CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù đơn vị đã thực hiện khá tốt việc tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh nhƣng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại:
Chi phí vật liệu: Do trong năm 2015 số suất sự cố đường dây tăng cao so với năm trước nên làm cho chi phí vật liệu dùng giải quyết sự cố trong năm này tăng lên. Năm 2015, chi phí vật liệu dùng trong quản lý tăng mạnh so với năm trước.
Nguyễn Đình Dũng 82 Khóa 2013A Chi phí tiền lương: Qua phân tích ta thấy, năng suất lao động năm 2015 tuy có tăng so với năm trước nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn. Mặc dù việc bố trí lao động của đơn vị trong những năm qua khá hợp lý nhƣng việc tỷ lệ tăng của năng suất lao động năm 2015 giảm so với năm trước cho thấy việc bố trí này chưa đạt được hiệu quả cao trong năm này.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Khoản chi phí điện thoại, bưu phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí dịch vụ mua ngoài (chiếm 50%). Nếu tiết kiệm đƣợc khoản chi phí này sẽ góp phần đáng kể vào việc tối đa hóa chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc sử dụng điện, nước trong đơn vị chưa được tiết kiệm, do đó trong năm qua khoản chi phí này vẫn còn tăng so với năm trước.
Các khoản chi phí bằng tiền: Đơn vị chƣa thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí hội nghị, tiếp khách nên khoản chi phí này trong những năm qua vẫn còn tăng cao.
Các khoản chi phí bằng tiền khác do không có định mức cụ thể, chi phí phát sinh không lường trước được nên không thể đề ra kế hoạch tiết kiệm cụ thể, chi tiết cho từng nhân tố biến động. Trong đó khoản chi phí tàu xe và chi phí khác bằng tiền là hai khoản chi phí rất khó kiểm soát nên hai khoản chi phí này trong năm qua vẫn còn tăng cao. Do đó phải có giải pháp quản lý tốt hơn.
Công tác lập kế hoạch chi phí hoạt động kinh doanh và giá thành sản phẩm chƣa đƣợc coi trọng nên việc đánh giá, cũng nhƣ định giá sản phẩm còn nhiều hạn chế. Từ đó dẫn đến việc kiểm soát sự tăng giảm của chi phí rất khó khăn.
Kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh của công ty còn sơ sài, do đó việc đánh giá, phân tích và xác định trọng tâm của công tác quản lý để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành còn nhiều khó khăn. Kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh là trọng tâm của công tác quản lý, vì thế phát huy tốt vai trò của kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh sẽ làm cho công tác quản lý đem lại hiệu quả tốt hơn
Nguyễn Đình Dũng 83 Khóa 2013A KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã tập trung phân tích và so sánh số liệu. Luận văn cũng đã đi sâu phân tích thực trạng chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty Điện lực Nghệ An cùng với đó là phân tích biến động chi phí qua các năm, phân tích biến động của các yếu tố chi phí như chi phí nguyên vật liệu, chi phí Tiền lương và BHXH, chi phí Khấu hao TSCĐ, chi phí Chi phí sửa chữa lớn, chi phí dịch vụ mua ngoài khác, chi phí bằng tiền, … Luận văn cũng đã tập trung phân tích công tác lập kế hoạch, triển khai thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó đƣa ra đƣợc kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, đánh giá đƣợc thực trạng chi phí sán xuất kinh doanh tại Công ty Điện lực Nghệ An trong ba năm qua. Cùng với cơ sở lí luận ở chương 1, cơ sở thực tiễn ở chương 2 sẽ là căn cứ khoa học và thực tiễn để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty Điện lực Nghệ An ở chương 3.