Đề xuất một số giải pháp cho sinh trưởng và phát triển Thảo quả

Một phần của tài liệu Thực trạng gây trồng và phát triển cây thảo quả tại thị trấn tân uyên huyện tân uyên tỉnh lai châu (Trang 61 - 64)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5. Đề xuất một số giải pháp cho sinh trưởng và phát triển Thảo quả

Từ kết quả nghiên cứu đề tài đề xuất một số giải pháp để nâng cao sinh trưởng và năng suất Thảo quả.

4.5.1. Giải pháp về kĩ thuật

Giải pháp về kĩ thuật được coi là cốt lõi để tăng khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Thảo quả. Thảo quả là cây sinh trưởng nhanh, ít cần chăm sóc, nhưng để đạt sản lượng cao thì cần chăm sóc đầy đủ cho cây Thảo quả.

Lựa chọn thời điểm trồng, giống Thảo quả đảm bảo.

Giai đoạn cây 2-3 năm tuổi rất dễ bị cỏ dại lấn áp, nên phải thường xuyên làm sạch cỏ xung quanh gốc cây đều đặn mỗi tháng một lần.

Đầu tư phân bón sẽ giúp cây Thảo quả sinh trưởng và phát triển nhanh, rút ngắn thời gian ra hoa kết quả, đồng thời tăng năng suất của cây.

Điều chỉnh độ tàn che đến khoảng 0,54 là tốt nhất.

Cải thiện độ ẩm đất bằng phương pháp dẫn nước truyền thống.

Thảo quả là cây có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh và rất ít bị sâu bệnh. Phải tránh những tác động tiêu cực của người dân như: khai thác gỗ, dược liệu, thu hái các lâm sản khác như vật liệu làm nhà, củi đun, măng tre, nấm, mật ong, chăn thả gia súc tự do (trâu, bò, dê,…) làm phá hoại cây trồng năng suất và chất lượng của Thảo quả.

Lựa chọn lập địa thích hợp trồng Thảo quả: độ cao trung bình so với mực nước biển 800-1500m, độ xốp cao trên 60%, hàm lượng mùn trên 7%, độ ẩm từ 40-80%, độ dày tầng đất từ 20-75cm.

4.5.2. Giải pháp về tổ chức

Thảo quả là một cây thuốc có giá trị cao về kinh tế, môi trường cũng như xã hội nên cần phải nâng cao trách nhiệm của người dân đối với công tác bảo vệ các khu rừng tự nhiên, hình thành vùng sản xuất hàng hoá đối với loài cây dược liệu quý là Thảo Quả. Ngoài ra, đây cũng là hướng phát triển kinh tế năng động góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc vùng cao Tân Uyên.

Nâng cao sự hiểu biết của người dân để không bị ép giá, đưa người dân tiếp cận với phương pháp thâm canh, chủ động gieo ươm, nhân giống chất lượng tốt và cải thiện lò sấy, giảm trên 30% về thời gian sấy cũng như lượng củi đốt, đồng thời tăng năng suất, chất lượng sản phẩm thảo quả khô sau chế biến.

Cần phải có lớp tập huấn chuyên ngành cho cán bộ về kỹ thuật trồng và chăm sóc Thảo quả ở các dạng lập địa.

Thực hiện các đợt tập huấn, đào tạo nâng cao kiến thức cho người dân sống trong và xung quanh rừng để nâng cao ý thức trồng Thảo quả và bảo vệ rừng. Bằng cách nêu ra những lợi ích của rừng và Thảo quả đem lại. Từ đó người dân sẽ không còn đốt nương hay khai thác gỗ quá mức.

Nên khuyến khích người dân tham gia trồng Thảo quả với số hộ cao. Vì vậy sẽ tránh được việc mất trộm Thảo quả khi đến thời kì thu hoạch và người dân sẽ hăng hái chung tay trồng, chăm sóc Thảo quả.

Xây dựng các lò sấy với kĩ thuật đảm bảo do trực tiếp các cán bộ phổ biến kĩ thuật. Nhằm tạo sản phẩm khô nâng cao giá thành thay vì bán sản phẩm tươi như trước.

4.5.3. Giải pháp về chính sách

Cần phải có các chính sách cụ thể phát triển cây Thảo quả. Như các nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới nâng cao chất lượng sản phẩm.

Cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tham gia các cuộc Hội nghị về Thảo quả với sự tham gia của các tổ chức trong và ngoài nước.

Chính sách về thị trường để giúp nâng cao giá thành sản phẩm. Như quảng cáo sản phẩm sang các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới, giúp thị trường tiêu thụ mở rộng và giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng do xuất khẩu được sang nhiều nước. Có thị trường tiêu thụ ổn định bằng cách kí hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu Thực trạng gây trồng và phát triển cây thảo quả tại thị trấn tân uyên huyện tân uyên tỉnh lai châu (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)