Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ (synanceia verrucosa bloch schneider, 1801) (Trang 46 - 49)

3.3.4.1. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục cá cái

Do số lượng mẫu thu được tương đối ít (nguyên nhân do phương pháp đánh bắt loài cá này của ngư dân là lặn nên trung bình mỗi tháng chỉ thu mua được 12 mẫu), cùng với khoảng thời gian nghiên cứu còn ngắn (từ tháng 3/2011 đến 12/2011) nên chúng tôi chỉ thu được ba giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cá cái, gồm các giai đoạn II, III và giai đoạn IV.

Sau khi giải phẫu tách rời tuyến sinh dục của cá mặt quỷ cho thấy, tuyến sinh dục của cá có dạng hình chữ Y, gồm hai nhánh, nằm dưới dạ dày và nằm trên bóng hơi. Phần cuối hai nhánh của tuyến sinh dục được đổ chung vào một ống. Ống này thông ra ngoài qua lỗ sinh dục. Lỗ sinh dục của cá mặt quỷ nằm dưới lỗ hậu môn về phía đuôi. Tuyến sinh dục của cá cái khi thành thục chiếm 1/3 đến 1/2 xoang bụng, bên trong chứa các tế bào trứng màu vàng nhạt. Trên bề mặt tuyến sinh dục là các mạch máu và các dây thần kinh.

Kết quả nghiên cứu các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá mặt quỷ được chia theo thang 6 giai đoạn của Pravdin [23].

Giai đoạn I: Tuyến sinh dục chưa phát triển, nằm sát vào phía trong của vách cơ thể và là những sợi dây dài, hẹp hoặc là những đường mà mắt thường không thể xác định được đực cái.

Giai đoạn II: Tuyến sinh dục bắt đầu phát triển và dày thêm tạo ra thành noãn bào hoặc tinh sào. Giai đoạn này noãn sào nhỏ, màu vàng nhạt. Noãn bào nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được. Noãn bào có kích thước 43,7µm. Quan sát bằng mắt thường có thể phân biệt được tuyến sinh dục đực và cái.

15. Hình 3.5: Tiêu bản tổ chức học tuyến sinh dục cá cái giai đoạn 2 Giai đoạn III: Tuyến sinh dục tương đối phát triển. Noãn sào tăng lên nhiều về kích thước, chiếm từ 1/3 đến 1/2 xoang bụng và chứa đầy các noãn bào có thể nhìn thấy bằng mắt thường, noãn bào có kích thước 86µm. Các noãn bào giai đoạn này vẫn dính chùm, chưa tách rời nhau.

Giai đoạn IV: Giai đoạn chín mùi, noãn bào và tinh sào đang chín, tuyến sinh dục có khối lượng lớn nhất. Các noãn bào phát triển tối đa về kích thước đạt 568µm. Các noãn bào tương đối to và đồng đều.

Hình 3.7: Tiêu bản tổ chức học tuyến sinh dục cá cái giai đoạn 4 Giai đoạn V: cá sinh sản.

Giai đoạn VI: các cá thể sau khi đẻ.

3.3.4.2. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục cá đực

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chỉ bắt gặp cá đực có tuyến sinh dục chín mùi vào tháng 5 (quan sát trên kính hiển vi thấy các tinh trùng đang cử động). Các tháng còn lại chỉ ghi nhận được một giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá đực (giai đoạn còn non không xác định được giai đoạn). (có thể giống nhiều loài cá biển khác như cá mú, cá chẽm, trong vòng đời thường có sự chuyển đổi giới tính). Tuyến sinh dục của cá đực là hai dải mảnh, màu trắng đục.

Một số hình ảnh tuyến sinh dục của cá mặt quỷ đực

Hình 3.8: Hình dạng tuyến sinh dục đực

Hình 3.9: Tiêu bản tổ chức học tuyến sinh dục đực giai đoạn còn non (không xác định được giai đoạn)

17.

18. Hình 3.10: Tuyến sinh dục cá đực 3.3.5. Mùa vụ sinh sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ (synanceia verrucosa bloch schneider, 1801) (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)