Trong tháng 6 (tháng cá mặt quỷ có hệ số thành thục cao nhất), chúng tôi chọn được 3 cá mặt quỷ cái đủ tiêu chuẩn để tiến hành thử nghiệm sinh sản. Tất cả số cá được chọn được vận chuyển về Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III để nuôi thuần và tiến hành thử nghiệm sinh sản.
Sau khi thử nghiệm với các phương pháp kích thích cá mặt quỷ sinh sản bằng cách thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái không thành công, tất cả số cá này được dùng để thử nghiệm sinh sản với LHRH_A. Kết quả được thực hiện trong từng đợt nghiên cứu: đợt 1 (17/6/2011), đợt 2 (29/7/2011) và đợt 3 (17/9/2011).
Các yếu tố môi trường trong quá trình sinh sản cá mặt quỷ:
22. Bảng 3.9: Các yếu tố môi trường trong quá trình sinh sản cá mặt quỷ Đợt kích thích sinh sản Nhiệt độ (0C) pH Độ mặn (%o) Sáng Chiều Sáng Chiều 32 Đợt 1 27,5 29 8,0 8,2 Đợt 2 27 28 8,0 8,5 30 Đợt 3 26,5 28 8,2 8,5 30
Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong các ngày cho cá mặt quỷ sinh sản cho thấy: nhiệt độ nước dao động từ 26,50C – 290C. pH dao động từ 8,0 – 8.5. Độ mặn dao động từ 30%o - 31%o. Theo Hill (1999), trong điều kiện chất lượng nước ổn định, giá trị của các yếu tố môi trường này thích hợp và thuận lợi cho quá trình phát triển và
Hình 3.11: Thăm trứng kiểm tra mức độ thành thục sinh dục 3.4.2.1. Kết quả thử nghiệm sinh sản cá mặt quỷ bằng LHRH-A
Trong nhiều trường hợp, khi sinh sản nhân tạo các loài cá, người ta kích thích đồng thời cả cá đực và cá cái. Sự có mặt của cá đực có tác dụng kích thích cá cái thành thục tốt hơn và ngược lại.
Bảng 3.10 cho thấy, trong đợt thử nghiệm thứ nhất (17/6/2011), cá mặt quỷ cái dù được tiêm 1 liều LHRH_A duy nhất (liều lượng 100µg + 5mg DOM) cá vẫn sinh sản tốt. Sức sinh sản thực tế là 180.000 trứng/kg cá cái, đường kính trứng trung bình 1,46mm ± 0,13mm. Thời gian hiệu ứng thuốc là 35 giờ. Tuy nhiên trứng không thụ tinh.
Với kết quả trên, có thể xảy ra hai trường hợp: (i) Cá đực không thành thục với liều tiêm 50µm LHRH_A nên không tham gia sinh sản cùng cá cái. (ii) Cá cái sinh sản (rụng trứng) nhưng trứng không thụ tinh có thể do liều LHRH-A 100µm là quá cao làm cho trứng chín sớm nên mất khả năng thụ tinh trước khi cá sinh sản.
Quan sát quá trình cá tham gia sinh sản chúng tôi nhận thấy, không có hiện tượng bắt cặp giữa cá đực và cá cái, chỉ có cá cái bơi lội trong bể, cá đực chỉ nằm ở đáy bể nên nhiều khả năng cá đực không thành thục và không tham gia sinh sản cùng cá cái. Như vậy, để khắc phục tình trạng lệch pha của cá đực, cần tiêm liều cho cá đực bằng với liều tiêm của cá cái hoặc cá đực được tiêm liều dẫn trước từ 1, 2 và 3 ngày; sau đó mới tiêm cho cá cái để thúc đẩy buồng tinh của cá đực phát triển và sẵn sàng tham gia thụ tinh khi cá cái sinh sản. Để khắc phục những vấn đề trên đợt thí nghiệm thứ 2 được tiến hành vào ngày 29/7/2011 (đợt 2).
23. Bảng 3.10: Các chỉ tiêu sinh sản
Các chỉ tiêu sinh sản Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
Cá Cái Cá đực Cá cái Cá đực Cá cái Cá đực
Khối lượng (kg) 2,6 2,0 3,0 2,0
Liều lượng LHRH_A + 5mg DOM 100µg + 5mg DOM 50µg + 5mg DOM 100µg + 5mg DOM 50µg + 5mg DOM 100µg + 5mg DOM 100µg + 5mg DOM Số lần tiêm 1 1 2 2 2 2 Tổng số trứng thu được (trứng) 470.000 380.000 820.000 Sức sinh sản thực tế (trứng/kg cá cái) 180.000 126.667 410.000 Đường kính trung bình của trứng (mm) 1,46 ± 0,13 1,05 ± 0,17 1,49 ± 0,14
Thời gian hiệu ứng thuốc (giờ)
24. Hình 3.12: Tiêm LHRH_A cho cá
Số cá bố mẹ bố trí kích thích sinh sản đợt 2 là 4 cá, tỷ lệ đực cái là 3:1. Sau khi kích thích cá cái 24 giờ, chúng tôi quan sát và kiểm tra thấy cá chưa có hiện tượng rụng trứng nên tiến hành tiêm thêm liều thứ 2 với liều lượng bằng với liều tiêm lần thứ nhất. Kết quả sau 18 giờ khi tiêm liều thứ 2 cá đẻ. Sức sinh sản thực tế 126.000 trứng/kg cá cái, đường kính trứng trung bình là 1,50mm ± 0,17mm và thời gian hiệu ứng thuốc là 42 giờ.
Trong thí nghiệm đợt 2, để khắc phục tình trạng không thành thục của cá đực, chúng tôi tiến hành tiêm cho cá đực 2 liều LHRH_A với liều lượng 50µg + 5mg DOM và tiêm cùng thời điểm với thời điểm tiêm cho cá cái. Tuy nhiên, cá đực vẫn không có hiện tượng thành thục, cá vẫn nằm im dưới đáy bể, không có hiện tượng bắt cặp cùng cá cái. Có thể do chỉ dựa vào hình thái bên ngoài để tiến hành chọn cá đực nên việc chọ lựa gặp nhiều khó khăn và kết quả không thật chính xác.
Đợt thử nghiệm thứ 3, để khắc phục tình trạng cá đực không thành thục đồng thời khắc phục những lí do khách quan ở đợt thử nghiệm thứ 2, chúng tôi tiến hành chọn số lượng cá đực nhiều hơn cho đợt thử nghiệm này. Số cá đực được bố trí trong đợt thử nghiệm là 5 cá, tỷ lệ đực cái 5:1. Đồng thời chúng tôi tăng liều lượng LHRH_A lên để kích thích cá đực thành thục.
Sử dụng phương pháp tiêm 2 liều LHRH_A cho cá cái, liều lượng tiêm 100µg + 5mg DOM. Liều quyết định cách liều thứ nhất 24 giờ. Sau 23 giờ khi tiêm liều quyết định cá đẻ. Sức sinh sản thực tế 410.000 trứng/kg cá cái, thời gian hiệu ứng thuốc là 47 giờ và đường kính trứng trung bình là 1,49mm ± 0,14mm. Trong đợt thử nghiệm này, chúng tôi tiến hành tiêm cho cá đực hai liều cùng với liều lượng tiêm của cá cái (100µg + 5mg DOM). Tuy nhiên, cá đực vẫn không có dấu hiệu thành thục.
Như vậy, từ kết quả của 3 đợt thử nghiệm trên có thể rút ra một số kết luận sau:
(i). Thời gian hiệu ứng thuốc:
LHRH_A là chất kích thích sinh sản thích hợp để kích thích cá mặt quỷ sinh sản. Có thể sử dụng phương pháp tiêm 1 liều hoặc hai liều tùy vào mức độ thành thục sinh dục của cá. Tuy nhiên, thời gian hiệu ứng thuốc tương đối dài từ 35 đến 47 giờ, trung bình qua 3 đợt thử nghiệm là 41 giờ. Có thể do LHRH_A có cơ chế tác động trung gian qua tuyến yên và tuyến yên tiết hormon tác dụng lên buồng trứng nên thời gian hiệu ứng thuốc dài. Bên cạnh đó, thời gian hiệu ứng thuốc luôn tỷ lệ thuận với hệ số thành thục. Những loài cá có hệ số thành thục càng cao, tức là trong buồng trứng có nhiều tế bào trứng đồng đều về kích thước và có cùng giai đoạn phát triển thì thời gian hiệu ứng thuốc càng rút ngắn. Từ 3 đợt thử nghiệm trên cho thấy: thời gian hiệu ứng thuốc trong đợt 1 ngắn nhất, vì đây là mùa sinh sản chính của cá nên cá có hệ số thành thục cao. Trong khi đó, trong đợt thử nghiệm thứ 3 vào thời điểm tháng 9, không phải là mùa vụ sinh sản chính nên hệ số thành thục không cao và do đó thời gian hiệu ứng thuốc kéo dài hơn đợt thử nghiệm thứ nhất và thứ 2.
25. Bảng 3.11: Sức sinh sản thực tế Đợt thử nghiệm Số cá cái sinh sản (con) Tổng khối lượng cá cái (kg) Số trứng thu được (trứng) SSS thực tế (trứng/kg cá cái) Đường kính trung bình của trứng (mm) Thời gian hiệu ứng thuốc (giờ) Đợt 1 1 2,6 470.000 180.000 1,46 ± 0,13 35 Đợt 2 1 3,0 380.000 126.677 1,50 ± 0,17 42 Đợt 3 1 2,0 820.000 410.000 1,49 ± 0,14 47
(ii). Sức sinh sản thực tế
Bảng 3.11 cho thấy, SSS thực tế của cá mặt quỷ dao động từ 126.677 trứng đến 410.000 trứng/kg cá cái, trung bình là 215.145 trứng/kg cá cái. So với nhiều loài cá biển khác như cá mú, cá chẽm, thì SSS thực tế của cá mặt quỷ thấp hơn, tuy nhiên kích thước trứng của loài cá này lại lớn hơn (trung bình 1,48mm ± 0.15mm). Kích thước trứng của cá mặt quỷ lớn hơn nhiều so với kích thước trứng của nhiều loài cá biển khác. Các loài cá mú thường có kích thước trứng khoảng 1mm hoặc nhỏ hơn [16]. Kích thước trứng của cá mặt quỷ tương đồng với loài cá mặt quỷ vùng cửa sông
(Synanceia horrida), với đường kính trứng 1,55mm [38].
Hình 3.14: Thu trứng từ bể đẻ (A) và đo đường kính trứng (B)
Hình 3.15: Trứng cá
3.4.2.2. Thử nghiệm sinh sản bằng HCG và Não thùy cá chép
Thử nghiệm kích thích cá mặt quỷ sinh sản bằng HCG một lần với liều lượng tiêm 1000UI/kg cá cái không thành công, có thể liều lượng tiêm của HCG chưa thích hợp. Thông thường người ta tiêm hai liều khác nhau, liều sau (liều quyết định) có thể có liều lượng gấp 4 lần liều thứ nhất [28]. Tùy thuộc vào loài cá mà liều tiêm có thể khác nhau, ví dụ: ở cá giò (Rachycentron canadum) người ta chỉ cần tiêm một liều thấp (275UI) là đủ để kích thích cá rụng trứng đối với các noãn bào đã kết thúc thời kỳ tích lũy chất noãn hoàng [32], cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus) có thể đẻ sau một lần tiêm nhưng ở liều cao hơn (1500UI/kg) [34]. Thậm chí cùng một loài cá nhưng ở các nước khác nhau, người ta sử dụng liều tiêm khác nhau, ví dụ: đối với cá mè trắng ở Trung Quốc, người ta tiêm 800 – 2000UI/kg cá cái nhưng ở nước ta tiêm với liều 1500 – 2000UI/kg cá cái [1].
Mặt khác, tùy theo từng loài cá mà việc sử dụng HCG để kích thích sinh sản có mang lại hiệu quả hay không. Nguyễn Tuần và CTV (2000), sử dụng HCG (liều sơ bộ 500UI và liều quyết định 4000UI/kg cá cái) để kích thích sinh sản cá vược thành công [28], trong khi đó, Trần Văn Đan và CTV (2001), sử dụng HCG kích thích cá tráp vây vàng sinh sản nhưng kết quả không thành công [8]. Dương Nhựt Long và Nguyễn Hoàng Thanh (2008), sử dụng HCG đơn lẻ với nhiều liều lượng khác nhau và HCG kết hợp với não thùy để kích thích cá leo (Wallago attu) sinh sản nhưng không thành công, tác giả cho biết HCG là loại kích dục tố không có tác dụng kích thích loài cá này sinh sản [20]. Ngoài ra, HCG là loại kích dục tố ngoại sinh và cơ quan đích của nó là tuyến sinh dục nên HCG chỉ phát huy tác dụng tốt nhất khi tiêm cho cá có quá trình chín sinh dục tốt mới mang lại hiệu quả cao [14].
Tương tự như HCG, việc thử nghiệm kích thích cá mặt quỷ sinh sản bằng não thùy cá chép không thành công. Thí nghiệm chỉ tiêm não thùy một lần với liều lượng 5mg/kg cá cái. Thời điểm sử dụng não thùy kích thích cá sinh sản vào tháng 10 là thời điểm cuối mùa sinh sản chính, nên khả năng thành công sẽ thấp hơn bình thường. Hoạt tính của não thùy chỉ phát huy tác dụng tốt nhất khi tiêm cho những cá có hệ số thành thục cao, đặc biệt là cá gần thời điểm sinh sản [1]. Việc sử dụng não thùy cá chép phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người sử dụng, thông thường người ta tiến hành tiêm não thùy hai lần (liều sơ bộ và liều quyết định), trong đó liều sơ bộ thường có liều lượng bằng 1/10 liều quyết định.
Tùy theo từng loài cá mà hoạt tính kích dục của não thùy sẽ khác nhau. Đối với những loài cá tự đẻ được trong ao (cá chép, cá diếc, cá trê) thì hoạt tính kích dục của não thùy cao gấp 1,2 – 2 lần so với những loài cá có thể thành thục nhưng không thể tự đẻ được ao (cá trắm, mè, cá tra) [1]. Do cá mặt quỷ thành thục trong quá trình nuôi vỗ nhưng không tự đẻ được trong bể vì thế khi dùng não thùy cá chép kích thích không mang lại hiệu quả.
Não thùy khi mua trên thị trường có chất lượng không đảm bảo là nguyên nhân dẫn đấn việc kích thích cá sinh sản cá không thành công. Não thùy phải được lấy từ cá đã thành thục còn tươi sống, ở cá chết sau vài giờ thì hoạt tính kích dục của não thùy chỉ còn 50% [1].
Việc xác định liều não thùy tiêm cho cá bố mẹ các loài còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng hoạt tính của não thùy, mức độ thành thục và hệ số thành thục của cá, nhiệt độ nước, các điều kiện của môi trường chứa cá sau khi cá được tiêm thuốc kích thích giống như các yếu tố ở bãi đẻ tự nhiên của cá.
Ngoài ra, cũng cần chú ý cơ chế tác động của các loại các loại hormone khác nhau, ví dụ: HCG có cơ quan đích là tuyến sinh dục, LHRH-A có cơ quan đích là tuyến yên [14]. Trong một số trường hợp, người ta kết hợp nhiều loại kích dục tố khác nhau để đạt được hiệu quả, ví dụ: Nguyễn Văn Kiểm và Nguyễn Văn Triều (2008), đã kết hợp HCG với não thùy và LHRH-A để kích thích sinh sản thành công cá lăng
(Mystus wickii) [30]. Cần thử nghiệm hai loại kích dục tố này bằng các liều lượng khác
nhau, hoặc kết hợp đồng thời hai loại kích dục tố này để có kết luận chính xác về hiệu quả của chúng.
26. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 1. Kết luận
(1). Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá mặt quỷ thu được một số chỉ tiêu quan trọng sau:
+ Cá mặt quỷ phân bố chủ yếu ở 4 tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Cá sống ở vùng rạn đá san hô, đá tảng, đáy cát pha sỏi và đáy cát. Cá mặt quỷ sống ở độ sâu 3 – 30m nước. Đáy cát thích hợp để nuôi cá mặt quỷ trong điều kiện nhân tạo.
+ Không phân biệt được đực cái nếu chỉ dựa vào hình thái bên ngoài.
+Tỷ lệ đực cái cá mặt quỷ trong quần đàn đánh bắt từ tự nhiên có tỷ lệ là 1:1,5. + Kích thước thành thục sinh dục lần đầu của cá mặt quỷ: 23,5cm – 26cm tương ứng với khối lượng từ 601g trở lên.
+ Hệ số thành thục của cá mặt cái dao động từ 0,51 (± 0,05) – 6,41 ((± 1,21). + Mùa vụ sinh sản: cá mặt quỷ là loài sinh sản vào 2 thời điểm trong năm. Lần 1 từ tháng 3 đến tháng 6, là mùa sinh sản chính và lần hai từ tháng 9 đến tháng 10.
+ Sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 1.208.040 – 2.098.566 trứng, trung bình 1.704.052 trứng.
+ Sức sinh sản tương đối dao động từ 929 – 1.104 trứng/g cơ thể cá cái, trung bình là 1.053 trứng/g cơ thể cá cái.
(2). Thử nghiệm sinh sản cá mặt quỷ đạt được một số chỉ tiêu quan trọng sau:
+ Kích thích cá mặt quỷ cái sinh sản thành công với liều lượng LHRH_A là 100 µg + 5mg DOM (có thể sử dụng phương pháp tiêm 1 liều hoặc 2 liều tùy thuộc vào mức độ thành thục của cá). Thời gian hiệu ứng thuốc từ 35 đến 47 giờ.
+ Sức sinh sản thực tế dao động từ 108.000 – 410.000 trứng/kg cá cái, trung bình là 215.145 trứng/kg cá cái.
+ Đường kính trứng trung bình là 1,48mm.
2. Đề xuất ý kiến
(1) Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm sinh học của cá mặt quỷ trong thời gian dài hơn. Đặc biệt, nghiên cứu sự phát triển tuyến sinh dục của cá đực.
(2) Để bảo vệ nguồn lợi cá mặt quỷ, không khai thác nhóm kích thước có chiều dài nhỏ hơn 23,5cm tương ứng với khối lượng nhỏ hơn 601g vì ở kích thước này cá chưa tham gia sinh sản lần đầu.
(3) Nghiên cứu cách bảo quản tinh trùng cá mặt quỷ để chủ động trong sinh sản nhân tạo.
(4) Cần có những nghiên cứu sâu hơn về môi trường sống, dinh dưỡng cho cá mặt quỷ để nâng cao hiệu quả nuôi vỗ thành thục.
(5) Tiến hành kích thích cá mặt quỷ sinh sản với các loại kích dục tố HCG và Não thùy thể cá chép với các liều lượng khác nhau. Kết hợp nhiều loại chất kích thích sinh sản khác nhau trong sinh sản cá mặt quỷ.
27. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng việt.
1. Nguyễn Tường Anh (1999), Một số vấn đề nội tiết học sinh sản cá. Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 171 - 176.
2. Nguyễn Tường Anh (2005), Kỹ thuật sản xuất gống một số loài cá nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 103 trang.