Hoạt động nghề nghiệp của nhân viên công tác xã hội

Một phần của tài liệu Nhân viên công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 23 - 30)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI

1.3. Hoạt động nghề nghiệp của nhân viên công tác xã hội

Xuất phát từ mục tiêu, chức năng của CTXH, nhân viên CTXH có những nhiệm vụ cụ thể sau[25, tr142-145]:

- Thúc đẩy, phục hồi, duy trì và tăng cường chức năng của cá nhân, gia đình và cộng đồng thông qua hoạt động trợ giúp, xóa bỏ và phòng ngừa nghèo đói, phát huy nguồn lực trong xã hội.

- Xây dựng, hoạch định và thực thi các chính sách xã hội, chương trình hành động, hệ thống dịch vụ xã hội, nguồn lực xã hội cần thiết để đáp ứng nhu cầu của con người và trợ giúp sự phát triển năng lực của con người.

- Theo dõi, kiểm soát các chính sách, chương trình thông qua hoạt động biện hộ, hoạt động chính trị để tăng năng lực hco những nhóm yếu thế hay có nguy cơ yếu thế và thúc đẩy công bằng, bình đẳng về mặt kinh tế cũng như xã hội.

- Phát triển những kiến thức, kỹ năng của CTXH để bảo đảm mục tiêu nghề nghiệp của mình.

Do tính chất chức năng khá rộng rãi và phổ quát trong xã hội của nghề CTXH, nên nhân viên CTXH có thể làm việc ở phạm vi rộng, trong nhiều lĩnh vực như:

- Lĩnh vực về giải quyết các vấn đề xã hội

- Lĩnh vực về y tế (trong các bệnh viện, cơ sở y tế công cộng...) - Lĩnh vực giáo dục (trong các trường học, cơ sở đào tạo)

- Lĩnh vực luật pháp (trong các tòa án, nhà giam, trường giáo dưỡng) - Lĩnh vực chính trị (như tham gia vào các nghị viện, cơ quan dân cử để có thể đại diện cho tiếng nói của các nhóm yếu thế trong xã hội khi xem xét, thông qua các luật pháp, chính sách về ASXH...)

- Ngoài ra, nhân viên CTXH còn có thể làm việc trong các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức NGOs, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội...

Trên thế giới, cơ cấu sử dụng nhân viên CTXH của mỗi quốc gia phụ thuộc vào hệ thống phúc lợi xã hội của quốc gia đó, tuy nhiên các nước đều có một điểm chung về cấu trúc tuyển dụng nghề CTXH là sự cân bằng giữa khu vực nhà nước, khu vực phi lợi nhuận (các tổ chức phi lợi nhuận trong nước và quốc tế) và khu vực tư nhân, vì lợi nhuận. Đối với nước ta hiện nay, khu vực nhà nước là nơi chủ yếu sẽ tuyển dụng nhân viên CTXH; bên cạnh đó, khu vực chính phủ phi lợi nhuận và các tổ chức đoàn thể cũng có tiềm năng tương đối lớn trong việc tuyển dụng nhân viên CTXH.

1.3.2. Theo quy định của các văn bản pháp lý trong nước:

Theo Thông tư liên tịch số 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 19 tháng 8 năm 2015 của Bộ LĐTBXH và Bộ Nội vụ Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành CTXH, thì yêu cầu nhiệm vụ của nhân viên CTXH được giao cụ thể theo từng chức danh nghề nghiệp, cụ thể như sau[2]:

CTXH viên chính (Mã số: V.09.04.01)

* Nhiệm vụ chung

Chủ trì tổ chức, chỉ đạo và thực hiện các nghiệp vụ CTXH có yêu cầu phức tạp về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành.

* Nhiệm vụ cụ thể

- Tổ chức việc sàng lọc, phân loại và tiếp nhận đối tượng;

- Chủ trì đánh giá tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe, nhân thân và các nhu cầu sử dụng dịch vụ CTXH của đối tượng;

- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trợ giúp cho đối tượng;

- Chủ trì cung cấp các dịch vụ CTXH có yêu cầu phức tạp về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành CTXH gồm: tư vấn, tham vấn, trị liệu, phục hồi chức năng, giáo dục, đàm phán, hòa giải, biện hộ, tuyên truyền;

- Chủ trì theo dõi và rà soát lại các hoạt động can thiệp; điều chỉnh kế hoạch trợ giúp nếu cần thiết;

- Chủ trì việc thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và dự báo sự tiến triển của đối tượng;

- Tổ chức hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng;

- Chủ trì tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về hoạt động nghiệp vụ CTXH; đề xuất sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn và quy trình nghiệp vụ CTXH;

- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề án, đề tài khoa học về CTXH;

- Tham mưu xây dựng chiến lược, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, đề án, phương án tổ chức phát triển dịch vụ CTXH;

- Tham gia biên soạn nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu về CTXH và tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ CTXH cho viên chức và cộng tác viên CTXH.

* Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

- Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành CTXH, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội phù hợp với nhiệm vụ CTXH. Trường hợp tốt nghiệp đại học chuyên ngành khoa học xã hội khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ CTXH theo chương trình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành;

- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp CTXH viên chính (hạng II).

* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

- Có năng lực chủ trì tổ chức, chỉ đạo và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ CTXH;

- Có năng lực tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về CTXH;

- Có năng lực tổng hợp, khái quát các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn, để có những đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các hoạt động CTXH;

- Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ CTXH phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.

CTXH viên (Mã số: V.09.04.02)

* Nhiệm vụ chung

Chỉ đạo thực hiện các nghiệp vụ CTXH có yêu cầu cơ bản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành.

* Nhiệm vụ cụ thể

- Sàng lọc, phân loại và tiếp nhận đối tượng;

- Đánh giá tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe, nhân thân và các nhu cầu sử dụng dịch vụ CTXH của đối tượng;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch trợ giúp cho đối tượng;

- Trực tiếp cung cấp, thực hiện các dịch vụ CTXH có yêu cầu cơ bản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành CTXH như: tư vấn, tham vấn, trị liệu, phục hồi chức năng, giáo dục, đàm phán, hòa giải, biện hộ, tuyên truyền;

- Theo dõi và rà soát lại hoạt động can thiệp theo sự phân công; đề xuất điều chỉnh kế hoạch trợ giúp nếu cần thiết;

- Hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng;

- Thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và dự báo sự tiến triển của đối tượng;

- Đánh giá, rút kinh nghiệm về hoạt động nghiệp vụ CTXH trong phạm vi công việc được giao; đề xuất sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn và quy trình nghiệp vụ CTXH;

- Tham gia nghiên cứu các đề án, đề tài khoa học về CTXH trong phạm vi được phân công;

- Tham gia biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu về CTXH và tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức và cộng tác viên CTXH theo sự phân công.

* Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

- Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành CTXH, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội phù hợp với nhiệm vụ CTXH. Trường hợp tốt nghiệp đại học chuyên ngành khoa học xã hội khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ CTXH theo chương trình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành;

- Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp CTXH viên (hạng III).

* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

- Có khả năng độc lập, thực hiện thành thạo các kỹ năng, nghiệp vụ CTXH;

- Có khả năng nắm bắt các lý thuyết và phương pháp thực hành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về CTXH phù hợp;

- Có khả năng chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về CTXH; chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm và tham gia nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực CTXH;

- Nhận biết nhu cầu trợ giúp của đối tượng và xác định các biện pháp giải quyết.

Nhân viên CTXH (Mã số: V.09.04.03)

* Nhiệm vụ chung

Chịu trách nhiệm thực hiện một số nghiệp vụ CTXH có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành theo sự phân công.

* Nhiệm vụ cụ thể

- Tham gia việc sàng lọc, phân loại và tiếp nhận đối tượng theo sự phân công;

- Thực hiện đánh giá tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe, nhân thân và các nhu cầu của đối tượng theo sự phân công;

- Đề xuất kế hoạch và trực tiếp thực hiện kế hoạch trợ giúp cho đối tượng, nhóm đối tượng trong phạm vi cụ thể được giao;

- Tham gia cung cấp, thực hiện các dịch vụ CTXH có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành CTXH gồm: tư vấn, tham vấn, trị liệu, phục hồi chức năng, giáo dục, đàm phán, hòa giải, tuyên truyền trong phạm vi được phân công;

- Tham gia theo dõi và rà soát lại hoạt động can thiệp; đề xuất điều chỉnh kế hoạch trợ giúp nếu cần thiết theo sự phân công;

- Tham gia hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng trong phạm vi được phân công;

- Tham gia thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và dự báo sự tiến triển của đối tượng;

- Chịu trách nhiệm trực tiếp về việc thực hiện một số nghiệp vụ CTXH được phân công.

* Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

- Có trình độ trung cấp trở lên thuộc các chuyên ngành CTXH, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội khác phù hợp với nhiệm vụ CTXH. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khoa học xã hội khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ CTXH theo chương trình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành;

- Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên CTXH (hạng IV).

* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

- Có khả năng độc lập, thực hiện thành thạo kỹ năng, nghiệp vụ CTXH trong phạm vi công việc được giao;

- Có khả năng làm việc theo nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về CTXH;

- Có kỹ năng giao tiếp đối với đối tượng;

- Có khả năng phát hiện nhu cầu trợ giúp của đối tượng.

Một phần của tài liệu Nhân viên công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 23 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)