- Hiểu được mục đích của thao tác chọn phần văn bản.
- Thực hiện được các thao tác biên tập văn bản đơn giản: xoá và chèn thêm một phần văn bản.
- HS có thái độ thực hành nghiêm túc, có hiệu quả.
B . CHUẨN BỊ
GV: SGK, giáo án, phòng máy HS: SGK, vở ghi
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu một số VD về kiểu gõ TELEX để có chữ và để có dấu.
III. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY&TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV? Khi dùng bút và giấy để soạn thảo
văn bản, để chỉnh sửa nội dung chúng ta phải làm thế nào?
HS: phải soạn thảo lại.
GV giới thiệu ưu điểm của phần mềm soạn thảo văn bản: không phải viết lại mà chỉ cần chỉnh sửa xoá và chèn thêm văn bản.
? Em hãy nêu các thao tác xoá một vài kí tự.
HS trả lời.
GV hướng dẫn thêm thông qua VD SGK.
? Thao tác chèn thêm văn bản vào một vị trí?
HS trả lời.
GV chốt kiến thức.
GV? Nếu chúng ta muốn xoá cả một phần văn bản thì có nên sử dụng phím Backspase hoặc phím Delete không?
HS suy nghĩ trả lời
GVKL: mất thời gian nên chọn cả phần văn bản đóđể chọn được phần văn bản đó ta phải làm thế nào?
HS tìm hiểu trả lời
GV bổ sung thêm và nêu VD SGK để HS hiểu thêm.
GV giới thiệu chức năng của nút lệnh Undo .- VD SGK
1. Xoá và chèn thêm văn bản a) Xoá một vài kí tự
Chọn phần văn bản cần xoá nhấn phím Backspase để xoá kí tự ngay trước con trỏ soạn thảo hoặc phím Delete để xoá kí tự ngay sau con trỏ soạn thảo.
b) Chèn thêm văn bản.
- Di chuyển đến vị trí em muốn chèn sau đó gõ thêm nội dung.
2. Chọn phần văn bản
- Nháy chuột tại vị trí ban đầu Kéo thả chuột đến cuối phần văn bản cần chọn VD-SGK/79
* Để chọn nhanh một phần văn bản ta có thể nháy đúp chuột vào một vị trí bất kỳ của phần văn bản đó phần văn bản đó sẽ được chọn
* Để chọn nhiều phần văn bản khác nhau ta có thể kết hợp sử dụng phím CTRL - Khi thực hiện một thao tác mà kết quả không được như ý muốn, ta khôi phục
HS nghe giảng, nắm rõ kíên thức trạng thái của văn bản trước khi thực hiện thao tác đó bằng cách nháy nút lệnh Undo
VD-SGK/79 IV. Củng cố
1. Nêu sự giống nhau và khác nhau về chức năng của phím DELETE và phím Backspace.
2. Em hãy nêu cách chọn phần văn bản?
HS tìm hiểu kiến thức mới học và trả lời-GV nhận xét, chốt kiến thức trọng tâm của bài.
VD-SGK/79
V. Hướng dẫn VN - Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới:
Để sao chép, di chuyển phần văn bản cần thực hiện những thao tác nào?
************************************************************
Tiết 43 Ngày soạn : 15/01/2015
Ngày dạy : 26/01/2015 BÀI 15. CHỈNH SỬA VĂN BẢN (tt)
A.MỤC TIÊU
- Hiểu được mục đích của thao tác chọn phần văn bản.
- Thực hiện được các thao tác biên tập văn bản đơn giản: sao chép, di chuyển một phần văn bản.
- HS có thái độ thực hành nghiêm túc, có hiệu quả.
B . CHUẨN BỊ
GV: SGK, giáo án, phòng máy HS: SGK, vở ghi
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ:
1. Em hãy nêu cách xoá và chèn thêm văn bản?
2. Để chọn phần văn bản cần làm thế nào?
III. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY&TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV em hiểu thế nào là sao chép?
HS nghiên cứu kiến thức trả lời
GV vậy để sao chép 1 phần văn bản phải thực hiện những thao tác nào?
Hsquan sát VD trong SGK trả lời
GV chốt kiến thức và đưa ra một số lưu ý khi thực hiện thao tác sao chép
3. Sao chép
- Sao chép phần văn bản là giữ nguyên phần văn bản đó ở vị trí gốc, đồng thời sao nội dung đó vào vị trí mới
1. Chọn phần văn bản muốn sao chép nháy nút Copy
GV em hiểu thế nào là di chuyển?
HS nghiên cứu kiến thức trả lời
GV vậy để di chuyển phần văn bản phải thực hiện những thao tác nào?
HSquan sát VD trong SGK trả lời GV chốt kiến thức.
2. Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí cần sao chép và nháy nút Paste
* L
ưu ý: Có thể nháy nút copy một lần và nháy nút Paste nhiều lần để sao chép cùng nội dung vào nhiều vị trí khác nhau.
4. Di chuyển
- di chuyển phần văn bản là xoá phần văn bản đó ở vị trí gốc, đồng thời sao nội dung đó vào vị trí mới
1. Chọn phần văn bản muốn sao chép nháy nút Cut
2. Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí mới và nháy nút Paste
IV. Củng cố
GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK/81.
GV chốt lại kiến thức trọng tâm của bài.
Cho HS làm bài tập
Bài 4.57, 4.58, 4.60, 4.61 SBT/ 61,62,63 V. Hướng dẫn VN
- Học bài cũ.
- Làm các bài tập trong SGK và SBT.
Chuẩn bị bài mới: bài thực hành 6- Em tập chỉnh sửa văn bản.
Tiết 44 Ngày soạn : 22/01/2015
Ngày dạy : 30/01/2015
BÀI THỰC HÀNH 6. EM TẬP CHỈNH SỬA VĂN BẢN A.MỤC TIÊU
- Luyện các thao tác mởi văn bản mới hoặc văn bản đã lưu trên máy;
- Thực hiện được các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản, sao chép văn bản;
phân biệt được chế độ gõ chèn và chế độ gõ đè.
- HS có thái độ thực hành nghiêm túc, có hiệu quả.
B . CHUẨN BỊ
GV: SGK, giáo án, phòng máy HS: SGK, vở ghi
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu thao tác mở văn bản có trên máy, lưu văn bản.
Em hãy nêu các thao tác sao chép và di chuyển phần văn bản.
III. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY&TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV chia lớp thành các nhóm thực
hành 2HS/máy
GV yêu cầu HS khởi động máy, khởi động Word và tạo văn bản mới có nội dung sau:
1. Khởi động Word và tạo văn bản mới
Một biểu chiều lạnh, nắng tắt sơm. Những đảo xa lam pha nhạt màu trắng sữa.
Không có gió mà sóng vẫn vỗ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng như bột phấn trên da quả nhót.
Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển trong veo màu mảnh trai. Đảo xa tím pha hồng.
Những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.
HS gõ đoạn văn bản theo yêu cầu bài thực hành.
GV quan sát, hướng dẫn thêm
GV giải thích cho HS hiểu thế nào là chế độ gõ chèn và chế độ gõ đè.
HS phân biệt chế độ gõ chèn và chế độ gõ đè.
GV yêu cầu HS gõ đoạn văn sau vào trước đoạn văn thứ hai. Kết hợp cả hai chế độ gõ.
HS thực hành theo yêu cầu của bài thực hành và của GV
2. Phân biệt chế độ gõ chèn và chế độ gõ đè
Đặt con trỏ vào trước đoạn văn thứ hai và nháy đúp nút Overtype/Insert
- chế độ gõ đè - chế độ gõ chèn
IV. Củng cố
- Nhắc lại các kiến thức trọng tâm có liên quan đến nội dung thực hành: thao tác mở văn bản mới, lưu văn bản, chỉnh sửa văn bản, phân biệt các chế độ gõ…
- Nhận xét ý thức thực hành của cả lớp, tuyên dương những HS có kết quả thực hành tốt, phê bình những HS còn lời và kết quả thực hành chưa đạt yêu cầu.
- Chấm điểm thực hành cho các HS có kết quả cao.
V. H ướng dẫn về nhà - Học bài cũ.
- Tìm hiểu lại các quy tắc gõ và thao tác sao chép nội dung để chuẩn bị cho bài thực hành tiếp theo.
**********************************
Tiết 45 Ngày soạn : 29/01/2015
Ngày dạy : 2/02/2015 BÀI THỰC HÀNH 6. EM TẬP CHỈNH SỬA VĂN BẢN (tt) A.MỤC TIÊU
- Luyện các thao tác mởi văn bản mới hoặc văn bản đã lưu trên máy;Luyện kỹ năng gõ văn bản tiếng Việt
- Thực hiện được các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản, sao chép văn bản;
phân biệt được chế độ gõ chèn và chế độ gõ đè.
- HS có thái độ thực hành nghiêm túc, có hiệu quả.
B . CHUẨN BỊ
GV: SGK, giáo án, phòng máy HS: SGK, vở ghi
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu thao tác mở văn bản có trên máy, lưu văn bản.
Em hãy nêu các thao tác sao chép và di chuyển phần văn bản.
II. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY&TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên.
GV yêu cầu HS sao chép đoạn văn bản trên vào văn bản Biendep.doc đã lưu trong bài thực hành trước.
HS thực hành theo yêu cầu của GV và yêu cầu bài thực hành.
GV quan sát, hướng dẫn.
3
.Mở văn bản đã lưu và sao chép, chỉnh sửa nội dung văn bản
1. Sao chép toàn bộ nội dung của văn bản trong phần thực hành trên vào cuối văn bản Bien dep.doc (có thể nhấn Ctrl +A để chọn toàn bộ văn bản).
2. Thay đổi trật tự các đoạn văn bản bằng cách sao chép hoặc di chuyển với các nút lệnh Copy, cut, và Paste để có thứ tự nội dung đúng.
3. Lưu văn bản với tên cũ (Bien dep.doc)
GV chia lớp thành các nhóm thực hành nhỏ 2HS/máy
GV Mở văn bản mới và gõ bài thơ dưới đây. Quan sát các câu thơ lặp lại để sao chép nhanh nội dung. Sửa các lỗi gõ sai sau khi đã gõ xong nội dung.
HS tìm ra những đoạn thơ lặp đi lặp lại và gõ bài thơ. Lưu với tên Trang oi.doc
4.Thực hành gõ chữ Việt kết hợp với sao chép nội dung
Trăng ơi
Trăng ơi từ đâu đến ? Hay từ cánh rừng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà Trăng ơi từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi Trăng ơi từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời.
(Theo Trần Đăng Khoa) IV. Củng cố
- Nhắc lại các kiến thức trọng tâm có liên quan đến nội dung thực hành: thao tác mở văn bản mới, lưu văn bản, chỉnh sửa văn bản, sao chép nội dung văn bản.
- Nhận xét ý thức thực hành của cả lớp, tuyên dương những HS có kết quả thực hành tốt, phê bình những HS còn lời và kết quả thực hành chưa đạt yêu cầu.
- Chấm điểm thực hành cho các HS có kết quả cao.
V. H ướng dẫn về nhà - Học bài cũ.
Tìm hiểu bài mới: Định dạng văn bản.
Tiết 46
Ngày soạn : 29/01/2015 Ngày dạy : 6/02/2015