Tổng quan về Linh chi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất sản phẩm bột dinh dưỡng từ chế phẩm bã đậu nành (OKARA) (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU

1.3 Tổng quan về Linh chi

1.3.1 Hệ thống phân loại

Ngành: Mycota

Ngành phụ: Basidiomycota Lớp: Hymenomycetes Bộ: Aphyllophorales Họ: Ganodermataceae Giống: Ganoderma

Loài: Ganoderma lucidum Hình 1.7. Nấm Linh Chi

1.3.2 Đặc tính sinh học của nấm Linh chi

Nấm Linh chi đã nổi tiếng từ ngàn xưa ở các nước Á Đông, phiên âm theo tiếng Trung Quốc gọi là Lingzhi, theo tiếng Nhật là reishi, ở Việt Nam thì hay gọi là nấm Lim. Nấm Linh chi còn có nhiều tên gọi khác như: Bất lão thảo, Vạn niên nhung, Mộc Linh chi… nhưng tên Linh chi có lẽ mang tính tiêu biểu và được sử dụng phổ biến hơn cả (tên Linh chi chính thức được sử dụng trong sách “Thần nông bản thảo”

cách đây hơn 2000 năm).

Linh chi thường mọc ký sinh trên các cây gỗ trong nhiều năm. Cây gỗ bộ Đậu (Fabales) là những cây chủ ưa thích của chúng, ta thường gặp Linh chi trên các cây Lim, phượng vĩ, so đũa và một số loài cây khác đã chết, mục hoặc cả trên cây sống như xoài, mít, mãng cầu, phi lao, dừa v.v…

Tính đa dạng của các loài Linh chi ở Việt Nam bộc lộ qua biến dị hình thái thể quả.

Cuống thể quả biến dị rất lớn, từ rất ngắn (0,5cm), rất mảnh (0,2cm) cho đến dài cỡ hàng 5-10cm hoặc rất dài 20-25cm. Cuống có thể đính ở bên hoặc đính gần tâm do quá trình liên tán mà thành. Mũ nấm dạng thận - gần tròn, đôi khi xòe hình quạt hoặc ít nhiều dị dạng. Trên mặt mũ có vân gợn đồng tâm và có tia rãnh phóng xạ, màu vàng nâu – vàng cam - đỏ cam - đỏ nâu – nâu tím – nâu đen, nhẵn bóng, láng như verni. Sẫm màu dần khi già. Kích thước tán biến động từ 2-30cm dày 0,8- 2,5cm. Thịt nấm dày từ 0,4-1,8cm màu vàng kem – nâu nhạt - trắng. Nấm mềm dai khi tươi, trở nên chắc cứng và nhẹ khi khô, hệ sợi kiểu trimitic, đầu tận cùng lớp sợi phình hình chùy, màng rất dày đan kít vào nhau tạo thành lớp vỏ láng phủ trên mũ và bao quanh cuống.

 Vòng đời sinh sản của nấm Linh chi

Phần sinh sản là một lớp ống dày từ 0,2-1,7cm gồm các ống nhỏ, thẳng, miệng tròn, đảm mang 4 đảm bào tử hình trứng. Thực chất đó là do màng phủ lỗ nảy mầm phồng căng hay lõm thụt vào mà thành. Bào tử đảm có cấu trúc vỏ kép, lõm ở đầu, màu vàng mật ong sỏng, kớch thước 5-6 x 8,5-12àm

.

Hình 1.8 Chu trình sống của Linh chi

Các bào tử đảm đơn bội khi gặp điều kiện thuận lợi, nảy mầm tạo ra hệ sợi sơ cấp (primary hyphae). Hệ sợi sơ cấp đơn nhân đơn bội nhanh chóng phát triển, phối hợp với nhau tạo ra hệ sợi thứ cấp hay còn gọi là hệ sợi song hạch, phân nhánh rất mạnh tràn ngập khắp giá thể. Lúc này, thường có hiện tượng hình thành bào tử vô tính màng dày dễ rụng và khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ cho ra hệ sợi song hạch tái sinh.

Tiếp sau đó là giai đoạn phân hóa hệ sợi: các hệ sợi nguyên thủy hình thành các sợi cứng màng dài, ít phân nhánh bện kết lại thành cấu trúc bó được cố kết bởi các sợi bện phân nhánh rất mạnh. Từ đó hình thành các mầm nấm màu trắng mịn vươn dài thành các trụ tròn mập. Phần đỉnh trụ bắt đầu xòe tán, lớp vỏ láng đỏ cam xuất hiện.

Tán lớn dần hình thành bào tầng và phát tán bào tử đảm liên tục cho đến khi nấm già sẫm màu, khô tóp và lụi dần trong vòng 3-4 tháng.

1.3.3 Thành phần dược tính của nấm Linh chi

Số lượng các chủng loài nấm Linh chi được sử dụng trong công nghệ dược liệu, dược phẩm ngày càng tăng và đó cũng là bí quyết của các quốc gia Á Đông. Vào thập niên 70-80, bắt đầu một trào lưu khảo cứu hóa dược học các nấm Linh chi.

Một số loài Linh chi đã được phân chất: Ganoderma applanatum, G.boninese, G.lucidum… với các nhóm hoạt chất steroid, triterpenoid, và polysaccharide

Từ những năm 1980 đến nay, bằng các phương pháp hiện đại: phổ kế UV, IR… đặc biệt là sắc ký lỏng cao áp (HPLC) và phổ kế plasma (ICP), đã được xác định chính

xác gần 100 hoạt chất và dẫn xuất trong nấm Linh chi. Có thể khái quát trong bảng sau:

Bảng 1.5 Thành phần hoạt chất cơ bản trong nấm Linh chi [29]

Điều đáng lưu ý là các nhóm hoạt chất này gặp khá phổ biến trong cấu trúc nấm, trong thể mang bào tử, trong bào tử đảm và trong hệ sợi (Mycelia), trong nấm tự nhiên hoang dại và nuôi trồng chủ động.

1.3.4 Công dụng của nấm Linh chi [29]

+ Hạ bớt lượng đường trong máu của người bị tiểu đường (nhờ chất Ganoderan) nhất là tiểu đường type 2 (do cơ thể sản xuất insulin không đủ).

+ Tăng cường đào thải các chất phóng xạ nhiễm vào trong cơ thể. Dùng uống kèm khi xạ trị và hóa trị để giảm các triệu chứng xấu như đau đớn, rụng tóc.

+ Ức chế sự tạo thành u bướu, ngăn ngừa ung thư.

+ Điều hoà huyết áp, dưỡng tim lọc máu, chống tích mỡ trong mạch máu gây ra bệnh tim, tai biến mạch máu não.

+ Thanh tâm, êm dịu thần kinh giúp dễ ngủ, ăn ngon; chống dị ứng.

+ Làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường thể lực, giảm mệt mỏi.

+ Chống độc: giúp cơ thể thải loại nhanh các chất độc vô cơ và hữu cơ do ăn uống, tiếp xúc, hít thở; các độc tố do ký sinh trùng, vi trùng gây bệnh trong cơ thể, các bệnh suy gan, suy thận v.v...

+ Kích thích quá trình phục hồi hệ miễn dịch (tăng cường tính thực bào, tiết ra interferon) làm tăng sức đề kháng (theo Cổ Đức Trọng). Đây là điểm quan trọng khiến trên thế giới dùng Linh chi như là thực phẩm vì sức khỏe và được dùng kèm với các loại thuốc trị bệnh. Vì vậy nên dùng nấm ở những thời gian hay xảy ra dịch bệnh cảm cúm để nâng cao sức khỏe.

1.3.5 Enzyme cellulase trong nấm Linh chi [13]

Cellulose là thành phần cơ bản của thực vật và chúng được thực vật tổng hợp với số lượng nhiều nhất trong tự nhiên. Cellulose cũng là một trong những chất hữu cơ có trong tự nhiên chỉ bị vi sinh vật phân giải. Thực hiện quá trình phân giải

cellulose trong điều kiện tự nhiên là các loại enzyme cellulase được các nhà khoa học phân ra làm 2 nhóm chủ yếu đối với Linh chi:

1,4 β-D-glucanase 4 (EC.3.2.1.4): enzyme này tham gia phân giải liên kết β- 1,4 glucosid trong cellulose, trong lichenin và β-D-glucan. Sản phẩm của quá trình phân giải là cellodextrin, cellobiose và glucose. Enzyme này còn có các tên khác như: endoglucanase, endo 1,4 β-glucanase

C-cellulase β-D glucoside glucohydrolase (EC.3.2.1.21):enzyme này phân hủy cellobiose tạo thành glucose. Chúng không có khả năng phân hủy cellulose nguyên thủy. Chúng còn được gọi là cellobiase và β-glucosidase.

Trong vòng đời sinh sản của nấm Linh chi các nghiên cứu khoa học chứng minh cho thấy ở giai đoạn tạo sinh khối nấm sợi Linh chi thì enzyme cellulase có hoạt tính cao nhất dao động trong khoảng 18-32 Đvht/1ml [29]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất sản phẩm bột dinh dưỡng từ chế phẩm bã đậu nành (OKARA) (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)