Các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty Điện lực Nghệ An

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty điện lực nghệ an (Trang 56 - 70)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT

2.2.1. Thực trạng chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty Điện lực Nghệ An

2.2.1.2. Các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty Điện lực Nghệ An

Nguyễn Đình Dũng 57 Khóa 2013A Bảng 2. 6: Chi phí nguyên vật liệu của Công ty Điện lực Nghệ An

(Đơn vị: triệu đồng)

STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Chênh lệch

2014/2013 2015/2014

+/- % +/- %

1 Nguyên vật liệu phụ 29 75 85 46 159,61 10 13,52

2 Nguyên vật liệu 20.343 16.580 24.527 -3.763 -18,50 7.947 47,93 - Dùng phân xưởng 10.571 6.706 4.916 -3.865 -36,56 -1.790 -26,69 - Dùng giải quyết sự

cố 1.081 1.312 2.196 232 21,42 883 67,30

- Dùng trong kinh

doanh 800 703 1.489 -97 -12,09 785 111,70

- Dùng trong quản

lý 7.891 7.858 15.926 -32 -0,41 8.068 102,67

3 Phân bổ CCDC, đồ

dùng 33.832 35.370 5.771 1.538 4,55 -29.599 -83,68 - Phân xưởng 6.010 7.735 2.013 1.725 28,71 -5.722 -73,97 - Bảo hộ, an toàn 3.171 4.521 956 1.351 42,60 -3.565 -78,86 - Bán hàng 15.089 17.971 955 2.882 19,10 -17.016 -94,69 - Quản lý 9 562 5.143 1.847 -4.420 -46,22 -3.295 -64,08 Tổng 54.203 52.025 30.383 -2.178 -4,02 -21.642 -41,60

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán và xử lý của tác giả)

Bảng số liệu cho thấy, chi phí vật liệu năm 2014 giảm 2.178 triệu đồng, tỷ lệ giảm 4,02% so với năm 2013. Năm 2015 chi phí này giảm mạnh so với năm 2014, mức giảm đến 21.642 triệu đồng, tỷ lệ giảm khá lớn 41,6%. Chi phí vật liệu giảm mạnh trong năm 2015 do tiêu hao vật liệu giảm là chính còn một phần nhỏ là do giá nguyên liệu giảm. Nhƣ vậy, có thể nói đơn vị đã hoàn thành tốt trong việc tiết kiệm chi phí theo yếu tố vật liệu.

Vật liệu phụ: Chủ yếu là dầu mỡ bôi trơn, dầu máy biến thế. Khoản chi phí này phát sinh không đáng kể.

Vật liệu: Trong năm 2014, so với năm 2013 chi phí vật liệu giảm mạnh, mức giảm 3.763 triệu đồng, tỷ lệ giảm 18,5% là do vật liệu dùng trong phân xưởng, kinh doanh, quản lý đều giảm. Riêng chỉ có vật liệu dùng giải quyết sự cố tăng lên là 232

Nguyễn Đình Dũng 58 Khóa 2013A triệu đồng, tỷ lệ tăng 21,42% do trong năm sự cố xảy ra nhiều hơn so năm 2013.

Đến năm 2015 chi phí vật liệu tăng mạnh với mức tăng 7.947 triệu đồng, tỷ lệ tăng 47,93% do trong năm 2015 chỉ có chi phí vật liệu dùng trong phân xưởng giảm, còn các khoản chi phí khác trong chi phí vật liệu đều tăng.

- Vật liệu dùng cho phân xưởng:

Các loại vật liệu xuất dùng cho phân xưởng như: dây, kềm, vít, ống nhựa, thước dây, khóa bi, sơn đen, miếng cước,… Các loại vật liệu này có giá trị nhỏ nên khi xuất dùng đã tính hết vào giá thành. Khi sử dụng đơn vị đã tận dụng để sử dụng nhiều lần khi chƣa bị hƣ hỏng nên tiết kiệm đƣợc khoản chi phí khá lớn. Thể hiện năm 2014 giảm so với năm trước là 3.865 triệu đồng, tỷ lệ 36,56%. Đến năm 2015 mặc dù mức giảm so với năm 2014 có thấp hơn (mức giảm là 1.790 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 26,69%) nhƣng cũng thấy đƣợc sự quản lý chặt chẽ trong việc sử dụng các vật liệu dùng trong phân xưởng, đơn vị nên phát huy cách sử dụng này cho các năm tiếp theo.

- Vật liệu dùng giải quyết sự cố:

Thực tế năm 2014 so với 2013 tăng 232 triệu đồng tỷ lệ, tăng 21,42%.

Nguyên nhân do trong năm 2014 suất sự cố đường dây (đứt dây, cây đổ, …) và sự cố lưới trạm (quá tải, cháy, …) tăng lên nên vật liệu xuất dùng để xử lý sự cố cũng tăng làm cho chi phí tăng. Trong năm 2015 chi phí vật liệu dùng giải quyết sự cố tăng cao với mức tăng 883 triệu đồng, tỷ lệ tăng 67,3%, do trong năm 2015 số suất sự cố đường dây tăng cao so với năm trước.

Số liệu thống kê cho thấy tổng sự cố năm 2014 so với năm 2013 tăng lên 63 lần sự cố vĩnh cữu, 163 lần sự cốn thoáng qua, trong năm 2015 tiếp tục tăng cao hơn (tổng số lần sự cố năm 2015 so với năm 2014 tăng lên lên 110 lần sự cố vĩnh cữu, 380 lần sự cốn thoáng qua). Đây là hạn chế của đơn vị trong khâu quản lý kỹ thuật (giám sát, kiểm tra thường xuyên, định kỳ lưới trạm). Về mặt chi phí, số sự cố tăng 40,94% (năm 2014 so với năm 2013) và 62,98% (năm 2015 so với năm 2014) chi phí vật liệu giải quyết sự cố tăng làm tăng chi phí 232 triệu đồng, tỷ lệ tăng 21,42% trong năm 2014 và 883 triệu đồng, tỷ lệ tăng 67,3% trong năm 2015.

Nguyễn Đình Dũng 59 Khóa 2013A Bảng 2. 7: Diễn biến sự cố của Công ty Điện lực Nghệ An giai đoạn 2013-2015

(Đơn vị tính: lần)

STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Chênh lệch

2014/2013 2015/2014

+/- % +/- %

1 Sự cố vĩnh cửu 156 219 329 63 40,38 110 50,23 2 Sự cố thoáng

qua 396 559 939 163 41,16 380 67,98

Tổng cộng: 552 778 1.268 226 40,94 490 62,98 (Nguồn: Phòng Điều độ và xử lý của tác giả)

Về mặt hiệu quả kinh doanh, suất sự cố tăng làm cho điện tổn thất tăng, sản lượng điện thương phẩm bán ra giảm. Như vậy tỷ lệ tổn thất tăng làm cho doanh thu giảm kéo theo lợi nhuận giảm. Đồng thời sự cố tăng cũng làm gia tăng chi phí nhân công để sửa chữa, chi phí nguyên vật liệu để giải quyết sự cố (xem thêm các bảng 2.5 và 2.6). Điều này cho thấy tầm quan trọng của công tác quản lý kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ tiêu chi phí, doanh thu và lợi nhuận, đơn vị cần thường xuyên kiểm tra đêm, kiểm tra ngày lưới trạm phát hiện kịp thời đường dây, trạm biến áp hƣ hỏng, phát quang hành lang tuyến, kiểm tra cung lèo, sứ, cầu giao, cầu chì, … Cần có sự quan tâm hơn nữa của đơn vị để giảm bớt sự cố.

- Vật liệu dùng trong kinh doanh và quản lý

Vật liệu dùng trong công tác kinh doanh nhƣ: Công tơ, hạt chì, dây chì niêm phong Công tơ, cáp điện, vật tƣ điện, hóa đơn in tiền điện, …

Vật liệu dùng trong quản lý nhƣ: văn phòng phẩm, xăng dầu công tác, các loại vật liệu phục vụ tập huấn nghiệp vụ, …

Trong năm 2014 đơn vị đã tiết kiệm đƣợc so với năm 2013 làm cho tổng chi phí hạ 129 triệu đồng. Đến năm 2015 cả hai khoản chi phí này đều tăng rất cao với tổng mức tăng là 8.853 triệu đồng, trong đó khoản chi phí dùng trong quản lý tăng mạnh nhất. Đây khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí vật liệu trong phân phối điện (trong năm 2015 khoản chi phí này chiếm tỷ trọng 64,94%

trong tổng chi phí vật liệu phân phối điện). Trong khoản chi phí vật liệu dùng trong

Nguyễn Đình Dũng 60 Khóa 2013A quản lý, xăng dầu phục vụ công tác và văn phòng phẩm chiếm tỷ trọng khá lớn.

Trong năm 2014 để quản lý và tiết kiệm khoản chi phí này, đơn vị đã ban hành qui định định mức xăng dầu cho từng loại xe, ngoài ra đơn vị đã triển khai chương trình quản lý công văn trên máy tính nên tiết kiệm đƣợc các khoản giấy, mực in photo hơn so với năm 2013. Trong năm 2015 những qui định và chương trình quản lý trên vẫn đƣợc thực hiện nhƣng hiệu quả mang lại không cao do tình hình biến động giá cả nguyên vật liệu trong năm. Do đó, đơn vị cần bổ sung thêm một số qui định mới cho phù hợp với tình hình hiện nay.

- Phân bổ CCDC, đồ dùng văn phòng

CCDC là những tƣ liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định nhƣ đối với TSCĐ, nhƣng nó có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của đơn vị. Khi xuất CCDC cho hoạt động, kế toán theo dõi cả hiện vật và giá trị trên sổ kế toán chi tiết. Tuỳ theo CCDC xuất dùng có giá trị nhỏ dưới 1.000.000 đồng phân bổ 1 lần và đối với các loại CCDC, đồ dùng văn phòng có giá trị trên 1.000.000 đồng thì phân bổ theo quí (thời gian phân bổ là 2 năm).

Mức phân bổ CCDC = nguyên giá / 2 lần.

Trong năm 2014, việc trang bị CCDC, đồ dùng văn phòng nhiều nên việc phân bổ khoản chi phí này chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí vật liệu 67,98%.

Mức phân bổ tăng so với năm trước là 1.538 triệu đồng với tỷ lệ tăng 4,55%, trong đó phân bổ cho phân xưởng, kinh doanh, bảo hộ an toàn đều tăng, riêng đồ dùng văn phòng giảm. Do CCDC, đồ dùng văn phòng vừa đƣợc trang bị trong năm 2014 nên trong năm 2015 khoản phân bổ chi phí này giảm mạnh so với năm 2014 với mức giảm khá cao 29.599 triệu đồng, tỷ lệ giảm 83,68%.

Việc mua sắm trang bị CCDC, đồ dùng thực hiện cho bộ phận công nhân trực tiếp là chủ yếu (sào cách điện, thang, bút thử điện, kèm bấm, quần áo bảo hộ, ủng, găng tay cách điện,. ..). Điều này cho thấy Doanh nghiệp rất chú trọng đến công tác an toàn, bởi công tác này rất quan trọng đối với công nhân ngành điện, nó phản ánh sự quan tâm của ngành đối với sức khỏe và tính mạng của người lao động.

Nguyễn Đình Dũng 61 Khóa 2013A Trong khâu kinh doanh, việc phân bổ CCDC chủ yếu là phân bổ Công tơ.

Mặc dù Công tơ có giá trị không lớn, nhƣng do Công tơ có thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm nên phải thực hiện công việc phân bổ. Cuối năm 2013 đã hoàn thành 18 công trình điện (thuộc nguồn vốn VFB) và 9 công trình (thuộc nguồn vốn AFD) đƣa vào vận hành ở những vùng nông thôn sâu. Chi phí cho việc trang bị Công tơ cho khách hàng mƣợn là rất lớn. Nên năm 2014 phân bổ CCDC cho bộ phận kinh doanh so với năm trước mức tăng 2.882 triệu đồng, tỷ lệ tăng 19,10%. Trong năm 2014, đối với đồ dùng văn phòng (máy in, máy tính, bàn ghế...), đơn vị không mua sắm mới để trang bị mà chủ yếu là tận dụng, điều động những nơi thừa sang nơi thiếu.

Đã làm giảm 4.420 triệu đồng với tỷ lệ 46,22%. Đến năm 2015 khoản chi phí này cũng giảm nhƣng mức giảm thấp hơn năm 2014. Nhìn chung công tác quản lý CCDC, đồ dùng văn phòng là tốt, chủ yếu phục vụ cho công tác trực tiếp là chính.

Qua phân tích cho thấy công tác quản lý chi phí vật liệu tại đơn vị đã đƣợc quan tâm hết sức chặt chẽ. Tuy nhiên đơn vị cần quan tâm đến yếu tố chi phí vật liệu dùng giải quyết sự cố, chi phí vật liệu dùng trong kinh doanh và đặc biệt là chi phí vật liệu dùng trong quản lý để có biện pháp quản lý tốt hơn.

b) Tiền lương và BHXH

Đây là yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh, nó thể hiện giá trị sức lao động mà toàn thể Cán bộ công nhân viên đơn vị đã bỏ ra trong kỳ, đồng thời là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng kích thích tăng năng suất lao động và chất lƣợng công tác.

Chi phí tiền lương bao gồm các yếu tố:

- Tiền lương công nhân – nhân viên phân xưởng - Tiền lương bộ phận bán hàng

- Tiền lương bộ phận quản lý doanh nghiệp

Chi phí tiền lương thực hiện trong kỳ bao gồm cả lương bổ sung năm trước, thưởng vận hành an toàn.

Nguyễn Đình Dũng 62 Khóa 2013A Bảng 2. 8: Tiền lương và BHXH giai đoạn 2013 – 2015

(Đơn vị: triệu đồng)

STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Chênh lệch

2014/2013 2015/2014

+/- % +/- %

1 Lương CN-NV

phân xưởng 101.024 121.673 137.442 20.649 20,44 15.769 12,96 2 Lương bộ phận

bán hàng 44.614 62.192 69.587 17.578 39,40 7.395 11,89 3 Lương bộ phận

quản lý 18.251 23.140 27.190 4.889 26,79 4.050 17,50 Tổng 163.889 207.006 234.219 43.117 26,31 27.213 13,15

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán và xử lý của tác giả)

Bảng tổng hợp tiền lương và BHXH qua ba năm cho thấy tổng quỹ lương thực hiện năm 2014 tăng so với năm 2013, mức tăng 43.117 triệu đồng với tỷ lệ tăng 26,31%. Trong năm 2015 mức tăng này giảm xuống còn 27.213 triệu đồng, tỷ lệ tăng cũng giảm còn 13,15%. Qua ba năm ta thấy tỷ trọng tiền lương của công nhân, nhân viên phân xưởng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (năm 2014 tỷ trọng này là 58,78%, năm 2015 là 58,68%), kế đến là lương của bộ phận bán hàng, tỷ trọng tiền lương của bộ phận này năm 2015 chiếm 29,71%, và sau cùng là bộ phận quản lý (năm 2014 tiền lƣong của bộ phận quản lý chiếm tỷ trọng là 11,18%, năm 2015 là 11,61%). Nó phản ánh lên nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị đó là kinh doanh điện.

Để biết được nguyên nhân tăng giảm tiền lương qua ba năm ta sẽ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổng quỹ lương trong đơn vị.

Bảng 2. 9 : Sản lƣợng điện và số lƣợng lao động của Công ty

STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Chênh lệch

2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % 1 Sản lượng điện thương

phẩm (triệu kWh) 1452 1660 1936 208 14,33 276 16,63 2 Tổng số lao động 1220 1263 1290 43 3,52 27 2,14 - Trực tiếp 854 729 550 -125 -14,64 -179 -24,55 - Gián tiếp 366 534 740 168 45,90 206 38,58

(Nguồn: báo cáo PCNA và xử lý của tác giả)

Nguyễn Đình Dũng 63 Khóa 2013A - Về lao động

Tổng số lao động năm 2014 là 1.263 người trong đó lao động trực tiếp là 729 người chiếm tỷ trọng 57,72%, còn lại là lao động gián tiếp chiếm 42,28%. Tổng số lao động của đơn vị trong năm 2015 tăng lên với tổng số là 1.290 người trong đó lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất 57,36%, lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng 42,64%. Nhƣ vậy từ năm 2013 đến năm 2015 có sự sắp xếp lại lao động, số lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng số lao động của đơn vị, số lao động trực tiếp ngày càng giảm là do giải quyết dôi dƣ theo chế độ và theo quyết định của EVN NPC về việc chuyển cán bộ - công nhân viên của phân xưởng Công tơ về trực thuộc Trung tâm đo lường. Tuy lao động gián tiếp tăng lên nhưng quỹ lương năm 2015 chỉ chiếm 11,61% cho thấy lao động gián tiếp tăng nhiều do một số lao động phục vụ công tác sản xuất khác.

- Về sản lƣợng thực hiện

Năm 2014 tăng 208 triệu kWh so với năm 2013, tỷ lệ tăng 14,33%. Đến năm 2015 sản lƣợng tăng hơn 276 triệu kWh, tỷ lệ tăng 16,63%. Ta thấy qua ba năm sản lượng điện thương phẩm của đơn vị tăng ngày càng cao chứng tỏ qui mô sản xuất tăng.

Ta sẽ xét về năng suất lao động của đơn vị trong ba năm:

Bảng 2. 10 : Tiền lương bình quân và năng suất lao động bình quân của Công ty

STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Chênh lệch

2014/2013 2015/2014

+/- % +/- %

1

Tổng số lao động bình quân sản xuất điện (người)

1.040 1.081 1.180 41 3,93 99 9,15

2

Tiền lương bình quân

(người/tháng) 5.334.859 6.235.656 6.490.171 900.797 16,89 254.515 4,08 3

Năng suất lao động bình quân (kWh/người/năm)

1.395.818 1.535.473 1.640.678 139.655 10,01 105.205 6,85

(Nguồn: phòng Tổ chức lao động và xử lý của tác giả)

Nguyễn Đình Dũng 64 Khóa 2013A Qua bảng số liệu ta thấy, số lao động bình quân sản xuất điện tăng hàng năm rất ít năm 2014 chỉ tăng 41 người, tỷ lệ tăng 3,93%; năm 2015 mức tăng cao hơn năm 2014 nhưng không đáng kể chỉ tăng 99 người với tỷ lệ tăng cũng không cao 9,15%. Năng suất lao động bình quân năm 2014 tăng với tỷ lệ 10,01% kéo theo tiền lương bình quân tăng 16,89 % so với năm 2013. Trong năm 2015 năng suất lao động bình quân có tăng nhưng tỷ lệ tăng không cao với tỷ lệ 6,85% nên tiền lương bình quân năm này tăng với tỷ lệ rất thấp 4,08%.

Kết hợp hai chỉ tiêu: số lao động và sản lƣợng cho thấy năng suất lao động tăng là hợp lý. Đối với bộ phận gián tiếp tại đơn vị, số lao động tăng chủ yếu phục vụ công tác sản xuất khác. Điều này cho thấy đơn vị đã bố trí sắp xếp khá hợp lý nguồn lao động để đảm bảo công việc đƣợc giao và tạo việc làm cho lao động có thêm nguồn thu nhập từ sản xuất khác.

Tuy là đơn vị hạch toán phụ thuộc nhƣng đơn vị đƣợc quyền sắp xếp lại lực lƣợng lao động cho phù hợp với yêu cầu sản xuất của đơn vị. Đơn vị đƣợc quyền tuyển dụng lao động hợp đồng và cho thôi việc theo đúng qui định của nhà nước và của EVN NPC. Mặt khác, việc tính toán tiền lương do đơn vị trực tiếp tính dựa vào bảng chấm công từ các đơn vị gửi đến và dựa trên qui định, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chức vụ, phục cấp của nhà nước và của ngành điện.

Nhìn chung quỹ lương năm 2014 tăng hơn 2013 là 26,31% và năm 2015 tăng cao hơn năm 2014 13,15% là do lao động tăng, sản lƣợng tăng. Đơn vị cần phải quan tâm công tác quản lý lao động, hợp lý hóa sản xuất tại đơn vị chặt chẽ hơn, để nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm chi phí. Mà năng suất lao động tăng thì làm giảm giá thành sản phẩm nhƣng đồng thời chất lƣợng sản phẩm cũng đƣợc cải tiến vì tiết kiệm được chi phí về tiền lương trên một đơn vị sản phẩm. Tăng năng suất lao động góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi khi tăng năng suất lao động có nghĩa là hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm, vì thế nó cho phép giảm số người làm việc, tiết kiệm được quỹ lương. Mà tiền lương là một trong những chi phí của quá trình sản xuất, do đó tăng năng suất lao động góp phần là giảm chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Nguyễn Đình Dũng 65 Khóa 2013A Muốn có thu nhập cao (ổn định) cho công nhân, ngoài việc đẩy mạnh tăng năng suất lao động để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất chính còn phải tham gia tăng thu nhập từ hoạt động sản xuất khác.

c) Khấu hao tài sản cố định tại Công ty Điện lực Nghệ An

Bảng 2. 11: TSCĐ và trích khấu hao của của công ty

(Đơn vị: triệu đồng)

STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Chênh lệch

2014/2013 2015/2014

+/- % +/- %

1 Nguyên giá

TSCĐ 2.956.074 3.046.288 3.180.589 90.214 3,05 134.300 4,41 2 Khấu hao lũy

kế 1.292.189 1.495.516 1.734.145 203.327 15,74 238.629 15,96 3 Hệ số hao

mòn (%) 43,71 49,09 54,52 5,38 12,31 5,43 11,06

4 Mức khấu

hao năm 244.264 244.080 228.119 -184 -0,08 -15.961 -6,54 - Khấu hao

TSCĐ quản lý

12.409 11.681 9.568 -728 -5,87 -2.113 -18,09

- Khấu hao TSCĐ phân xưởng

231.855 232.390 218.551 535 0,23 -13.839 -5,95

5 Tỷ lệ khấu

hao (%) 8,26 8,01 7,17 -0,25 -3,03 -0,84 -10,49

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán và xử lý của tác giả)

Qua bảng TSCĐ và trích khấu hao ta thấy, nguyên giá TSCĐ tăng dần trong ba năm với mức tăng năm 2014 so với năm 2013 là 90.214 triệu đồng, mức tăng năm 2015 so với năm 2014 là 134.300 triệu đồng nhƣng mức khấu hao lại giảm, cụ thể tỷ lệ giảm năm 2014 là 0,08%, trong đó khấu hao TSCĐ phục vụ cho quản lý giảm 728 triệu đồng, tỷ lệ khấu hao giảm 5,87%. Trong năm 2015 mức khấu hao giảm rất lớn so với năm 2014, với mức giảm đến 15.961 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm khá cao so với năm trước là 6,54%, trong đó khấu hao TSCĐ cho bộ phận phân xưởng giảm mạnh nhất với mức giảm 13.839 triệu đồng. Cụ thể ta xét biến động TSCĐ và tỷ lệ khấu hao năm 2015 so với năm 2014: So với năm 2014 tỷ lệ khấu hao bình quân giảm 0,84% làm cho mức khấu hao bình quân năm 2015 giảm

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty điện lực nghệ an (Trang 56 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)