây xóa đói giảm nghèo giúp người dân thêm nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống, nhưng chưa có chính sách cụ thể để phát triển giá trị cây Thảo quả nên việc trồng rất manh mún trên toàn tỉnh. Giai đoạn năm 2008 tới năm 2010 tỉnh đã Lai Châu đã có nhiều chính sách , đề án về phát triển nông - lâm nghiê ̣p riêng cho cây Th ảo quả trên toàn tỉnh.
Tỉnh Lai Châu , ước tính có khoảng 12.000 hô ̣ dân tham gia trực tiếp v ới các hoạt động sản xuất và chế biến thảo quả . Hầu hết những hô ̣ này là h ộ nghèo bao gồm 2 dân tô ̣c thiểu số, dân tô ̣c Mông và Dao, họ sống tại 72 xã nghèo vùng cao với độ cao trên 1000m so với mực nước biển.
Ở huyện Tân Uyên có 8/10 xã của huyện có diện tích trồng Thảo quả.
Năm 2014 có tổng diện tích 865ha với sản lượng 215 tấn.
Thị trấn Tân Uyên có tổng diê ̣n tích đất tự nhiên là 7.035,91ha. Trong đó đất lâm nghiệp có diện tích 2.922,33 ha chiếm 41,53% tổng diện tích toàn thị trấn. Hiện toàn thị có 7/27 bản, tổ dân phố có diện tích trồng Thảo quả, chia ra làm 2 khu vực trồng là 3 bản được trồng thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn và 4 bản được trồng thuộc dãy Trường Sơn.
4.1.1. Sản lượng, diện tích trồng Thảo quả
Kết quả điều tra về hiện trạng gây trồng Thảo quả ở thị trấn Tân Uyên thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.1. Sản lượng, diện tích Thảo quả thị trấn Tân Uyên.
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Khu Tên bản Diện vực
tích (ha) Tên bản Diện
tích (ha) Tên bản Diện tích (ha)
Nà Cóc 2 Nà Cóc 3 Nà Cóc 3 HLS
Hua Pầu 2 Hua Pầu 3 Hua Pầu 3 HLS
Hua Chăng 19 Hua Chăng 20 Hua Chăng 20 HLS
Nà Nọi
Mông 18 Nà Nọi
Mông 20 Nà Nọi
Mông 20 TrS
Nà Nọi
Thái 6 Nà Nọi
Thái 8 Nà Nọi
Thái 10 TrS
Hò Be 45 TrS
Nậm Be 98 TrS
Tổng 47 ha 54 ha 199 ha
Tổng sản
lƣợng 50 tấn 55 tấn 198 tấn
(Nguồn: Báo cáo KN-KL huyện Tân Uyên 2012, 2013, 2014 về cây Thảo quả) [11]
Qua bảng 4.1 cho thấy rằng sản lượng Thảo quả có tăng lên qua từng năm và tăng mạnh năm 2014 (từ 50 tấn năm 2002 lên 189 tấn năm 2014) do diện tích tăng (từ 47ha năm 2012 lên 199ha năm 2014), nhưng hầu hết vẫn còn thấp so với sản lượng bình quân của toàn tỉnh (200 tấn) do diện tích đất trồng ít kinh nghiệm sản xuất và chất lượng giống chưa đảm bảo. Nguyên nhân dẫn đến sản lượng thấp theo nhận định của các chuyên gia về Thảo quả trong nước là do nông dân con thiếu kiến thức và kỹ thuật canh tác hiệu quả và bền vững, lối canh tác chủ yếu vẫn là quảng canh và theo kinh nghiệm truyền thống. Bên cạnh đó, hầu hết giống thảo quả hiê ̣n ta ̣i ở Lai Châu không có nguồn gốc rõ ràng và được sản xuất không theo quy trình kỹ thuật hiệu quả. Trong khi đó, đã có những nghiên cứu về
sản xuất giống thảo quả ở các nơi khác chỉ ra rằng giống tốt và biện pháp kỹ thuâ ̣t canh tác hợp lý có thể giúp thảo quả đa ̣t năng xuất cao hơn t ừ 20 – 30% so với hiê ̣n ta ̣i.
4.1.2. Chất lượng quả Thảo quả
Theo kết quả thống kê, báo cáo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Uyên những hộ trồng Thảo quả trung bình mỗi 1ha cho thu hoạch được gần 1 tấn quả/năm. Chia ra làm 3 loại chất lượng:
Loại tốt: Quả to, đều không bị chuột cắn và đã đủ độ chín thành thục khi thu hái.
Loại trung bình: Quả có kích thước trung bình trở xuống, không bị chuột cắn và đủ độ chín thành thục khi thu hái.
Loại xấu: Quả nhỏ, bị chuột cắn và dị dạng, chưa đủ độ chín thành thục khi thu hoạch.
Bảng 4.2. Phân loại chất lượng Thảo quả vụ 2014.
Chỉ tiêu Tốt Trung bình Xấu
1000kg 200kg 480kg 320kg
100% 20% 48% 32%
(Nguồn: Báo cáo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Uyên) [11]
Theo số liệu bảng 4.2 cho nhận xét: Tỷ lệ quả xấu còn rất cao do chuột cắn phá mạnh, một số khu vực quả ở những nơi dễ thu hoạch thường được thu hoạch sớm (chưa đủ độ chín thành thục) do sợ mất trộm. Cần phải phát quang thực bì và lập lán trông coi Thảo quả trước khi thu hoạch 2 tháng.
Mă ̣c dù thảo quả Lai Châu được các tư thương đánh giá là giống có chất lượng tốt, nhưng liên quan đền chất lượng sản phẩm sau thu hoa ̣ch vẫn còn 2 vấn đề tồn tại sau : Biê ̣n pháp thu hoa ̣ch không hợp lý vì nông dân thường thu hoa ̣ch thảo quả khi nó chưa đạt được độ chín thành thục . Việc thu hoạch Thảo quả sớm làm cho nông dân mất đi khoảng 20% sản lượng/vụ. Thêm nữa, Thảo quả thu hoạch non sẽ cho chất lượng sấy thấp (quả bị óp, mầu sắc không đẹp và không bảo quản được lâu), điều này cũng làm cho nông dân mất đi khoảng 10% thu nhập từ giá bán Thảo quả (ước tính hàng năm có khoảng 30% lượng Thảo quả khô tại tỉnh là Thảo quả thu hoạch non). Công nghệ sấy và kỹ năng sấy thảo quả
hiê ̣n ta ̣i chưa hiê ̣u quả và không bền vững do nông dân còn sử du ̣ng nhiều củi khai thác từ rừng tự nhiên trong quá trình sấy và thời gian sấy vẫn còn dài . (Nguồn: Báo cáo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Uyên) [11]
4.1.3. Thị trường tiêu thụ
Theo số liệu tổng hợp từ phòng Nông nghiệp thị trấn cho bảng 4.4 về thị trường trong và ngoài nước tiêu thụ quả Thảo quả:
Bảng 4.3. Thị trường thu mua và giá bán quả tươi trung bình năm Thảo quả.
Đơn vị tính: Việt Nam đồng (VNĐ)
Thị trường Đơn vị (tấn) Đơn vị (%) Năm Giá bán/kg
Trong nước
∑ 16 8.5 2012 20.000 nghìn
VNĐ
Gia vị 11 5.8 2013 25.000 nghìn
VNĐ
Đông y 5 2.7 2014 30.000 nghìn
VNĐ Xuất khẩu
∑ 173 91.5
Trung Quốc 171 90.4
Nước khác 2 1.1
Tổng sản lƣợng 189 tấn
( Nguồn: Báo cáo KN-KL huyện Tân Uyên năm 2012, 2013, 2014) [11]
Bảng 4.3 cho nhận xét: Trên 90% sản phẩm thảo quả được bán sang Trung Quốc. Tuy nhiên, các bên tham gia chuỗi giá trị thảo quả còn thiếu thông tin và
hiều biết về thi ̣ trường xu ất - nhập khẩu Thảo quả và thông tin v ề những sản phẩm thảo quả đang đư ợc chế biến và tiêu thụ tại thị trường tiêu dùng cuối cùng (loại sản phẩm, giá cả, thị trường cuối cù ng, cách sử dụng, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đã qua chế biến, thông tin về các công ty nh ập khẩu chính nga ̣ch, lưu lượng thị trường trong thị trường.. ), dẫn đến khả năng ti ếp cận thị trường cuối cùng thấp. Bên cạnh đó, sự hiểu biết ha ̣n chế về yêu c ầu tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của người sản xuất, chế biến và kinh doanh đã h ạn chế rất nhiều khả năng tiếp cận thị trường cao cấp cũng như làm giảm khả năng cạnh tranh của các tư thương và các đơn vi ̣ xuất khẩu trong nước.
Hình 4.1: Hình thái thân, lá Thảo quả.
Giá bán vẫn còn thấp và tất cả đều là bán quả tươi do vậy Thảo quả không được giá. Nguyên nhân do hiện mới chỉ thấy có mô ̣t số đơn vi ̣ tư vấn kỹ thuâ ̣t về
sản xuất và chế biến thảo quả cho nông dân tại cấp xã là cơ quan Khuyến nông và Chi cục lâm nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng tư vấn của cán bô ̣ khuyến nông về
sản phẩm này vẫn chưa đáp ứng được sự mong đợi của nông dân do cán bộ khuyến nông còn thiếu hiểu biết về kỹ thuâ ̣t sản xuất và chế biến thảo quả và thiếu các phương pháp phù hợp để tư vấn cho nông dân.