Điều tra thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Thực trạng gây trồng và phát triển cây thảo quả tại thị trấn tân uyên huyện tân uyên tỉnh lai châu (Trang 34 - 38)

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.2. Điều tra thu thập số liệu

3.4.2.1. Điều tra đánh giá thực trạng gây trồng cây Thảo quả ở thị trấn Tân Uyên Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) trong đó áp dụng các công cụ:

- Phỏng vấn định hướng và bán định hướng.

- Phỏng vấn nhóm tiêu điểm.

Địa điểm điều tra khảo sát phân bố Thảo quả tại thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

Lập phiếu điều tra phỏng vấn hộ gia đình theo dạng câu hỏi bản định hướng, phiếu điều tra sinh thái loài, về đất, về sinh trưởng, tiềm năng cung cấp nguyên liệu và giá trị sử dụng.

Điều tra nguồn nguyên liệu: diện tích (tổng diện tích ước tính), quy mô trồng (tập trung hay phân tán), sản lượng khai thác hàng năm; điều kiện khai thác, chất lượng nguyên liệu (chiều cao, đường kính, tuổi cây).

Kết quả điều tra ghi vào phụ biểu 02 (số hộ phỏng vấn là 35 hộ).

3.4.2.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái cây Thảo quả.

Nghiên cứu đặc điểm sinh thái.

* Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn trong vùng nghiên cứu. Sử dụng phương pháp kế thừa số liệu từ huyện Tân Uyên.

Thu thập, tổng hợp và kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan về gây trồng Thảo quả đã được công bố ở trong và ngoài nước. Các tài liệu kế thừa đảm bảo đưa ra các thông tin mới, do cơ quan có chức năng ban hành và đảm bảo độ chính xác phù hợp với yêu cầu của chủ đề nghiên cứu.

Phân tích hệ thống, đối chiếu và so sánh các thông tin thu thập được để áp dụng vào các chủ đề nghiên cứu tiếp theo về gây trồng Thảo quả.

* Phương pháp lập ô tiêu chuẩn (ÔTC)

Sử dụng phương pháp lập ô tiêu chuẩn điển hình trên những diện tích trồng Thảo quả, tổng số ÔTC đã lập là 18 ÔTC chia ra 2 khu vực điều tra (3 ÔTC lập ở chân núi, 3 ÔTC lập sườn núi, 3 ÔTC lập ở đỉnh núi tại 3 hướng phơi khác nhau).

Mỗi ÔTC có diện tích 1000m2 (20x50m), trong ÔTC điều tra các chỉ tiêu:

Điều tra tầng cây gỗ (sử dụng bảng phụ biểu 01).

- Trong các ÔTC mô tả các chỉ tiêu: Vị trí, độ dốc, độ cao, hướng phơi, xác định tên loài cây, các chỉ tiêu sinh trưởng

- Đường kính ngang ngực (D1.3cm) theo 2 hướng lấy vị trí bình quân - Chiều cao vút ngọn (Hvn, m) của cây rừng được xác định từ gốc cho tới đỉnh sinh trưởng của cây

Đánh giá độ phong phú loài của lớp cây bụi, dây leo và thảm tươi.

Độ nhiều (hay độ dầy rậm) của thảm tươi được đánh giá theo Drude.

Bảng 3.1 Ký hiệu độ nhiều (độ dầy rậm) thảm tươi

Ký hiệu Tình hình thực bì

Soc Thực vật mọc rộng khắp che phủ 75 - 100% diện tích Cop1 Thực vật mọc rất nhiều che phủ trên 50 - 75% diện tích Cop2 Thực vật mọc nhiều che phủ từ 25 - 50% diện tích

Cop3 Thực vật mọc tương đối nhiều che phủ từ 5 - 25% diện tích Sp Thực vật mọc ít che phủ dưới 5% diện tích

Sol Thực vật mọc rải rác phân tán Un Một vài cây cá biệt

Gr Thực vật phân bố không đều , mọc từng khóm

Điều tra theo điều kiện lập địa ở những nơi cây sinh trưởng phát triển tốt nhất và xấu nhất.

- Xác định một số đặc điểm sinh thái nơi trồng Thảo quả (sử dụng phụ biểu 02):

Vị trí gây trồng: chân, sườn, đỉnh, khe.

Độ cao so với mặt nước biển xác định bằng máy GPS cầm tay.

Độ dốc và hướng dốc xác định bằng địa bàn cầm tay.

- Xác định sinh trưởng:

Trong ÔTC, lập 5 ô dạng bản (ÔDB) 100m2 (10m X 10m) trong đó 4 ô ở 4 góc và một ô ở giữa.

+) Trong mỗi ÔDB điều tra:

Đếm số bụi, số mầm/bụi, số cụm hoa/bụi.

Đo đường kính cây bằng thước dây 1m, Hvn bằng thước đo chiều cao cây.

+) Điều tra thống kê toàn bộ cây Thảo quả vào phiếu điều tra theo các chỉ tiêu:

Cây tốt: là cây thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh.

Cây xấu: là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triể kém, lá màu vàng, sâu bệnh, còn lại là những cây có chất lượng trung bình.

- Dưới tán rừng trồng Thảo quả xác định đặc tính sinh thái, biết được đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây.

-

3.4.2.3. Đào phẫu diện đất.

Chọn nơi đào phẫu diện là ô tiêu chuẩn có Thảo quả sinh trưởng và phát triển tốt nhất và tiến hành đào phẫu diện.

Vị trí đào phẫu diện là ở chỗ giao nhau của hai đường chéo ô tiêu chuẩn.

Kích thước phẫu diện có chiều dài: 0,8-1,0m, chiều rộng từ: 0,6-0,8m, chiều sâu thẳng đứng từ: 1,0-1,2m.

Sau khi đào phẫu diện xong tiến hành phân chia tầng đất, đo độ dày tầng đất và mô tả một số đặc trưng về hình thái phẫu diện đất như: màu sắc, độ ẩm, thành phần cơ giới, độ chặt, tỉ lệ mùn,… ghi chép vào phiếu mô tả phẫu diện.

ÔDB1 11

ÔDB4 43

ÔDB2

ÔDB3 4 ÔDB5

3.4.2.4. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển.

- Ảnh hưởng của địa hình đến sinh trưởng và phát triển cây Thảo quả: Các yếu tố địa hình như là chân, sườn, đỉnh, khe núi, suối chia cắt.

- Ảnh hưởng của độ tàn che tới sinh trưởng và phát triển cây Thảo quả.

- Ảnh hưởng của con người đến năng suất chất lượng: Thể hiện thông qua việc chặt phá rừng, canh tác nông nghiệp và chăn thả gia súc, đây là áp lực lớn đối với việc sinh trưởng và phát triển của cây Thảo quả.

- Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi: Các loài cây tác động chủ yếu là cây thấp ưa bóng, chịu ẩm như cây dương xỉ, cây si mô và các loại cỏ dại sinh trưởng phát triển nhanh, lây lan rộng hút dinh dưỡng nhanh, kìm hãm sự phát triển của cây Thảo quả. Giai đoạn đầu khi cây trồng được 4 – 5 năm chủ yếu là các loại cỏ dại làm nơi ở của chuột hại quả. Vì vậy, khi có quả chỉ cần dọn lớp thực bì cỏ dại còn các loại như dương xỉ, si mô hầu như không phát triển được.

- Ảnh hưởng của chuột: Loài chuột phá hoại hoa và quả non. Qua đó thấy được sự ảnh hưởng của nó tới năng suất chất lượng Thảo quả.

Một phần của tài liệu Thực trạng gây trồng và phát triển cây thảo quả tại thị trấn tân uyên huyện tân uyên tỉnh lai châu (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)