GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ VÀ THÚC ĐẨY VAI TRÒ CỦA GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ VÀ THÚC ĐẨY VAI TRÒ CỦA

Một phần của tài liệu Nhân viên công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 76)

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy việc xây dựng đội ngũ và nâng cao vai trò nhân viên CTXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

3.1. Nâng cao năng lực, vai trò, vị trí cho nhân viên công tác xã hội 3.1.1. Nâng cao năng lực cho nhân viên công tác xã hội

Mục tiêu: Xây dựng đội ngũ nhân viên CTXH tỉnh Quảng Ninh có trình độ chuyên môn giỏi, thành thạo kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

Nội dung thực hiện: Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ninh cần căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của nhân viên CTXH được quy định tại Thông tư liên tịch số 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 19/8/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội để lập kế hoạch cụ thể việc đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên CTXH cho phù hợp với yêu cầu, đặc điểm công việc của từng vị trí. Cùng với trang bị kiến thức lý thuyết, cần đặc biệt chú trọng việc bồi dưỡng kỹ năng thực hành nghề cho nhân viên CTXH để sớm có một đội ngũ chuyên nghiệp và hiệu quả. Thực hiện đa dạng và linh hoạt nhiều hình thức đào tạo như tiếp tục tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên CTXH các cấp; cử người tham dự các chương trình đào tạo, các lớp tập huấn do Bộ LĐTBXH tổ chức; phối hợp với các trường đại học, viện, học viện khoa học để đào tạo CTXH trình độ đại học và trên đại học... Sau mỗi khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, Sở LĐTBXH nên tiến hành tổng kết, đánh giá hiệu quả tổ chức khóa học, rút kinh nghiệm để làm cơ sở tổ chức các khóa tiếp theo.

Sở LĐTBXH cũng cần tăng cường việc kiểm huấn CTXH trong toàn hệ

3.1.2. Xác định vai trò, vị trí của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước và trong hoạt động trợ giúp các đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh

Mục tiêu: Nhân viên CTXH được xác định vị trí công việc trong các cơ quan quản lý nhà nước liên quan và quy định rõ vai trò, trách nhiệm trong các quy trình trợ giúp các đối tượng yếu thế

Nội dung thực hiện:

Sở LĐTBXH tham mưu với UBND tỉnh Quảng Ninh để có quy định về vị trí việc làm của nhân viên CTXH trong các cơ quan quản lý nhà nước liên quan như các Sở y tế, giáo dục, công an, tư pháp và các đơn vị trực thuộc, thông qua đó phát triển đội ngũ nhân viên CTXH trong các lĩnh vực khác ngoài ngành LĐTBXH.

Ngoài ra, trong phạm vi quản lý của ngành, Sở cũng cần quy định chính thức vị trí yêu cầu nghề CTXH trong hệ thống các phòng chức năng liên quan thuộc Sở, phòng LĐTBXH cấp huyện và trong các đơn vị bảo trợ trực thuộc để làm căn cứ tuyển dụng người có chuyên môn CTXH vào các vị trí cần thiết.

Thông qua UBND tỉnh, Sở kiến nghị với Bộ LĐTBXH trình Chính phủ có văn bản quy định về vị trí công việc của nhân viên CTXH trong các ngành, đơn vị liên quan để áp dụng trên phạm vi cả nước.

3.2. Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức lãnh đạo các cấp, các ngành về chức năng, vai trò của nhân viên công tác xã hội

Mục tiêu: Lãnh đạo Tỉnh, các sở, ngành, đoàn thể của tỉnh; cấp ủy, lãnh đạo UBND các cấp tỉnh Quảng Ninh hiểu rõ về nghề CTXH chuyên nghiệp và thấy được sự cần thiết phải phát triển nghề CTXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng như các địa phương khác trong toàn quốc.

Nội dung thực hiện:

Sở LĐTBXH tham mưu với UBND tỉnh có chiến lược truyền thông về nghề CTXH, vai trò của CTXH đối với ASXH, đối tượng mà CTXH hướng tới, những ưu điểm khác biệt của CTXH với công tác nhân đạo, từ thiện...để mọi

người am hiểu về một nghề mới trong xã hội với cách tiếp cận mới và cách trợ giúp chuyên nghiệp, mà trước hết là lãnh đạo các ngành, các cấp thấy được phần nghiệp vụ, chuyên môn của ngành mình có trong CTXH, cần thiết phải có mặt nhân viên CTXH trong ngành của mình và có trách nhiệm phối hợp trong các hoạt động CTXH với cơ quan LĐTBXH hiện đang quản lý về CTXH khi được yêu cầu.

Sở LĐTBXH chỉ đạo Trung tâm CTXH tỉnh và hệ thống văn phòng CTXH tăng cường tuyên truyền về những kết quả trợ giúp mà nghề CTXH đã thực hiện được, đa dạng hóa các kênh truyền thông để đông đảo nhân dân, đặc biệt các nhóm đối tượng biết đến địa chỉ sẽ trợ giúp cho mình và có niềm tin vào nhân viên CTXH, các đối tượng sẽ hợp tác khi nhân viên CTXH tiếp cận thực hiện trợ giúp. Khi vai trò, vị trí của nhân viên CTXH được khẳng định trong xã hội, đối tượng có nhu cầu cần trợ giúp sẽ chủ động đến đề nghị sự trợ giúp của nhân viên CTXH.

3.3. Đề xuất các điều kiện bảo đảm cho hoạt động nghề nghiệp của nhân viên công tác xã hội trên địa bàn tỉnh

- Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở các yêu cầu, hướng dẫn của Bộ LĐTBXH và đặc điểm của địa phương nghiên cứu xây dựng, chuẩn hóa các quy trình hoạt động CTXH trong trợ giúp cho từng loại đối tượng, làm cơ sở cho nhân viên CTXH thực hiện nhiệm vụ.

- Tỉnh Quảng Ninh cần có cơ chế tuyển dụng chính thức cho nhân viên CTXH chuyên trách trong hệ thống văn phòng CTXH các cấp, kể cả đối với văn phòng CTXH trong nhà trường, để nhân viên CTXH thực sự yên tâm gắn bó với nghề, và phải tuyển dụng những người được đào tạo đúng chuyên ngành CTXH.

Bên cạnh đó, cũng cần có các biện pháp giảm tải cho nhân viên CTXH bằng cách tăng cường nhân lực cho Trung tâm CTXH tỉnh và các văn phòng CTXH (bố trí thêm biên chế hoặc hợp đồng thêm cộng tác viên).

- Có quy định về cơ chế phối hợp giữa nhân viên CTXH với các bên liên quan trong quá trình trợ giúp đối tượng, trong đó quy định rõ trách nhiệm cụ thể

của từng bên. Cơ chế phối hợp rõ ràng sẽ giúp nhân viên CTXH thuận lợi hơn trong quá trình kết nối các bên và điều phối trong quá trình trợ giúp đối tượng.

- Cần xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về CTXH như phần mềm quản lý trường hợp, quản lý cuộc gọi tư vấn; quản lý hệ thống nhân viên CTXH, dễ dàng cho nhân viên CTXH, nhà quản lý truy cập và sử dụng.

- Cần có quy định về phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp cho nhân viên CTXH chuyên nghiệp, vì CTXH là một nghề phức tạp, đòi hỏi cao về sự chuyên nghiệp, thời gian của nhân viên CTXH.

Kết luận Chương 3

Dựa trên những phát hiện được từ nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất ba giải pháp để góp phần xây dựng đội ngũ và thúc đẩy vai trò của nhân viên CTXH tỉnh Quảng Ninh, bao gồm: Nâng cao năng lực, vai trò, vị trí cho nhân viên CTXH; tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức các cấp, các ngành về chức năng, vai trò của nhân viên CTXH và đề xuất một số điều kiện bảo đảm cho hoạt động nghề nghiệp của nhân viên CTXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, với mục tiêu và nội dung thực hiện cụ thể. Đây là những cơ sở khoa học và thực tiễn quan trọng để Sở LĐTBXH xem xét, áp dụng trong quá trình phát triển nghề CTXH, xây dựng đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp của tỉnh. Tác giả mong muốn rằng các giải pháp này sẽ giúp ích cho tỉnh Quảng Ninh trong quá trình phát triển nghề CTXH tại địa phương trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nhân viên công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)