CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH
1.6.6. Đặc điểm ngành hạ tầng cơ sở
Ngành điện có ảnh hưởng đến hầu hết các nghành kinh tế, công nghiệp và mọi mặt đời sống xã hội. Thêm vào đó, do điện năng là một trong các sản phẩm thuộc loại nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu đối với dân sinh và mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, nên khách hàng của ngành điện vừa lớn về số lƣợng, lại vừa đa dạng: từ cơ quan, doanh nghiệp đến các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cƣ.
Đây là một thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp, cùng với việc không ngừng đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên, các doanh nghiệp phải xây dựng các mối quan hệ đa dạng với khách hàng để kịp thời nắm bắt và đáp ứng nhu cầu về dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng. Ta có thể thấy chi phí tiền điện là một phần không nhỏ trong chi phí giá
Nguyễn Đình Dũng 40 Khóa 2013A thành của một vài mặt hàng tiêu thụ nhiều điện năng ví dụ nhƣ để sản xuất 1 tấn thép cần từ 600 – 700 kWh tương đương 720.000 đ – 840.000 đ và với giá bán 1 tấn thép từ 16-16,4 triệu đồng vậy chi phí tiền điện chiếm từ 5,2-5,4% giá thành 1 tấn thép. Tương như thép, xi măng cũng là một nghành có chi phí tiền điện cao : để sản xuất 1 tấn xi măng cần 80-130 kWh tương đương 96.000 đ – 156.000 đ, với giá xi măng trên thị trường hiện nay khoảng 1,35 triệu đồng/tấn thì tiền điện chiếm khoảng 7,1 – 11,56% chí giá thành 1 tấn xi măng.
1.7. M T SỐ PHƯƠNG HƯỚNG TỐI THIỂU H A CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Nghiên cứu thị trường (thị trường sản phẩm, dịch vụ đầu ra, thị trường yếu tố đầu vào) và các đối thủ cạnh tranh một cách cẩn thận, đầy đủ, đánh giá đúng hiệu quả của chính mình từ đó lựa chọn thị trường, mặt hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phù hợp với năng lực quản lí, khai thác có hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, của mạng lưới giao thông vận tải.
Tổ chức quản lí lao động hợp lí và khoa học nhằm tăng năng suất lao động của doanh nghiệp. Để làm đƣợc điều này doanh nghiệp phải làm tốt một số nội dung sau:
Có chính sách tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân viên tổ chức theo hướng khuyến khích, thu hút lao động giỏi, có năng lực vào làm việc cho doanh nghiệp và có chính sách đãi ngộ thoả đáng.
Tổ chức quản lí, sử dụng lao động rõ ràng, cụ thể, gắn kết quả kinh doanh của người lao động với tiền lương và tiền thưởng của họ, đồng thời phải thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, tác phong lao động công nghiệp cho người lao động, tinh thần hợp tác trong công việc của tập thể, của từng đơn vị nhỏ thành viên, của toàn doanh nghiệp để họ phát huy sáng kiến trong hoạt động kinh doanh, tiết kiệm thời gian lao động, tăng năng suất lao động cho doanh nghiệp.
Thực hiện chế độ tiết kiệm trong quá trình kinh doanh, chống tham ô, lãng phí tài sản của doanh nghiệp. Để thực hiện đƣợc điều đó doanh nghiệp cần quan tâm đến một số nội dung cụ thể sau:
Nguyễn Đình Dũng 41 Khóa 2013A Phân công, phân cấp quản lí tài chính, quản lí chi phí và giá thành của doanh nghiệp hợp lí và khoa học, phù hợp với tình hình đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn, cần thiết phải phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn quản lí cho từng cấp, từng bộ phận chức năng cụ thể nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ trong việc quản lí lao động, vật tƣ, tiền vốn, thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Quản lí chi phí và giá thành phải có kế hoạch định mức cụ thể, lập kế hoạch chi phí và giá thành phải dựa vào những căn cứ có tính khoa học và thực tiễn nhƣ:
Kế hoạch phải lập chi tiết cho từng bộ phận quản lí cụ thể, kết hợp với phân công quản lí rõ ràng và phải có kế hoạch tái nghiệp trên cơ sở của kế hoạch năm; Tổ chức tốt nhất quá trình thực hiện kế hoạch, đồng thời thường xuyên hoặc định kì kiểm tra, phân tích, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch. Đây là nội dung quan trọng nhất trong công tác quản lí chi phí và giá thành; Căn cứ để kiểm tra là: Các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch chi phí giá thành, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch khấu hao TSCĐ và các thông tin về tình hình thực hiện các kế hoạch đó của doanh nghiệp trong năm kế hoạch, các chính sách, chế độ luật pháp và quản lí tài chính, quản lí chi phí, giá thành của Nhà nước; Thời hạn kiểm tra có thể là do doanh nghiệp quyết định, căn cứ vào tình hình đặc điểm cụ thể của hoạt động kinh doanh và yêu cầu của công tác quản lí nhƣng tránh việc chồng chéo cản trở quá trình kinh doanh của doanh nghiệp; Phạm vi kiểm tra phải rộng và toàn diện cả về không gian, thời gian kiểm tra, cả thời gian trước, trong và sau khi các chi phí phát sinh nhằm đánh giá đúng tính hợp lí, hợp pháp, tính phù hợp, tính cần thiết và hiệu quả của các chi phí phát sinh, từ đó tìm ra những nhƣợc điểm của quá trình chi phí trong doanh nghiệp, phát huy hết tiềm năng, khắc phục những tiêu cực, giảm chi phí, hạ giá thành.
Cụ thể, đối với chi phí nguyên, vật liệu: các doanh nghiệp thương mại không thực hiện hoạt động sản xuất mà chỉ tiến hành mua bán các sản phẩm, hàng hóa để hưởng chênh lệch, do đó, nguyên, vật liệu không đóng vai trò chính yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên công ty có thể lựa chọn những loại nguyên
Nguyễn Đình Dũng 42 Khóa 2013A vật liệu có giá thành hợp lý, phù hợp với năng lực tài chính của công ty để phụ trợ cho các hoạt động kinh doanh của công ty.
Đối với chi phí nhiên liệu, năng lượng: do các doanh nghiệp thương mại thực hiện vai trò trung gian, mua sản phẩm hàng hóa của nhà sản xuất, sau đó bán lại sản phẩm cho người tiêu dùng do đó khâu vận chuyển đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, do đó chi phí xăng, dầu chiếm tỷ trọng không nhó trong toàn bộ các chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải có các biện pháp để tiết kiệm khoản chi phí này. Đó có thể là sử dụng các phương tiện, thiết bị điện năng, ký hợp đồng niêm yết một mức giá lâu dài với hãng xăng dầu để tránh việc tăng giá trong tương lai. Đồng thời với chi phí điện, nước, công ty cần phổ biến phong trào, ý thức tiết kiệm điện năng đến toàn thể nhân viên để tiết kiệm cho khoản chi phí này.
Chi phí vận tải: nhƣ đã nói ở trên, khâu vận chuyển có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, chất lượng hàng hóa có thể bị ảnh hưởng do quá trình vận tải, thời gian nhập hàng, xuất hàng cũng chịu ảnh hưởng bởi quá trình này, do đó đối với khoản chi phí này, công ty tiết kiệm những mặt nào có thể còn lại vẫn cần phải đảm bảo đầy đủ chi phí để quá trình vận tải đƣợc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, an toàn và đúng thời hạn.
Đối với chi phí hỗ trợ bán hàng, marketing: hỗ trợ bán hàng là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, có ấn tƣợng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự. Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đƣa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thƣ trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng. Ở đây, việc tiết kiệm chi phí hỗ trờ bán hàng đƣợc thể hiện ở việc nắm bắt đƣợc sản phẩm mình kinh doanh có vị thế như thế nào trong thị trường và có vai trò như thế nào với khách hàng, một sản phẩm đã rất quen thuộc và uy tín đối với khách hàng thì doanh nghiệp có thể lựa
Nguyễn Đình Dũng 43 Khóa 2013A chọn và đầu tƣ mở mức chung vào một số kênh quảng cáo phổ biến để tiếp tục duy trì sự thân thiết với khách hàng, còn đối với một sản phẩm mới, chƣa tiếp cận đƣợc với nhiều khách hàng thì việc tiết kiệm chi phí này cố thể sẽ cản trở sự phát triển, mở rộng quy mô, địa bàn kinh doanh của doanh nghiệp, do đó, công ty cần phải có sự đầu tƣ hợp lý và đúng đắn, nếu cần thiết thì phải chi, không nên quá tiết kiệm.
Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp: doanh nghiệp cần quán triệt vai trò trách nhiệm của bộ máy quản lý điều hành và của từng cán bộ nhân viên, tăng cường quản lý giờ lao động, bố trí nhân lực phù hợp, đúng người, đúng việc nhằm tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa khả năng của mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên đây là những nội dung cơ sở phương pháp luận về chi phí và quản lý trong doanh nghiệp. Trong đó, các nội dung đƣợc trình bày gồm: khái niệm, đặc điểm của chi phí sản xuất kinh doanh, phân loại chi phí sản xuất kinh doanh (căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế; căn cứ vào mục đích công dụng của chi phí; căn cứ vào mối quan hệ với quy mô sản xuất), nội dung chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (yếu tố khách quan, chủ quan), đồng thời luận văn cũng phân tích rõ công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Cũng trong chương này luận văn cũng đã đề cập đến các đặc điểm của một đơn vị kinh doanh phân phối điện nói riêng và các yêu cầu đặt ra đối với chi phí kinh doanh điện năng.