PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.3. Phương pháp nội nghiệp
+ Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng Tổ thành tầng cây cao.
Tổ thành là chỉ tiêu biểu thi ̣ tỉ lê ̣ mỗi loài hay nhóm loài tham gia ta ̣o thành rừng, tùy thuộc vào số lượng loài có mặt trong lâm phần mà phân chia lâm phần thành rừng thuần loài hay rừng hỗn loài, các lâm phần rừng có tổ thành loài khác nhau thì chức năng phòng hộ , bảo vệ môi trường sinh thái và tính đa dạng sinh ho ̣c cũng khác nhau.
* Công thức tổ thành loài
- Công thức tổ thành được tính bằng: trị số IV% (chỉ số quan trọng:
Important Value) của Daniel Marmillod như sau:
IV%=
2
%
% G N
Trong đó: IV%, Ni%, Gi% là tỷ lệ tổ thành, % theo số cây của loài i và tỷ lệ theo tổng tiết diện ngang của loài i trong QXTV rừng.
* Các công thức dùng tính để xử lý số liệu ÔTC:
N/otc; N/ha; V; G; D1.3/otc; Hvn; Dt; Hdc; G ; V ; G %; V %;
M otc; M ha.
- Thể tích cây gỗ: V 0.55HvnG
- Tiết diện thân của loài thứ i : Gi(cm2)=
2 3 . 1
100
4
Di
- Trữ lượng bình quân tầng cây sinh trưởng: M = V N (m3) - Mật độ tầng cây gỗ: N/ha = n
SOTC
10000
Trong đó: N mật độ cây gỗ tái sinh (cây/ha) n số cây gỗ cây tái sinh điều tra S diện tích ô điều tra cây
- Tính độ tàn che rừng : A =
100 04 ,
1 n
Trong đó: A là độ tàn che
n số điểm bị tàn cây che khuất Xác định trạng thái rừng ở khu vực.
Việc xác định trạng thái rừng được dựa vào hệ thống phân loại đứng trên quan điểm đánh giá tài nguyên rừng của Loeschau (1963).
Nhóm I: Nhóm chưa có rừng.
Đây là nhóm không có rừng hoặc hiện tại chưa thành rừng, chỉ có cỏ, cây bụi hoặc thân gỗ, tre nứa mọc rải rác, có độ che phủ dưới 30%. Tuỳ theo hiện trạng, nhóm này được chia thành:
- Kiểu IA: trạng thái này được đặc trưng bởi lớp thực bì, lau lách hoặc chuối rừng.
- Kiểu IB: kiểu này được đặc trưng bởi lớp thực bì cây bụi, có thể có một số cây gỗ, tre mọc rải rác.
- Kiểu IC: kiểu này được đặc trưng bởi lớp cây thân gỗ tái sinh với số lượng đáng kể nằm trong hai kiểu trên. Chỉ được xếp vào kiểu IC khi số lượng cây gỗ tái sinh có chiều cao trên 1m đạt từ 1000 cây/ha trở lên.
Nhóm II: Rừng phục hồi cây tiên phong có đường kính nhỏ. Dựa vào hiện trạng và nguồn gốc, nhóm này chia thành:
- Kiểu IIA: đây là trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy được đặc trưng bởi lớp cây tiên phong, ưa sáng, mọc nhanh, thường đều tuổi và có kết cấu 1 tầng.
- Kiểu IIB: là trạng thái rừng phục hồi sau khai thác kiệt. Phần lớn trạng thái này bao gồm những quần thụ non với những loài cây tương đối ưa sáng. Thành phần loài phức tạp, không đều tuổi do tổ thành loài cây ưu thế không rõ ràng. Vượt lên khỏi tán rừng có thể còn sót lại một số cây của quần thụ cũ nhưng trữ lượng không đáng kể. Đường kính của tầng cây phổ biến không vượt quá 20cm.
Nhóm III: Kiểu rừng thứ sinh đã bị tác động. Bao gồm các quần thụ rừng đã bị khai thac bởi con người ở nhiều mức độ khác nhau khiến cho kết cấu rừng bị thay đổi.
- Kiểu IIIA: quần thụ đã bị khai thác nhiều nhưng hiện tại đã bị hạn chế.
Cấu trúc ổn định của rừng đã bị thay đổi cơ bản hoặc phá vỡ hoàn toàn. Kiểu này được chia thành 1 số kiểu phụ.
- Kiểu phụ IIIA1: rừng đã bị khai thác kiệt quệ, tán rừng bị phá vỡ từng mảng lớn. Tầng trên có thể còn sót lại 1 số cây tầng cao, to nhưng phẩm chất xấu. Nhiều dây leo, bụi rậm, tre nứa xâm lấn. Tuỳ theo tình hình tái sinh, kiểu phụ này được chia nhỏ thành:
+ IIIA1-1: thiếu tái sinh (<1000 cây tái sinh mục đích có triển vọng/ ha).
+ IIIA1-2: đủ cây tái sinh (>1000 cây tái sinh mục đích có triển vọng/ ha).
- Kiểu phụ IIIA2: rừng đã khai thác quá mức nhưng đã có thời gian phục hồi tốt. đặc trưng là đã hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế sinh thái với lớp cây đại bộ phận có đường kính 20-30cm. Rừng có 2 tầng trở lên, tầng trên tán không liên tục, được hình thành chủ yếu từ những cây của tầng giữa trước đây, rải rác còn những cây to, khoẻ vượt tán của tầng rừng cũ để lại. Kiểu phụ này chia nhỏ thành:
+ IIIA2-1: thiếu tái sinh (< 1000 cây tái sinh mục đích có triển vọng).
+ IIIA2-2: đủ tái sinh (> 1000 cây tái sinh mục đích có triển vọng).
Nhóm IV: Là nhóm rừng thứ sinh giàu phục hồi hoàn toàn và rừng nguyên sinh.
PHẦN 4