Thử nghiệm kích thích cá mặt quỷ sinh sản bằng HCG một lần với liều lượng tiêm 1000UI/kg cá cái không thành công, có thể liều lượng tiêm của HCG chưa thích hợp. Thông thường người ta tiêm hai liều khác nhau, liều sau (liều quyết định) có thể có liều lượng gấp 4 lần liều thứ nhất [28]. Tùy thuộc vào loài cá mà liều tiêm có thể khác nhau, ví dụ: ở cá giò (Rachycentron canadum) người ta chỉ cần tiêm một liều thấp (275UI) là đủ để kích thích cá rụng trứng đối với các noãn bào đã kết thúc thời kỳ tích lũy chất noãn hoàng [32], cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus) có thể đẻ sau một lần tiêm nhưng ở liều cao hơn (1500UI/kg) [34]. Thậm chí cùng một loài cá nhưng ở các nước khác nhau, người ta sử dụng liều tiêm khác nhau, ví dụ: đối với cá mè trắng ở Trung Quốc, người ta tiêm 800 – 2000UI/kg cá cái nhưng ở nước ta tiêm với liều 1500 – 2000UI/kg cá cái [1].
Mặt khác, tùy theo từng loài cá mà việc sử dụng HCG để kích thích sinh sản có mang lại hiệu quả hay không. Nguyễn Tuần và CTV (2000), sử dụng HCG (liều sơ bộ 500UI và liều quyết định 4000UI/kg cá cái) để kích thích sinh sản cá vược thành công [28], trong khi đó, Trần Văn Đan và CTV (2001), sử dụng HCG kích thích cá tráp vây vàng sinh sản nhưng kết quả không thành công [8]. Dương Nhựt Long và Nguyễn Hoàng Thanh (2008), sử dụng HCG đơn lẻ với nhiều liều lượng khác nhau và HCG kết hợp với não thùy để kích thích cá leo (Wallago attu) sinh sản nhưng không thành công, tác giả cho biết HCG là loại kích dục tố không có tác dụng kích thích loài cá này sinh sản [20]. Ngoài ra, HCG là loại kích dục tố ngoại sinh và cơ quan đích của nó là tuyến sinh dục nên HCG chỉ phát huy tác dụng tốt nhất khi tiêm cho cá có quá trình chín sinh dục tốt mới mang lại hiệu quả cao [14].
Tương tự như HCG, việc thử nghiệm kích thích cá mặt quỷ sinh sản bằng não thùy cá chép không thành công. Thí nghiệm chỉ tiêm não thùy một lần với liều lượng 5mg/kg cá cái. Thời điểm sử dụng não thùy kích thích cá sinh sản vào tháng 10 là thời điểm cuối mùa sinh sản chính, nên khả năng thành công sẽ thấp hơn bình thường. Hoạt tính của não thùy chỉ phát huy tác dụng tốt nhất khi tiêm cho những cá có hệ số thành thục cao, đặc biệt là cá gần thời điểm sinh sản [1]. Việc sử dụng não thùy cá chép phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người sử dụng, thông thường người ta tiến hành tiêm não thùy hai lần (liều sơ bộ và liều quyết định), trong đó liều sơ bộ thường có liều lượng bằng 1/10 liều quyết định.
Tùy theo từng loài cá mà hoạt tính kích dục của não thùy sẽ khác nhau. Đối với những loài cá tự đẻ được trong ao (cá chép, cá diếc, cá trê) thì hoạt tính kích dục của não thùy cao gấp 1,2 – 2 lần so với những loài cá có thể thành thục nhưng không thể tự đẻ được ao (cá trắm, mè, cá tra) [1]. Do cá mặt quỷ thành thục trong quá trình nuôi vỗ nhưng không tự đẻ được trong bể vì thế khi dùng não thùy cá chép kích thích không mang lại hiệu quả.
Não thùy khi mua trên thị trường có chất lượng không đảm bảo là nguyên nhân dẫn đấn việc kích thích cá sinh sản cá không thành công. Não thùy phải được lấy từ cá đã thành thục còn tươi sống, ở cá chết sau vài giờ thì hoạt tính kích dục của não thùy chỉ còn 50% [1].
Việc xác định liều não thùy tiêm cho cá bố mẹ các loài còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng hoạt tính của não thùy, mức độ thành thục và hệ số thành thục của cá, nhiệt độ nước, các điều kiện của môi trường chứa cá sau khi cá được tiêm thuốc kích thích giống như các yếu tố ở bãi đẻ tự nhiên của cá.
Ngoài ra, cũng cần chú ý cơ chế tác động của các loại các loại hormone khác nhau, ví dụ: HCG có cơ quan đích là tuyến sinh dục, LHRH-A có cơ quan đích là tuyến yên [14]. Trong một số trường hợp, người ta kết hợp nhiều loại kích dục tố khác nhau để đạt được hiệu quả, ví dụ: Nguyễn Văn Kiểm và Nguyễn Văn Triều (2008), đã kết hợp HCG với não thùy và LHRH-A để kích thích sinh sản thành công cá lăng
(Mystus wickii) [30]. Cần thử nghiệm hai loại kích dục tố này bằng các liều lượng khác
nhau, hoặc kết hợp đồng thời hai loại kích dục tố này để có kết luận chính xác về hiệu quả của chúng.
26. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 1. Kết luận
(1). Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá mặt quỷ thu được một số chỉ tiêu quan trọng sau:
+ Cá mặt quỷ phân bố chủ yếu ở 4 tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Cá sống ở vùng rạn đá san hô, đá tảng, đáy cát pha sỏi và đáy cát. Cá mặt quỷ sống ở độ sâu 3 – 30m nước. Đáy cát thích hợp để nuôi cá mặt quỷ trong điều kiện nhân tạo.
+ Không phân biệt được đực cái nếu chỉ dựa vào hình thái bên ngoài.
+Tỷ lệ đực cái cá mặt quỷ trong quần đàn đánh bắt từ tự nhiên có tỷ lệ là 1:1,5. + Kích thước thành thục sinh dục lần đầu của cá mặt quỷ: 23,5cm – 26cm tương ứng với khối lượng từ 601g trở lên.
+ Hệ số thành thục của cá mặt cái dao động từ 0,51 (± 0,05) – 6,41 ((± 1,21). + Mùa vụ sinh sản: cá mặt quỷ là loài sinh sản vào 2 thời điểm trong năm. Lần 1 từ tháng 3 đến tháng 6, là mùa sinh sản chính và lần hai từ tháng 9 đến tháng 10.
+ Sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 1.208.040 – 2.098.566 trứng, trung bình 1.704.052 trứng.
+ Sức sinh sản tương đối dao động từ 929 – 1.104 trứng/g cơ thể cá cái, trung bình là 1.053 trứng/g cơ thể cá cái.
(2). Thử nghiệm sinh sản cá mặt quỷ đạt được một số chỉ tiêu quan trọng sau:
+ Kích thích cá mặt quỷ cái sinh sản thành công với liều lượng LHRH_A là 100 µg + 5mg DOM (có thể sử dụng phương pháp tiêm 1 liều hoặc 2 liều tùy thuộc vào mức độ thành thục của cá). Thời gian hiệu ứng thuốc từ 35 đến 47 giờ.
+ Sức sinh sản thực tế dao động từ 108.000 – 410.000 trứng/kg cá cái, trung bình là 215.145 trứng/kg cá cái.
+ Đường kính trứng trung bình là 1,48mm.
2. Đề xuất ý kiến
(1) Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm sinh học của cá mặt quỷ trong thời gian dài hơn. Đặc biệt, nghiên cứu sự phát triển tuyến sinh dục của cá đực.
(2) Để bảo vệ nguồn lợi cá mặt quỷ, không khai thác nhóm kích thước có chiều dài nhỏ hơn 23,5cm tương ứng với khối lượng nhỏ hơn 601g vì ở kích thước này cá chưa tham gia sinh sản lần đầu.
(3) Nghiên cứu cách bảo quản tinh trùng cá mặt quỷ để chủ động trong sinh sản nhân tạo.
(4) Cần có những nghiên cứu sâu hơn về môi trường sống, dinh dưỡng cho cá mặt quỷ để nâng cao hiệu quả nuôi vỗ thành thục.
(5) Tiến hành kích thích cá mặt quỷ sinh sản với các loại kích dục tố HCG và Não thùy thể cá chép với các liều lượng khác nhau. Kết hợp nhiều loại chất kích thích sinh sản khác nhau trong sinh sản cá mặt quỷ.
27. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng việt.
1. Nguyễn Tường Anh (1999), Một số vấn đề nội tiết học sinh sản cá. Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 171 - 176.
2. Nguyễn Tường Anh (2005), Kỹ thuật sản xuất gống một số loài cá nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 103 trang.
3. Bộ thủy sản (2006), “Báo cáo: Đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000 – 2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010”. Hà Nội, tháng 3/2006.
4. Lục Minh Diệp (2009), “Hiện trạng và triển vọng nghề sản xuất cá biển trên thế giới và Việt Nam”. Chuyên đề nghiên cứu sinh. Trang: 12.
5. Võ Thế Dũng, Lê Thị Thu Hương và Võ Thị Dung (2011), “Một số đặc điểm sinh học của cá mặt quỷ (Synanceia verrucosa Bloch & Schneider, 1801)” thu được ở khu vực Nam Trung Bộ. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 10/2011: trang 68 – 74.
6. Võ Thế Dũng và CTV (2012), “Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ
(Synanceia verrucosa Bloch & Schneider, 1801)”. Tạp chí Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, 9/2012: trang 81 – 85.
7. Trần Văn Đan (1994), “Một số đặc điểm sinh học của cá bớp (Bostrichthys
sinensis Lacepede) ở Hải Phòng”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá
biển, tập II. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 395 – 401.
8. Trần Văn Đan (1995), “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho sản xuất giống và nuôi cá thịt cá bớp ở ven biển miền Bắc Việt Nam”, Tuyển tập: Các công trình nghiên cứu nghề cá biển, tập III, NXB Nông nghiệp Hà Nội, trang, 258 – 274. 9. Trần Văn Đan, Đặng Minh Dũng, Thái Thị Kim Thanh và CTV (2005),
“Nghiên cứu thực nghiệm hoàn thiện công nghệ sản xuất giống cá bớp”. Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển, tập IV. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 256 – 278.
Trần Văn Đan, Vũ Dũng, Đỗ Văn Khương, Cao Văn Hạnh và CTV (1994), “Kết quả bước đầu sản xuất giống nhân tạo cá tráp vây vàng (Mylio latus) tại
Hải Phòng”. Tuyển tập: Các công trình nghiên cứu nghề cá biển, tập II. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 493 – 505.
10. Trần Văn Đan, Đỗ Văn Khương, Vũ Dũng, Nguyễn Đức Tâm và CTV (1994), “Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá tráp vây vàng (Mylio latus) ở Hải Phòng”, Tuyển tập: Các công trình nghiên cứu nghề cá biển, tập II. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 506 – 514.
11. Trần Văn Đan, Đỗ Văn Khương, Mai Công Khuê, Hà Đức Thắng và CTV (1994), “Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá đù
đỏ (Sciaenops ocellatus) di nhập từ Trung Quốc tại khu vực Hải Phòng”, Tuyển
tập: Các công trình nghiên cứu nghề cá biển, tập II. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 479 - 492.
12. Nguyễn Duy Hoan và Võ Ngọc Thám (2000), “Nghiên cứu sản xuất thử giống cá chẽm (Lates calcarifer Bloch 1790) tại Khánh Hòa”, Báo cáo khoa học. Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa, 82 trang.
13. Nguyễn Hữu Hùng (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis Cuvier và Valencienes, 1828) tại
Khánh Hòa. Luận văn Thạc sĩ ngành Ngành Nuôi trồng Thủy sản, trang 39.
14. Phạm Quốc Hùng (2010), Nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormon steroid sinh dục và sinh sản trong huyết tương cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca
waigiensis Cuvier, 1828). Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, trang 30 - 35.
15. Phạm Quốc Hùng và Nguyễn Tường Anh (2011), Sinh sản nhân tạo cá - Ứng
dụng hormon sreroid. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Trang 13.
16. Nguyễn Văn Hùng và CTV (2009), “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá song da báo (Plectropomus leopadus)”. Tuyển tập các công trình nghiên cứu Khoa học Công nghệ (2005 – 2009). Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, trang 445 – 453.
17. Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thị Phương Trà và Nguyễn Thị Kim Anh (2009), “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá thia đồng tiền ba chấm
(Dascyllus trimaculatus vùng biển Khánh Hòa”. Tuyển tập các công trình
nghiên cứu Khoa học Công nghệ (2005 – 2009). Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, trang 454 – 464.
18. Đỗ Văn Khương và CTV (2001), “Nuôi vỗ và sinh sản nhân tạo cá song (Epinephelus
tauvina), cá giò (Rachycentron canadum)”, Tuyển tập: Các công trình nghiên cứu
nghề cá biển, tập II. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, trang 558 – 559.
19. Đỗ Văn Khương , Nguyễn Quang Hùng và CTV (2005), “Một vài kết quả nghiên cứu về sản xuất giống và ương nuôi loài cá song mỡ (Epinephelus
tauvina)”. Tuyển tập: Các công trình nghiên cứu nghề cá biển, tập III. Nhà xuất
bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 189 – 199.
20. Dương Nhựt Long và Nguyễn Hoàng Thanh (2008), “Kết quả bước đầu về sinh sản cá leo (Wallago attu Schneider)”. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ (2): 29 -38. 21. Đỗ Văn Minh, Đỗ Văn Khương và Nguyễn Văn Phúc (2001), “Kết quả ương
nuôi ấu trùng cá đù đỏ (Sciaenops ocellatus) di nhập từ Trung Quốc”, Tuyển tập: Các công trình nghiên cứu nghề cá biển, tập II. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 460 – 479.
22. Nguyễn Trọng Nho và Tạ Khắc Thường (2004), “Nghiên cứu kỹ thuật ương cá con và kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca
waigiensis Cuvier & Valenciennes, 1828) tại Khánh Hòa”, Báo cáo khoa học,
Trường Đại học Thủy sản Nha Trang, Khánh Hòa, 89 trang.
23. Pravdin I. F. (1973), Hướng dẫn nghiên cứu cá (bản dịch tiếng Việt của Phạm Thị Minh Giang). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 278 trang. 24. Nguyễn Hữu Phụng (1999), Danh mục cá biển Việt Nam, Tập V. Bộ cá mù làn
(Scorpaeniformes), bộ cá bơn (Tetraodontiformes), bộ cá nhám (Lophiiformes),
bộ cá cóc (Batrachoidiformes), và bộ cá rồng (Pegasiformes,. Nhà xuất bản
Nông nghiệp. TP. Hồ Chí Minh. 304 trang.
25. Đào Mạnh Sơn và Đỗ Văn Nguyên (1998), “Đặc điểm sinh học, nuôi và sản xuất giống cá song (Epinephelus spp.) ở miền Bắc Việt Nam”. Trong tuyển tập: Các công trình nghiên cứu nghề cá biển, tập II. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 443 – 460.
26. Đặng Ngọc Thanh (1974), Thủy sinh học đại cương. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Hà nội, trang 118 – 119.
27. Võ Ngọc Thám (1992), Điều tra một số đặc điểm sinh học của cá chẽm (Lates
calcarifer Bloch) ở đầm Nha Phu Khánh Hòa. Luận Văn Cao học ngành Nuôi
28. Nguyễn Tuần, Đỗ Văn Khương, Nguyễn Văn Phúc và CTV ( 2000), “Công nghệ nuôi vỗ và sinh sản nhân tạo cá vược (Lates calcarifer, Bloch 1790)”, Tuyển tập: Các công trình nghiên cứu nghề cá biển, tập II. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 443 – 459.
29. Võ Sĩ Tuấn (2003), “Các hệ sinh thái biển – chức năng hiện trạng sử dụng và những tác động”. Dự án bảo tồn biển Hòn Mun, khóa tập huấn quốc gia về quản lý khu bảo tồn biển.
30. Nguyễn Văn Kiểm và Nguyễn Văn Triều (2008), “Nuôi vỗ thành thục và kích thích cá lăng (Mystus wyckii) sinh sản bằng kích dục tố”.Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, (2): 39 – 44.
2. Tài liệu tiếng anh.
31. Anon. (2010), “Reef Stonefish, Synanceia verrucosa (Bloch & Schneider, 1801)”, Australia Museum. http://australianmuseum.net.au/Reef-Stonefish-Synan ceia verrucosa-Bloch & Schneider, 1801. Last Updated: 25 October 2010.
32. Caylor, E., Biesiot, M., Franks. (1994), “Culture of cobia (R canadum) cryopreservation of sperm and induced spawning”. Aquaculture 125, 81 – 92. 33. Church J.E. and Hodgson W.C. (2002), “Review – The pharmacological
activity of fish venoms", Toxicon, Vol. 40, pp: 1083-1093.
34. Emata, C., Eullaran, B., Bagarinao, U. (1994), “Induced spawing and early life description of the mangrove red suapper (Lutjanus argentimaculatus)”, Aquacute 121, 381 – 387.
35. Endean R. (1961), “A study of destribution, habitat, behaviour, venom apparatus and venom of the stonefish”, Austr. J. Marine Freshwater Res. Vol. 12: 177-190.
36. FAO, (2007), “Fisheries and Aquaculture Information and Statictics Service”. http://www.fao.org/figis/servlet/SQservlet?ds=Aquaculture&kl=species1v=1&k 1s=3068&outtype=html.
37. FAO-GLOBEFISH (2007), “Seabass and seabream market report – May 2007”, http:/www.infofish.org/marketreports/sas0507.html.
38. Fewings D.G., and Squire L.C., (1999), “Notes on reproduction in the estuarine stonfish Synanceia horrid”. SPC Live Reff Fish Information Bulletin 5, pp: 31- 33.
39. Garnier P., Gouder-Perrière F., Breton P., Dewulf C., Petek F. and Perrière C., (1995), “Enzymatic properties of the stonefish (Synanceia verrucosa Bloch and Schneider, 1801) venom and purification of a lethal, hypotensive and cytolytic factor”, Toxicon, Vol. 33, No. 2, pp: 143-155.
40. Gwee M.C.E, Gopalakrishnakone P., Yuen R., Khoo H.E. and Low K.S.Y. (1994), “A review of stonefish venoms and toxins”. Pharmac, Ther., Vol. 64, pp: 509-528. 41. Halstead B.W. (1988), “Scorpionfishes. In: Poisonous and Venomous marine Animals
of the World”, Darwin Press, Princeton. 2nd Revised Edn., pp: 839-906.
42. Hambrey J. (2000), “Global prospects for cage aquaculture of marine finfish: input costs, market value comparative advantage”, In Cage Aquaculture in Asia: Proceedings of the First International Synposium on Cage Aquaculture in Asia (ed. I.C. Liao and C.K. Lin), pp. 193 – 206. Asian Fisheries Society, Manila, and World Aquaculture Society – Southeast Asian Chapter, Bangkok. 43. Hill, M. T và S. A. Hill (1999), “Fisheries ecology and hydropower on the
lower Mekong river: an evaluation of run – of – the river projects”. Mekong