Đặc điểm sinh trưởng, phát triển cây Thảo quả dưới tán rừng

Một phần của tài liệu Thực trạng gây trồng và phát triển cây thảo quả tại thị trấn tân uyên huyện tân uyên tỉnh lai châu (Trang 50 - 55)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Đặc điểm sinh thái học, sinh trưởng và phát triển của cây Thảo quả dưới tán rừng

4.2.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển cây Thảo quả dưới tán rừng

4.2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển bụi Thảo quả tại thị trấn Tân Uyên Kết quả điều tra về đặc điểm sinh trưởng và phát triển Thảo quả được thống kê vào bảng 4.4:

Bảng 4.4. Cấu trúc của bụi Thảo quả tại các địa điểm

ÔTC N/bụi M /bụi C/bụi D (cm) Hvn(m) Địa điểm

1 11 8 9 3.9 2.8 Nà Nọi Mông

2 7 4 4 3.6 2.6 Nà Nọi Mông

3 7 3 4 3.5 2.4 Nà Nọi Thái

4 9 4 4 3.8 2.8 Nà Nọi Thái

5 5 2 3 3.4 2.3 Hò Be

6 4 2 4 3.3 2.3 Hò Be

7 9 4 6 3.9 2.8 Nậm Be

8 12 9 9 4.3 2.8 Nậm Be

9 11 8 8 4.3 2.7 Nậm Be

10 12 7 9 4.3 2.9 Nà Cóc

11 10 5 5 4.3 2.7 Nà Cóc

12 13 9 9 4.2 2.8 Nà Cóc

13 9 5 6 3.6 2.6 Hua Pầu

14 10 5 7 4.5 2.8 Hua Pầu

15 5 2 4 3.5 2.3 Hua Pầu

16 6 4 4 3.5 2.5 Hua Chăng

17 6 3 5 3.5 2.5 Hua Chăng

18 9 5 6 3.7 2.5 Hua Chăng

Trung

bình 8.61 4.94 5.89 3.84 2.62

Ghi chú: N/bụi là số trung bình cây/ bụi Thảo quả ; M /bụi là số trung bình mầm non/bụi Thảo quả ; C/bụi là số trung bình cụm hoa/bụi Thảo quả ; Dlà đường kính trung bình cây Thảo quả/bụi; Hvn là chiều cao trung bình cây Thảo quả.

Qua điều tra cho thấy Thảo quả là loài cây thân thảo sinh trưởng và phát triển mạnh nhanh qua các thời kì, bảng 4.4 đánh giá mức độ sinh trưởng về đường kính, chiều cao của bụi Thảo quả. Qua dẫn liệu tại bảng 4.5 ta thấy:

Đường kính trung bình cây đo được ở 18 ÔTC là 3,84cm. Đường kính cây khá lớn có khả năng phát triển tốt nhất là cây ở ÔTC 8, 9, 10, 11 có đường kính trung bình là 4,3cm, ÔTC 14 có đường kính trung bình là 4,5cm lớn nhất trong 18 ÔTC

Chiều cao trung bình của cây Thảo quả trong 18 ÔTC là 2,62m. Chiều cao cây phát triển tốt nhất ở ÔTC 1, 4, 7, 8, 12, 14 có chiều cao trung bình 2,8m, ÔTC 10 có chiều cao trung bình 2,9cm lớn nhất trong 18 ÔTC.

Số trung bình cây/ bụi chiếm từ 4-13 cây, số cây trung bình trong 18 ÔTC là 8,61 cây, số cây nhiều nhất ở ÔTC 1, 13, 17 có trung bình 11-13 cây/bụi.

Mật độ: Qua điều tra thực tế cho thấy trong ÔTC chiếm 20-25 bụi Thảo quả với số cây trung bình 8,61 cây. Qua đó cho thấy mật độ rừng Thảo quả thưa.

Như vậy, ở các ÔTC số 1, 3, 4, 7, 8, 9 ở khu vực Trường Sơn, ÔTC số 10, 11, 12, 13, 14 ở khu vực Hoàng Liên Sơn có các chỉ số về sinh trưởng phát triển cây Thảo quả tốt nhất.

Ở thị trấn Tân Uyên người dân đã trồng Thảo quả ở 2 khu vực (dãy núi Hoàng Liên Sơn và dãy Trường Sơn) với 1 kiểu rừng là rừng thứ sinh. Kết quả điều tra 18 ô tiêu chuẩn được trình bày trong các phụ biểu 01, 02. Dưới đây là một số đặc điểm cấu trúc rừng ở từng khu vực.

4.2.2.2. Khu vực rừng tự nhiên thuộc dãy Trường Sơn

Khu vực trồng Thảo quả cách trung tâm thị trấn 4km về phía Tây, có độ cao so với mực nước biển trung bình 850m, dưới tán rừng tự nhiên đã bị tác động mạnh. Thuộc kiểu rừng phục hồi ở trạng thái IIb (rừng phục hồi sau khi khai thác kiệt). Đặc điểm lâm phần được phản ánh qua chỉ tiêu điều tra ở 9 ô tiêu chuẩn dưới đây.

Bảng 4.5. Các chỉ tiêu điều tra rừng ở nơi trồng Thảo quả dưới rừng tự nhiên thuộc dãy Trường Sơn

STT N (cây) D1.3

(cm) Hvn (m) M (m3) Hdc(m) Độ tàn che

ÔTC 1 98 21.3 10.3 17.6 4.7 0.34

ÔTC 2 87 23.9 12.9 31.2 6.2 0.24

ÔTC 3 104 24.5 11.6 31.3 5 0.36

ÔTC 4 108 28.6 18.4 70.2 10.1 0.34

ÔTC 5 92 26.2 16.2 44.2 8.3 0.26

ÔTC 6 88 25.2 11.5 27.7 5.2 0.22

ÔTC 7 104 25.8 12.7 38.0 5.9 0.31

ÔTC 8 112 23.5 11.8 31.5 5.4 0.42

ÔTC 9 107 26 16.1 50.3 7.7 0.41

Trung

bình 100 25 13.5 38.0 6.5 0.32

Số liệu bảng 4.5 đi đến những nhận xét sau :

- Mật độ rừng thấp (100cây/ha), phần lớn cây trội đã bị chặt trong quá trình dọn rừng.

- Đường kính và chiều cao cây rừng không lớn (D1.3= 25cm, Hvn= 13,5m).

Theo kết quả phỏng vấn thì khu rừng đã được người dân đưa vào trồng Thảo quả được 7 năm (từ năm 2008).

- Trữ lượng rừng hiện rất thấp (38 m3/ha). Điều này có thể ảnh hưởng đến cường độ trao đổi vật chất, năng lượng trong hệ sinh thái rừng và khả năng cải tạo hoàn cảnh của nó.

- Độ tàn che tầng cây cao thấp (0,32). Như vậy, hoàn cảnh rừng đã bị thay đổi không đáng kể so với độ tàn che thích hợp với cây Thảo quả trong quá trình khai thác gỗ.

- Dựa vào bảng 3.1 theo đánh giá theo Drude đưa ra tỷ lệ che phủ cây bụi thảm tươi tương đối cao thực vật mọc rộng khắp che phủ 50 - 75% diện tích (Cop1), chứng tỏ hoàn cảnh rừng đã mang đặc điểm tương đối rõ rệt của các khoảng trống.

Độ che phủ cây bụi thảm tươi tương đối cao giúp tăng độ ẩm cho đất nhưng lại lấn át, hút dinh dưỡng nhanh, kìm hãm cây Thảo quả làm cây phát triển kém, cây thấp lâu cho thu hái quả.

Qua số liệu bảng 4.4 và bảng 4.5 cho nhận xét cây Thảo quả ở khu vực Trường Sơn:

- ÔTC 1, 3, 4, 7, 8, 9 có độ tàn che từ 0,34-0,42 thì cây Thảo quả ở ÔTC đó sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong khu vực.

- ÔTC 2, 5, 6 có độ tàn che từ 0,22-0,26 thì cây Thảo quả ở ÔTC đó sinh trưởng và phát triển kém nhất trong khu vực.

4.2.2.3. Khu vực rừng tự nhiên thuộc dãy Hoàng Liên Sơn

Khu vực trồng Thảo quả cách đường quốc lộ 32 5km về phía Đông, có độ cao trung bình so với mực nước biển 1000m. Thuộc kiểu rừng phục hồi ở trạng thái IIb (rừng phục hồi sau khi khai thác kiệt). Đặc điểm lâm phần được phản ánh qua một số chỉ tiêu điều tra ở 9 ô tiêu chuẩn dưới đây.

Bảng 4.6. Các chỉ tiêu điều tra rừng ở nơi trồng Thảo quả dưới rừng tự nhiên thuộc dãy Hoàng Liên Sơn

STT N

(cây/ha) D1.3 (cm) Hvn (m) M (m3) Hdc (m) Độ tàn che

ÔTC 10 118 30.3 16.4 76.7 9.3 0.44

ÔTC 11 112 31.1 15.5 72.5 8.7 0.35

ÔTC 12 138 24.8 12.7 46.5 8.4 0.41

ÔTC 13 115 24.2 14.6 42.5 8.5 0.31

ÔTC 14 125 33.1 19.1 112.9 10.2 0.39

ÔTC 15 114 22.5 10.9 27.2 7.3 0.21

ÔTC 16 105 23.6 11.8 29.8 7.5 0.25

ÔTC 17 102 24.2 13.7 35.3 7.7 0.27

ÔTC 18 106 21.5 15.8 33.4 8.9 0.3

Trung

bình 115 26 14.5 53 8.5 0.33

Số liệu bảng 4.6 đi đến những nhận xét sau:

Mật độ cây rừng thấp (115 cây/ha), nhiều cây tầng cao đã bị chặt trong quá trình dọn rừng trồng Thảo quả.

Đường kính và chiều cao cây rừng lớn (D1.3= 26cm, Hvn= 14,5m). Theo kết quả phỏng vấn thì cây Thảo quả được trồng ở đây là 8 năm (từ năm 2007).

Trữ lượng rừng hiện rất thấp (53m3/ha). Phần lớn là cây có kích thước lớn nên mặc dù số cây không nhiều song trữ lượng rừng còn tương đối cao .Điều này có thể ảnh hưởng đến cường độ trao đổi vật chất, năng lượng trong hệ sinh thái rừng và khả năng cải tạo hoàn cảnh của nó ở mức độ cao.

Độ tàn che tầng cây cao thấp (0,33), tuy nhiên nó vẫn ở mức duy trì được đặc điểm của hoàn cảnh rừng.

Đánh giá độ phong phú loài của lớp cây bụi, dây leo và thảm tươi. Dựa vào bảng 3.1 theo đánh giá theo Drude đưa ra tỷ lệ che phủ cây bụi thảm tươi tương đối cao thực vật mọc rộng khắp che phủ 75 - 100% diện tích (Soc), chứng tỏ độ phì của đất rừng còn cao, nó đã phần nào bù lại được phần nào hiện tượng thiếu ánh sáng dưới tán rừng.

Độ che phủ cây bụi thảm tươi tương đối cao giúp tăng độ ẩm cho đất nhưng lại lấn át, hút dinh dưỡng nhanh, kìm hãm cây Thảo quả làm cây phát triển kém, cây thấp lâu cho thu hái quả.

Qua số liệu bảng 4.4 và bảng 4.6 cho nhận xét cây Thảo quả ở khu vực Hoàng Liên Sơn:

- ÔTC 10, 11, 12, 14 có độ tàn che từ 0,35-0,44 thì cây Thảo quả ở ÔTC đó sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong khu vực.

- ÔTC 15, 16, 17 có độ tàn che từ 0,21-0,27 thì cây Thảo quả ở ÔTC đó sinh trưởng và phát triển kém nhất trong khu vực.

Như vậy, độ tàn che ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng và phát triển cây Thảo quả. Ở những nơi có độ tàn che trung bình trên 0,34 cây Thảo quả sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Một phần của tài liệu Thực trạng gây trồng và phát triển cây thảo quả tại thị trấn tân uyên huyện tân uyên tỉnh lai châu (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)