Kích thích cá mặt quỷ sinh sản bằng các chất kích thích sinh sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ (synanceia verrucosa bloch schneider, 1801) (Trang 36 - 75)

Các chất kích thích sinh sản:

- HCG (Human Chorionic Gonadotropine)

- LHRH_A (Luteinizing Releasing Hormone Analogue) - Não thùy cá chép

Cơ sở khoa học:

- Ngoài tự nhiên do tác động ngoại cảnh, điều kiện môi trường.

- Trong điều kiện nhân tạo, cần tiêm lượng chất kích thích sinh sản hỗ trợ cá mới sinh sản.

Phương pháp tiến hành:

7. Bảng 2.1: Loại và liều lượng các chất kích thích sinh sản Chất kích

thích sinh sản

Liều lượng tiêm/1kg cá Số lần tiêm

Cá cái Cá đực Cá cái Cá đực LHRH_A Đợt 1 100µg +5mg DOM 50µg + 5mg DOM 1 1 Đợt 2 100µg + 5mg DOM 50µg + 5mg DOM 2 2 Đợt 3 100µg + 5mg DOM 100µg +5mg DOM 2 2 HCG 1000UI 1 1 Não thùy 3 – 5mg 3 – 5mg 1 1

Sau khi tiêm chất kích thích sinh sản thả cá cái và cá đực vào chung một bể. Trường hợp sau khi tiêm chất kích thích sinh sản lần đầu cá không đẻ thì 24 giờ sau tiêm lần thứ 2 với liều lượng bằng lần đầu.

Các chỉ tiêu theo dõi gồm:

- Thời gian hiệu ứng thuốc: thời gian từ lúc tiêm chất kích thích sinh sản cho đến khi cá sinh sản.

- Sức sinh sản thực tế (trứng/kg cá cái): Số lượng trứng sinh sản/khối lượng cá cái tham gia sinh sản.

- Xác định đường kính trứng: đường kính trứng được xác định bằng thước đo trên kính hiển vi.

Các thông số môi trường:

- Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế bách phân, chính xác đến 10C, đo 2 lần/ngày vào lúc 7h và 14h.

- Độ pH: đo bằng test cera của Đức sản xuất. Đo 2 lần/ngày vào lúc 7h và 14h. - Độ mặn: đo bằng Salimeter, chính xác đến 1%o, đo 1 lần vào lúc 7h.

8. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một số đặc điểm sinh thái cá mặt quỷ

Kết quả điều tra đặc điểm vùng phân bố của cá mặt quỷ ở 4 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận được thể hiện qua Bảng 3.1.

Kết quả điều tra ở 4 tỉnh trên cho thấy các loại chất đáy mà cá mặt quỷ phân bố là đáy san hô, đá sỏi, đá tảng, cát pha sỏi và đáy cát. Trong đó có 79,4% (Khánh Hòa), 87,5% (Phú Yên), 72,0% (Ninh Thuận) và 90,0% (Bình Thuận) số người được hỏi cho biết cá mặt quỷ phân bố ở rạn san hô. Một số người dân ở tỉnh Phú Yên cho biết có bắt gặp cá mặt quỷ phân bố ở bãi đá sỏi. Tuy nhiên, kết quả này có thể bị sai lệch, vì nếu cá nằm ở khu vực đáy cát hoặc cát pha sỏi thì chúng sẽ vùi mình nên khó phát hiện hơn, còn nằm trên đáy san hô thì dễ bị phát hiện, vì thế có thể đó là lý do nhiều người trả lời chúng ở đáy san hô.

Về độ sâu cá mặt quỷ phân bố, phần lớn ngư dân bắt gặp cá sống ở độ sâu 3 – 30m nước, riêng ngư dân Bình Thuận (Đảo Phú Quý) cho biết có bắt gặp cá sống ở độ sâu 30m. Có thể do phương pháp đánh bắt loài cá này hiện nay là lặn, nên ngư dân khó có thể lặn sâu hơn độ sâu nói trên, vì thế cũng không loại trừ khả năng vẫn có cá ở độ sâu hơn 30m nước. Một số loài trong họ cá mao quỷ được tìm thấy ở những vùng nước sâu tới 2.359m [35, 50]. Ngư dân ở 4 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận đều cho biết, thấy cá mặt quỷ xuất hiện quanh năm, tuy nhiên một số ngư dân cho biết chỉ bắt gặp cá từ tháng 1 đến tháng 11. Còn những tháng cuối năm không thấy cá xuất hiện, có thể vì vào mùa mưa bão biển động và nước lạnh nên ngư dân không đi lặn đánh bắt loài cá này.

Kết quả điều tra từ ngư dân cho thấy có cá mặt quỷ thành thục, khi đánh bắt ngư dân có gặp cá mang trứng, có bụng to vào tháng 3 đến tháng 6 hàng năm. Tuy nhiên, người dân không thể phân biệt được đực cái qua hình dạng bên ngoài, chỉ thấy cá nào bụng to có trứng thì mới biết được đó là con cái.

9. Bảng 3.1: Đặc điểm sinh thái của cá mặt quỷ

Đặc điểm

Khánh Hòa Phú Yên Ninh thuận Bình Thuận

Số mẫu Tỷ lệ (%) Số mẫu Tỷ lệ (%) Số mẫu Tỷ lệ (%) Số mẫu Tỷ lệ (%) Tổng số mẫu n = 34 79,4 n = 32 85,5 n = 22 72,7 n = 20 90,0 Chất đáy - San hô 27 79,4 28 87,5 16 72,7 18 90,0 - Đá sỏi 0 0,0 9 28,1 0 0,0 0 0,0 - Đá tảng 9 26,5 11 34,4 8 36,4 7 35,0 - Cát pha sỏi 23 76,0 15 46,8 12 40,0 15 75,0 Đáy cát 4 20,0 1 3,0 7 23,0 4 20,0 Độ sâu (m) 3 – 20 3 - 20 3 - 20 3 - 30

Mùa/Tháng xuất hiện

- Tháng 1 đến tháng 11 11 32,4 12 37,5 5 22,7 4 20,0 - Quanh năm 23 67,7 20 62,5 17 77,3 16 80,0 Cá Thành thục - Có 21 61,8 22 68,8 14 63,6 10 50,0 - Không rõ 13 38,2 10 31,3 8 36,4 10 50,0 Tháng thành thục - Tháng 3 đến tháng 6 14 41,2 9 28,1 7 31,8 9 45,0 - Không rõ 20 58,8 23 71,9 15 68,2 11 55,0

Phân biệt đực cái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không 34 100,0 32 100,0 22 100,0 20 100,0

3.2. Đặc tính lựa chọn chất đáy của cá mặt quỷ

Sau khi điều tra một số đặc điểm sinh thái của cá mặt quỷ, chúng tôi tiến hành thí nghiệm sự lựa chọn chất đáy ưa thích của cá mặt quỷ để làm cơ sở cho việc nuôi thuần và tiến hành thử nghiệm sinh sản nhân tạo loài cá này.

Thí nghiệm được bố trí trong cùng một bể có diện tích 6m2 được chia làm ba ngăn hở với ba loại chấy đáy khác nhau: đáy cát (có bố trí thêm nhiều tảng san hô nhỏ), đáy đá nhỏ và đáy bùn cát. Quan sát sự di chuyển của cá mặt quỷ hàng ngày trên các loại chất đáy khác nhau, chúng tôi ghi nhận kết quả như sau: chất đáy mà cá ưa thích là đáy cát. Ở đáy cát, cá vùi mình sâu và chỉ hở hai con mắt lên khỏi mặt cát. Ban đêm cá bơi quanh bể rồi lại vùi mình trong đáy cát. Sau ba lần lập lại kết quả thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2: Tỷ lệ % số lượng cá lựa chọn chất đáy ưa thích

Ngày Đáy cát Đáy bùn cát Đá nhỏ

1 55.0 25,0 20,0 2 74,0 10,0 16,0 3 95,0 0,0 5,0 4 100,0 0,0 0,0 5 100,0 0,0 0,0 6 100,0 0,0 0,0 7 100,0 0,0 0,0

Bảng 3.2 cho thấy, hai ngày đầu khi thả cá vào bể thí nghiệm, cá chưa quen môi trường nên còn nằm trên nền cả ba loại chất đáy nhưng đến ngày thứ ba khi đã thích nghi với môi trường trong bể, tất cả cá mặt quỷ đều vùi mình xuống cát. Từ thực tiễn thí nghiệm cho thấy, ở 3 loại nền đáy khác nhau thì cá mặt quỷ thường vùi mình xuống nền đáy cát nhiều hơn. Trong ngày đầu bố trí thí nghiệm tỷ lệ phần trăm số cá mặt quỷ vùi mình ở 3 nền đáy khác nhau lần lượt là: đáy cát 55%, đáy bùn cát là 25% và đáy đá nhỏ có tỷ lệ cá vùi mình thấp nhất 20%. Sang ngày thí nghiệm thứ 2 và thứ 3 phần lớn cá mặt quỷ chỉ tập trung vùi mình vào nền đáy cát (trong ngày thứ 2 tỷ lệ cá vùi mình trong nền đáy cát là 74% và tỷ lệ này trong ngày thứ 3 là 95%). Điều này có thể giải thích do khi bố trí cá vào thí nghiệm cá chưa quen với môi trường nên nhanh chóng tìm nơi trú ẩn. Trong khi đó, từ ngày thí nghiệm thứ 4 đến ngày thí nghiệm thứ 7, toàn

bộ cá mặt quỷ đã thích nghi với môi trường và tỷ lệ cá vùi mình trong nền đáy cát là 100%. Kết quả nghiên cứu trên cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Võ Thế Dũng và CTV (2011) [5]. Owen và CTV (2008), cho biết thường bắt gặp cá mặt quỷ ở các vùng đáy cát [49]. Mặt khác, kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả điều tra từ các ngư dân đánh bắt loài cá này tại các tỉnh Khánh Hòa và Bình Thuận, ngư dân lặn và bắt được cá mặt quỷ thường vùi mình trong cát. Từ kết quả thí nghiệm trên, chúng tôi chọn chất đáy cát làm cơ sở để tiến hành nuôi thuần cá mặt quỷ và tiến hành thử nghiệm sinh sản nhân tạo loài cá này.

Nền đáy của thủy vực là điều kiện tồn tại và phát triển của khu hệ sinh vật đáy đồng thời là nơi ở nơi ăn trong từng giai đoạn của nhiều sinh vật trong tầng nước. Do đó, đặc tính của nền đáy có một ý nghĩa quyết định đối với đời sống thủy sinh vật.

10.

11. Hình 3.1: Thí nghiệm 3 loại chất đáy: A: đáy cát, B: đáy đá nhỏ và san hô, C: đáy bùn cát

Đặc điểm thích ứng của sinh vật ở nền đáy: tầng nước là môi trường chất lỏng làm cho sinh vật sống ở đáy, nếu không có khả năng tự điều chỉnh, thụ động hay hoạt động sẽ luôn ở trong tư thế không ổn định trong môi trường. Nền đáy là một khối vững chắc có nhiều thức ăn (các chất mùn bã) lại là chỗ tựa và ẩn náo tốt của sinh vật, tạo cho sinh vật sống ở trên mặt cũng như trong nền đáy một tư thế ổn định, một lối sống không cần đến di động nhiều. Vì vậy, so với các quần loại sinh vật trong tầng nước, sinh vật sống ở nền đáy ít hoạt động hơn, có một lối sống tĩnh hơn. Đặc điểm thích ứng của sinh vật đáy, do đó không phát triển theo hướng tạo cho sinh vật khả năng hoạt động, mà theo hướng bảo vệ thụ động sao cho đời sống tĩnh tại của chúng khỏi bị

A

tổn hại bởi nhiều tác nhân khác nhau. Đồng thời, các sinh vật đáy lại thường có giai đoạn ấu trùng hay một giai đoạn nào đó trong chu trình sống có lối hoạt động, có những đặc điểm thích ứng với đời sống di động, để đảm bảo khả năng phát tán nòi giống [26].

Cá mặt quỷ có khả năng ngụy trang và thích nghi rất tốt, khi ngụy trang, trông chúng giống như tảng đá hoặc tảng san hô và nó sẽ không bơi đi khỏi nơi trú ẩn kể cả khi nơi trú ẩn bị xáo trộn. Bằng việc sử dụng các vây ngực, cá có thể ẩn mình xuống dưới bùn hoặc cát, đá, sỏi của nền đáy và nằm bất động dưới đó [31, 49]. Đây cũng là đặc tính thích nghi của cá nhằm tránh địch hại, đồng thời nhờ tập tính này mà cá có khả năng rình mồi rất tốt: cá mặt quỷ là loài ăn thịt, thức ăn của chúng là các loại cá và giáp xác. Vì vậy, khi có con mồi thích hợp bơi qua trước mặt, cá có thể bất ngờ tấn công với tốc độ rất nhanh và sau đó nó lại nằm xuống nền đáy giống như ban đầu [55, 31]. Mặt khác, cá mặt quỷ có khả năng sống được trên cạn trong vài giờ đồng hồ [35].

Rạn san hô là môi trường mà nhiều loài phụ thuộc hoàn toàn vào nó. Nền đáy cứng trên rạn là nơi mà nhiều sinh vật đáy đặc trưng như sò, trai, hải miên, huệ biển, hải quì và tảo bám sinh trưởng. Với những loài này rạn san hô là nơi ở bắt buộc. Nhiều loài khác coi rạn san hô là nơi cấp thiết trong giai đoạn dễ bị đe dọa của chu trình sống và rạn san hô được sử dụng để kiếm ăn, đẻ trứng hoặc được coi là bãi ương con và trú ẩn. Việc thoát khỏi đe dọa nhờ nơi ở là cơ sở quan trọng duy trì nghề cá và giúp tránh khỏi sự tiêu diệt của các loài có giá trị cao. Rùa biển là một ví dụ về chức năng này của rạn san hô. Chúng là thành phần quan trọng của quần xã rạn san hô. Rùa xanh di cư đẻ và ấp trứng trên bãi ương con trên cạn. Đồi mồi không di cư xa như rùa xanh và phân bố ở rạn san hô nhiều hơn. Chúng ăn ngủ trên rạn và đẻ trứng trên các bãi cát san hô của các đảo san hô hoặc của các đảo có rạn riềm [29].

3.3. Một số đặc điểm sinh học sinh sản

3.3.1. Đặc điểm ngoại hình phân biệt giới tính

Có 3 nguyên tắc chính để phân biệt cá đực và cá cái, đó là sự khác nhau của đặc điểm sinh dục sơ cấp, đặc điểm sinh dục thứ cấp (sinh dục phụ) và đặc điểm hình thái do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính qui định. Tuy nhiên, một số loài cá có sự khác nhau về hình dạng bên ngoài giữa đực và cái. Còn lại đa số các loài, đặc biệt cá hoang dã sống ngoài tự nhiên việc xác định giới tính bằng cách quan sát đặc điểm hình thái bên ngoài thì rất khó và nhất là đối với cá chưa thành thục. Trong trường hợp không

xác định được giới tính bằng các đặc điểm hình thái bên ngoài, cá phải được giải phẫu để quan sát tuyến sinh dục bằng mắt hoặc có thể sử dụng kính lúp [2].

Sự thể hiện các đặc điểm sinh dục của cá mặt quỷ không rõ ràng nên việc phân biệt giới tính bằng các đặc điểm hình thái bên ngoài rất khó.

Việc xác định giới tính có sự khác nhau tùy theo từng loài. Đối với cá mặt quỷ, giai đoạn cá còn nhỏ hoặc cá chưa thành thục sinh dục rất khó phân biệt giới tính. Tuy nhiên, vào mùa sinh sản, sau khi phân tích mẫu cá mặt quỷ bằng cách quan sát trực tiếp các đặc điểm hình dạng cấu tạo cơ thể, màu sắc, lỗ sinh dục và giải phẩu thu tuyến sinh dục, tiến hành làm tiêu bản tổ chức học xác định giới tính. Có thể mô tả sự khác nhau về hình thái bên ngoài của cá đực và cá cái như sau:

Đối với cá cái: bụng cá cái mềm và phình to hơn cá đực. Kích thước cá cái lớn hơn cá đực và gần đến thời kỳ sinh sản lỗ sinh dục ửng hồng.

Đối với cá đực: thường có kích thước nhỏ và thân thon dài hơn cá cái.

12. Hình 3.2: Cá cái

Nghiên cứu của Võ Thế Dũng và CTV (2011), cho biết nếu chỉ căn cứ vào hình dạng bên ngoài thì rất khó phân biệt được cá mặt quỷ đực và cái. Vào mùa sinh sản cá cái thường có bụng to và mềm [5]. Nghiên cứu của Fewings D.G và Squire L.C (1999), trên loài cá mặt quỷ vùng cửa sông, vào mùa sinh sản thường cá cái có kích thước lớn hơn cá đực [38]. Vì vậy, đối với cá mặt quỷ rất khó để phân biệt cá đực và cá cái nếu không phải vào mùa sinh sản của cá.

3.3.2. Tỷ lệ đực cái cá mặt quỷ theo thời gian

Trong tự nhiên, về lý thuyết cơ cấu giới tính là 50% cá thể đực và 50% cá thể cái. Trong thực tế tỷ lệ giới tính luôn có sự thay đổi. Tổng số mẫu cá mặt quỷ thu từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2011 là 120 cá thể, số cá đực là 48 cá thể và số cá cái là 72 cá thể. Tỷ lệ đực cái theo thời gian của cá mặt quỷ thể hiện ở Bảng 3.3.

13. Bảng 3.3: Tỷ lệ đực cái theo thời gian (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tháng Số mẫu Đực Cái Tỷ lệ đực : cái Số mẫu Tỷ lệ (%) Số mẫu Tỷ lệ (%) 3 15 6 40,0 9 60,0 1:1,5 4 15 6 40,0 9 60,0 1:1,5 5 10 5 50,0 5 50,0 1:1 6 20 4 20,0 16 80,0 1:4 7 10 4 40,0 6 60,0 1:1,5 8 10 5 50,0 5 50,0 1:1 9 10 4 40,0 6 60,0 1:1,5 10 10 4 40,0 6 60,0 1:1,5 11 10 4 40,0 6 60,0 1:1,5 12 10 6 60,0 4 40,0 1,5:1 Tổng/TB 120 48 40,0 72 60,0 1:1,5

Bảng 3.3 cho thấy: có sự biến động tỷ lệ đực cái của cá mặt quỷ vào các tháng trong năm. Số lượng cá cái cao hơn cá đực vào các tháng 3, 4, 6, 7, 9, 10 và tháng 11. Đặc biệt trong tháng 6, tỷ lệ đực cái cá mặt quỷ là 1:4.

Tỷ lệ đực cái cá mặt quỷ 1:1 vào tháng 5 và tháng 8. Riêng tháng 12 tỷ lệ cá đực nhiều hơn cá cái, do đây là những tháng cuối năm vào mùa mưa bão, biển động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ (synanceia verrucosa bloch schneider, 1801) (Trang 36 - 75)