Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ (synanceia verrucosa bloch schneider, 1801) (Trang 34 - 35)

Nguồn cá bố mẹ để tiến hành thử nghiệm sinh sản nhân tạo được thu mua từ cơ sở Hải sản tươi sống Hải Lành, Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và kết quả điều tra mùa mùa vụ sinh sản, đồng thời căn cứ vào kết quả nghiên cứu của Võ Thế Dũng và CTV (2011) [5], để chọn cá bố mẹ tiến hành thí nghiệm.

K (%) =

GW x 100

Vào mùa sinh sản chính, chọn những cá bố mẹ khỏe mạnh, bơi lội linh hoạt, thường xuyên vùi mình dưới cát, không bị bệnh và không dị tật dị hình.

Tiến hành chọn cá bố mẹ có khối lượng từ 600g trở lên để tiến hành kiểm tra mức độ thành thục sinh dục. Chọn cá cái bụng to, mềm và lỗ sinh dục ửng hồng. Đối với cá đực, do chưa phân biệt được cá mặt quỷ đực và cái nếu chỉ dựa vào hình thái bên ngoài, vào mùa sinh sản chính tiến hành chọn những cá có thân hình thon dài. Có thể tiến hành vuốt nhẹ từ góc vây ngực kéo dài đến lỗ sinh dục thấy tinh màu trắng đục chảy ra là cá thành thục tốt.

Cá bố mẹ tuyển chọn được vận chuyển về Viện Nghiên Cứu NTTS III nuôi thuần. Cá được nuôi dưỡng trong bể xi măng và bể composite có thể tích 4 - 6m3 nước, mật độ 3 – 4 cá/bể. Đáy bể được phủ một lớp cát dày 3cm, bố trí thêm san hô lớn tạo môi trường gần giống tự nhiên để cá trú ẩn. Nguồn nước sử dụng để nuôi cá mặt quỷ là nước biển lọc sạch qua túi siêu lọc, độ mặn dao động trong khoảng 30 - 35%. Thức ăn: cá biển và tôm còn sống. Hàng ngày tiến hành xi phong nền đáy và kiểm tra các yếu tố môi trường (pH và độ mặn) để điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ (synanceia verrucosa bloch schneider, 1801) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)