Môi trường nội bộ Công ty Điện lực Nghệ An

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty điện lực nghệ an (Trang 48 - 55)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐI N LỰC NGH AN

2.1.4. Môi trường nội bộ Công ty Điện lực Nghệ An

2.1.4.1. Lĩnh vực kinh doanh của công ty

Theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế chi nhánh số 0100100417-015 cấp ngày 29/11/2011, lĩnh vực kinh doanh của Công ty Điện lực Nghệ An bao gồm:

- Sản xuất, truyền tài và phân phối điện (Tƣ vấn quy hoạch; tƣ vấn đầu tƣ xây dựng điện, phát điện, truyền tải, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện);

- Hoạt động kiến trúc và tƣ vấn kỹ thuật có liên quan (Thiết kế công trình điện, Trạm biến thế từ 35kV trở xuống; lập dự án đầu tƣ xây dựng công trình; quản lý đầu tƣ xây dựng công trình; dịch vụ tƣ vấn chuẩn bị dự án; dịch vụ tƣ vấn điều hành, quản lý dự án; thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện lực);

- Lắp đặt hệ thống xây dựng khác (Lắp đặt thiết bị dẫn ga, khí);

Giám đốc

Phó Giám đốc Kinh Doanh

Phó Giám đốc Xây dựng cơ

bản Phó Giám đốc

Kỹ thuật

14 Phòng Ban chức năng

5 Phân xưởng phụ trợ

20 Điện lực trực thuộc

Nguyễn Đình Dũng 49 Khóa 2013A - Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chƣa đƣợc phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh (Bán lẻ đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện);

- Sửa chữa thiết bị điện;

- Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại;

- Sản xuất các cấu kiện kim loại;

- Hoạt động viễn thông khác (Dịch vụ viễn thông cơ bản; giá trị gia tăng;

dịch vụ kết nối Internet; dịch vụ truy cập Internet; dịch vụ ứng dụng internet trong bưu chính viễn thông);

- Cổng thông tin (Hoạt động điều hành các Website);

- Tƣ vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính (Dịch vụ thiết lập trang thông tin điện tử);

- Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính.

- Xuất bản phần mềm;

- Dịch vụ lưu trú ngắn ngày (Khách sạn);

- Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động;

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;

- Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chƣa đƣợc phân vào đâu (Dịch vụ chuyển giao công nghệ);

- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa;

- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác (Xây lắp các công trình điện;

xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ; xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 35kV; xây dựng công trình bưu chính, viễn thông. Xây dựng công trình viễn thông công cộng, mạng truyền hình cáp);

- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan;

- Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh.

2.1.4.2. Nguồn nhân lực

Cơ cấu CBCNV của Công ty Điện lực Nghệ An, tính đến ngày 31/12/2015 (theo nguồn báo cáo của PCNA):

Nguyễn Đình Dũng 50 Khóa 2013A - Tổng số CBCNV 1.290 người (lao động nữ 367 người).

- Trình độ trên đại học (thạc sĩ): 36 người.

- Trình độ đại học: 562 người.

- Trình độ cao đẳng: 96 người.

- Trình độ trung cấp: 234 người.

- Trình độ CNKT: 353 người.

- Không có bằng cấp: 9 người.

Trong đó:

+ CBNV trực tiếp: 550 người.

+ CBNV gián tiếp: 740 người.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức luôn là lực lƣợng nòng cốt, là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp. Tại Công ty Điện lực Nghệ An kể từ khi thành lập đến nay số lƣợng cán bộ công nhân viên đã phát triển mạnh mẽ cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng và thật sự trở thành một nhân tố quan trọng cho sự trưởng thành vươn lên trong đổi mới của Công ty. Có được như vậy là do lãnh đạo Công ty đã có những chủ trương, chính sách đào tạo con người tốt nên luôn tận dụng đƣợc các nhân tố tích cực trong cán bộ công nhân viên, có biện pháp khuyến khích nâng cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mọi thành viên trong đơn vị. Trình độ quản lý cũng nhƣ nhận thức của cán bộ công nhân viên chức ngày càng đƣợc nâng cao.

2.1.4.3. Nguồn lực cơ sở vật chất của doanh nghiệp a) Công nghệ lưới điện, máy móc thiết bị:

*. Hệ thống lưới điện trung, hạ thế:

Hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 16 TBA 110kV với tổng dung lƣợng gần 800MVA.Trong khuôn khổ đề tài luận văn tốt nghiệp này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu năng lực máy móc thiết bị thuộc phạm vi quản lý của PCNA, bao gồm:

09 TBA trung gian 35kV; 01 Trạm cắt 22kV; 113 đường dây trung áp (36 đường dây 35kV, 24 đường dây 22kV, 53 đường dây 10kV), các TBA và đường dây hạ thế.

Nguyễn Đình Dũng 51 Khóa 2013A Bảng 2. 1: Tổng hợp số lượng đường dây trung áp do PCNA quản lý vận hành

tính đến ngày 31/12/2015:

ĐD trung áp (kM)

35kV 22kV 10kV

ĐDK Cáp

ngầm ĐDK Cáp

ngầm ĐDK Cáp

ngầm Tài sản nghành điện 2.812,92 25,83 308,73 101,84 1.613,42 34,40 Tài sản khách hàng 525,51 8,40 76,32 37,58 334,67 11,52 Tổng cộng 3.338,43 34,23 385,06 139,41 1.948,09 45,92

(Nguồn:Báo cáo của PCNA)

Với tổng số đường dây đang quản lý vận hành với số lượng lớn: 5.891,14 kM. Các đường dây đã xây dựng từ hơn 10 năm, một số đường dây 10kV dài hơn 100kM, mà phụ tải lại tập trung vào cuối nguồn nhiều dẫn tới điện áp cuối nguồn thấp, nhiều đường dây có dòng vận hành quá tải (dòng cao điểm đạt 275A đối với tiết diện dây AC 70; đạt 400A đối với tiết diện dây AC 95), chiều cao nhiều khoảng cột thấp gây nguy cơ mất an toàn khi quản lý vận hành. Tình trạng vi phạm hành lang đường dây khá nhiều, nhất là qua khu vực dân cư và rừng phòng hộ, nguyên sinh, gây khó khăn trong công tác giải phóng hành lang. Số lượng đường dây do PCNA đang quản lý vận hành là tài sản của khách hàng: 994,01 kM, chiếm 16,87%

tổng toàn khối lượng đường dây đang quản lý vận hành. Do là tài sản của khách hàng nên khó khăn trong việc sử dụng nguồn vốn để sửa chữa khi có hƣ hỏng, sự cố xẩy ra.

Trong quy trình thiết kế lựa chọn cấp điện áp đã đƣợc quy định của Bộ Công Nghiệp, việc lựa chọn cấp điện áp 22kV là lựa chọn tối ƣu, các tiêu chuẩn về thiết bị hay thông số kỹ thuật vận hành điện trung thế đƣợc thiết kế theo chuẩn 22kV. Tại các vùng miền núi, địa hình phức tạp và bán kính cấp điện dài thì có thể sử dụng cấp điện áp 35kV là giải pháp tốt. Tuy nhiên, theo số liệu đƣợc tổng hợp trên thì tỷ lệ lưới điện 10kV của Công ty Điện lực Nghệ An còn chiếm tỷ trọng lớn (chiếm gần 33,85%), đây là một trong những điểm yếu mà Công ty Điện lực Nghệ An cần chú trọng khắc phục trong thời gian tới.

Nguyễn Đình Dũng 52 Khóa 2013A Số lƣợng lớn 1.663 TBA phân phối, với tổng công suất 598.226 kVA thuộc tài sản khách hàng, chiếm tỷ lệ 33,21% tổng số TBA do PCNA đang quản lý vận hành, nên khó khăn trong việc quản lý vận hành và thay thế, sữa chữa. Tình trạng nhiều máy vận hành quá tải, cách điện già cỗi gây nguy cơ cháy máy cao, cáp tổng không đảm bảo chất lƣợng, nhiều tủ phân phối hạ áp đã bị hỏng và han gỉ gây nguy cơ mất an toàn cho công tác quản lý vận hành.

Bảng 2. 2: Tổng hợp số lượng đường dây hạ áp do PCNA quản lý vận hành tính đến ngày 31/12/2015:

Đường dây hạ áp (kM)

Đường dây đường trục Đường dây 3 pha Đường dây 1 pha Dây

trần

Cáp bọc

Cáp ngầm

Dây trần

Cáp bọc

Cáp ngầm

Dây trần

Cáp bọc

Cáp ngầm Tài sản

ngành điện

4.271,70 2.082,68 20,10 898,75 120,57 8,00 4.700,96 863,65 2,00

Tài sản khách

hàng

128,40 63,21 0,00 188,64 11,00 0,00 31,87 0,00 0,00

Tổng

cộng 4.400,10 2.145,89 20,10 1.087,39 131,57 8,00 4.732,84 863,65 2,00

(Nguồn:Báo cáo của PCNA)

Tổng số lượng đường dây hạ thế đang quản lý vận hành là: 13.391,53 kM, trong đó đường dây trần là: 10.220,32 kM, chiếm tỷ trọng 76,32%. Do số lượng đường dây trần chiếm tỷ trọng lớn hơn 3/4 và chủ yếu do nhân dân đầu tư mang tính chắp vá, nhiều chủng loại dây dẫn không đủ tiêu chuẩn, tiết diện nhỏ, chiều cao dây thấp, nhiều mối nối, sứ cách điện và không đảm bảo độ cách điện, dẫn điệnnay bàn giao sang cho ngành điện quản lý theo hình thức tăng, giảm vốn dẫn đến tổn thất cao, chất lƣợng điện áp không đảm bảo và gây tổn thất điện năng tăng.

Trong giai đoạn hiện nay, theo chủ trương của Chính phủ công tác đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện để cung cấp cho các xã vùng sâu, xa để đảm bảo mục tiêu đến năm 2020 100% các hộ dân đều có điện đã được Bộ Công thương phê duyệt và giao cho Công ty Điện lực Nghệ An quản lý dự án. Để cải thiện tình hình

Nguyễn Đình Dũng 53 Khóa 2013A lưới điện, chất lượng điện, Công ty Điện lực Nghệ An cần tranh thủ các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức để thực hiện xây dựng, cải tạo hệ thống lưới điện đảm bảo yêu cầu vận hành đồng thời góp phần giảm tổn thất điện năng của Công ty.

*. Công nghệ đo đếm trong kinh doanh:

Với lượng công tơ được lắp đặt trên lưới để cung cấp cho khách hàng là 686.326 công tơ, trong đó công tơ điện tử chỉ có 8.600 công tơ chiểm tỷ lệ 0.0125%

công tơ hiện có trên lưới chỉ là công tơ cơ điện điều này gây một số hạn chế cho Công ty Điện lực Nghệ An do các hạn chế tính năng kỹ thuật của loại công tơ này như phương thức đo đếm mạch xung dễ gây ra nhiễu, tính chính xác không cao và gây tổn thất điện năng do thiết bị chạy thường xuyên.

*. Công nghệ ghi chỉ số công tơ:

Hiện Công ty Điện lực Nghệ An đang chủ yếu sử dụng lực lƣợng lao động tại các đơn vị để thực hiện việc ghi chỉ số công tơ, chỉ có một số lƣợng khách hàng quan trọng đƣợc ghi chỉ số qua công tơ điện tử, và bán tự động HHU và tỷ lệ này là không đáng kể.

*. Hệ thống thông tin dữ liệu khách hàng (CMIS):

Hệ thống thông tin dịch vụ khách hàng (CMIS) là hệ thống thông tin tích hợp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và đƣợc triển khai áp dụng đủ các phân hệ phục vụ công tác kinh doanh điện năng tại Công ty Điện lực Nghệ An, đƣợc Công ty Điện lực Nghệ An chú trọng tiếp nhận áp dụng và đã đem lại hiệu quả trong công tác kinh doanh điện năng.

*. Ứng dụng CNTT:Đối với công tác ứng dụng CNTT trong SXKD, hiện nay Công ty Điện lực Nghệ An đang từng bước hoàn thiện việc ứng dụng CNTT vào SXKD, các phần mềm CNTT ứng dụng vào SXKD và luôn luôn đƣợc cải tiến để thân thiện với người sử dụng cũng như đảm bảo công tác sản xuất kinh doanh định hướng khách hàng như:

- Vận hành, khai thác hệ thống CMIS, cập nhật thông tin khách hàng.

- Nhắn tin SMS thông báo mất điện, thông báo tiền điện hàng tháng.

- Thanh toán tiền điện qua cổng thanh toán điện tử, qua tài khoản Ngân hàng.

- Chương trình ghi chỉ số, chấm xóa nợ trên máy tính bảng.

Nguyễn Đình Dũng 54 Khóa 2013A Trong lộ trình quy hoạch phát triển ứng dụng CNTT vào SXKD của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc các chương trình cụ thể như như triển khai hóa đơn điện tử, chấm xóa nợ, quyết toán tiền điện bằng mã vạch đã đƣợc tính đến và thực hiện thí điểm tại một số đơn vị, đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi trong toàn Tổng Công ty Đây là một trong những giải pháp công nghệ hiện thực cần áp dụng ngay trong sản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm giảm các chi phí sử dụng nguồn lực.

*. Đầu tư công nghệ, lưới điện:

Mặc dù đƣợc sự quan tâm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc hàng năm công tác đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện, nhƣng đến nay thực sự công tác đầu tƣ vẫn chƣa mang lại hiệu quả thiết thực (tổn thất điện năng vẫn còn ở mức cao), công tác đầu tƣ còn thực hiện dài trải nên khó đánh giá đƣợc hiệu quả mang lại.

*. Thu tiền điện

Nhƣ chúng ta đã biết, đặc thù của quá trình kinh doanh bán điện là khách hàng sử dụng điện trước trả tiền điện sau. Do đó có một khoảng cách thời gian giữa việc dùng điện và thanh toán tiền điện cho nên việc thu hết tiền điện phát sinh là một vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực Nghệ An. Các biện pháp kỹ thuật và kinh tế nhằm giảm tổn thất điện năng mới chỉ tác động tới doanh thu bán điện, còn việc thu hết tiền điện phát sinh mới đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh bán điện. Nhờ nhận thức đúng đƣợc tầm quan trọng của công tác thu tiền lãnh đạo Điện lực hết sức quan tâm đã chỉ đạo thực hiện các chi nhánh giải quyết triệt để việc thu tiền điện phát sinh. Tuy nhiên việc thu tiền điện của Điện lực trong các năm qua đều không đạt kế hoạch công ty giao, điều này là do các công ty khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh không thanh toán số tiền điện đã tiêu thụ cho ngành điện.

Bảng 2. 3: Tổng hợp thu nộp tiền điện từ năm 2013 - 2015

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Thu nộp tiền điện (tỷ đồng) 2.771.329 3.076,175 3.447,217 So với kế hoạch EVN NPC 2.774,658 3.079,638 3.448,423

Tỷ lệ đạt(%) 99,88% 99,92% 99,97%

(Nguồn: Báo cáo của PCNA)

Nguyễn Đình Dũng 55 Khóa 2013A

*. Tổn thất điện năng

Tổn thất điện năng là chỉ tiêu quan trọng nhất cấu thành lên chi phí sản xuất kinh doanh của ngành điện. Việc giảm tổn thất điện năng giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận nâng cao hiệu quản sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng tái đầu tƣ, mở rộng sản xuất. Tại Điện lực Nghệ An trong những năm gần đây mục tiêu giảm chỉ tiêu tổn thất luôn đƣợc đặt lên nhiệm vụ hàng đầu và có ý nghĩa sống còn với hoạt động kinh doanh của Điện lực.

Bảng 2. 4: Thực hiện chỉ tiêu tổn điện năng từ năm 2013 - 2015

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Thực hiện chỉ tiêu tổn thất

điện năng (%) 11,47 10,9 9,88

So với kế hoạch EVN NPC 11,5 11 9,9

+/- - 0,03 - 0,1 -0,02

(Nguồn: Báo cáo của PCNA) b) Cơ sở hạ tầng vật chất:

Đƣợc bố trí phù hợp theo địa giới hành chính, tại mỗi huyện thị, Thành phố đều có Điện lực trực thuộc có vị trí trung tâm của huyện, có trụ sở văn phòng làm việc khang trang tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kinh doanh bán điện tại địa bàn. Các phân xưởng sản xuất như Phân xưởng Cơ Điện, Phân Xưởng Công tơ, Phân xưởng Thí nghiệm Điện, Phân xưởng vận tải hoạt động theo từng lĩnh vực chuyên môn đáp ứng nhu cầu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh điện.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty điện lực nghệ an (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)