THỬ NGHIỆM SINH SẢN CÁ THIA ĐỒNG TIỀN BA CHẤM

Một phần của tài liệu Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm (dascyllus trimaculatus ruppell, 1829) (Trang 48 - 79)

L ỜI CAM ĐOAN

3.2.THỬ NGHIỆM SINH SẢN CÁ THIA ĐỒNG TIỀN BA CHẤM

3.2.1. Kích thước cá b m tham gia sinh sn

Bảng 3.8: Kích thước cá bố mẹ tham gia thí nghiệm Giới tính

Chỉ tiêu Cá đực Cá cái

Khối lượng (g) 50.44 ± 0.74 (35÷67) 52.63 ± 0.85 (30 ÷ 75) Chiều dài (cm) 11.07 ± 0.06 10÷12.60) 11.39 ± 0.06 (9.70 ÷ 13) Cá cái có kích thước tham gia sinh sản lớn hơn cá đực (cá cái có khối lượng trung bình 52.63 g lớn hơn cá đực 50.44g, chiều dài trung bình 11.39 cm lớn hơn cá đực 11.07 cm) và sự chênh lệch này không nhiều. Cũng giống như một số loài cá khác như cá khoang cổ đỏ cá cái cũng có kích thước lớn hơn cá đực.

3.2.2. Ảnh hưởng ca các loi kích dc t đến mt s ch tiêu sinh sn nhân to cá thia to cá thia

Hiu qu cho sinh sn nhân to bằng phương pháp th tinh t nhiên

Cùng với phương pháp thụ tinh nhân tạo chúng tôi tiến hành tiêm kích thích cá bố mẹ bằng các loại kích dục tố HCG 10 UI/kg cá, surfagon 10 µg/kg cá và LHRHa 10 µg/kg cá sau đó bố trí 3 lô thử nghiệm phương pháp cho đẻ tự nhiên trong điều kiện nuôi nhốt. Kết quả cá không có hiện tượng đẻ sau khi tiêm kích dục tố, nguyên nhân có thể do sau khi thực hiện các thao tác bắt cá tiêm thuốc và một số tác động bên ngoài như tiếng động, con người có thể làm ảnh hưởng đến quá trình bắt cặp và sinh sản của cá. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về tập tính sinh sản của cá cảnh biển (Moyer and Nakazono, 1978) loài Centropyge interruptus (Shen and Liu,1975)[60] loài Genicanthus semifasciatus (Hà Lê Thị Lộc, 2003) cá khoang cổ đỏ Amphiprion

thể, sự kết hợp và chăm sóc trứng của loài Dascyllus albsella, D.aruanus phát ra

trong quá trình sinh sản. Đây là đặc tính của chúng vì vậy trong thí nghiệm kích thích cá đẻ tự nhiên bằng kích dục tố đã không đạt được kết quả như mong muốn điều này thể hiện rõ hơn về tập tính sinh sản của của một số loài cá cảnh, chúng cần thời gian thích nghi với nơi cư trú mới gần giống ngoài tự nhiên để ve vãn, kết cặp và sinh sản.

Nhiều nghiên cứu kích thích cá rạn san hô đẻ tự nhiên trong điều kiện nuôi nhốt cũng đã được tiến hành (Danilowicz và Brown, 1992; Holt và Riley, 2000; Olivotto và cs, 2003), tuy nhiên phải mất thời gian dài 3 – 7 tháng kết hợp với các tác động môi trường khác cá mới có thể sinh sản.

Có thể nhận định cá thia đồng tiền ba chấm không thích ứng đẻ tự nhiên với điều kiện kích thích bằng kích dục tố LHRH-a và các điều kiện ngoại cảnh khác như dòng chảy, ánh sáng, môi trường sống nhân tạo. Tuy nhiên, cá có thể đẻ tự nhiên sau thời gian 3 tháng nuôi nhốt trong điều kiện tạo môi trường nhân tạo.

Hiu qu cho sinh sn nhân to bằng phương pháp th tinh nhân to

Kết quả cụ thể được mô tả trong Bảng 3.9.

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của các loại kích dục tố đến các chỉ số sinh sản của cá thia đồng tiền ba chấm.

Chỉ tiêu sinh sản (%)

Kích dục tố Thời gian hiệu ứng Tỷ lệ thụ tinh (%) Tỷ lệ nở (%)

HCG 42 - 48 71.67 ± 0.88a 73.33 ± 1.67ab

Surfagon 42 - 45 73.67 ±1.20a 82.33 ± 3.71b

LHRHa 43 - 48 72.00 ± 1.00a 69.50 ± 0.50a

Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng cột có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).

Kết quả từ bảng 3.9 cho thấy, trong 3 loại kích dục tố HCG, Surfagon và LHRHa đã được thử nghiệm thì tỷ lệ thụ tinh của loại kích dục tố surfagon đạt cao nhất (73.67 %), ở nhóm cá tiêm LHRHa có thấp hơn (72.00 %) nhưng không có sự sai khác về mặt thống kê so với tỷ lệ thụ tinh của kích dục tố surfagon.

Khi so sánh về tỷ lệ nở của 3 nghiệm thức cho thấy, nhóm cá tiêm loại kích dục tố surfagon, cho tỷ lệ nở cao nhất 82.33 %.Tiếp theo là nhóm cá tiêm HCG đạt 73.33 % và thấp nhất là LHRHa 69.50 %. Do hầu hết các chỉ tiêu sinh sản khác biệt không có ý nghĩa nên trong thực tế sản xuất có thể sử dụng LHRHa và HCG là 2 loại kích dục tố có thể sử dụng trong sinh sản nhân tạo cá thia, tuy nhiên so với HCG thì LHRHa sử dụng thuận tiện hơn vì tính phổ biến của chúng trên thị trường.

3.2.3. Ảnh hưởng ca liều lượng kích dc t LHRHa đến mt s ch s sinh sn ca cá thia.. sn ca cá thia..

Liều lượng kích dục tố sử dụng trong thí nghiệm được xác định trên qui trình sản xuất giống cá Zebrasoma copas (Acanthuridae) của Emel’yanova và cộng sự

(2006), Dascyllus trimaculatus (Pomacentridae)[28],[53]. Sau khi thí nghiệm 3 loại kích dục tố trên cá thia đồng tiền ba chấm, kết quả cho thấy LHRHa không có sự sai khác về mặt thống kê so với 2 loại HCG và Surfagon. Vì vậy chúng tôi đã sử dụng LHRHa vì tính phổ biến và giá cả thấp trên thị trường. Đồng thời, việc sử dụng LHRHa cũng có kết quả tương đối tốt như của các tác giả Garcia (1989) trên cá chẽm Lates calcarifer, Ducan và cs (2001) trên cá Sphoeroides annulatus và kết quả thử nghiệm của Pavlop (2008) trên cá Dascyallus trimaculatus, Zebrasoma copas, Abudefduf sesfasciatu [54].

Các yếu tố môi trường trong h thng bể đẻ

Các yếu tố môi trường bao gồm nhiệt độ, pH, NH3 +

, DO đã được theo dõi và trình bày trong bảng 3.10.

Bảng 3.10: Các yếu tố môi trường trong bể cho cá đẻ

Nhiệt độ( 0C) pH NH3+(mg/l) Oxy hòa tan ( mg/l)

26 – 28 7.7 –8.2 0.01 5 – 6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm ít biến động và đều trong khoảng giới hạn thích hợp của cá thia, do vậy không ảnh hưởng tới sức khoẻ cá nuôi thí nghiệm

nh hưởng ca liu lượng kích dc t khác nhau trong sinh sn nhân to cá thia đồng tin ba chm.

Kết quả sử dụng kích dục tố với 3 liều lượng khác nhau trong sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm được trình bày trong bảng 3.11..

Bảng 3.11: Thời gian hiệu ứng của các liều lượng khác nhau trong sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Lô thí nghiệm Số lượng cá thí nghiệm(con) Liều sơ bộ (µg/kg) Liều quyết định (µg/kg) Thời gian hiệu ứng (giờ) NT1 (5 µg/kg) 20 5 10 45 ± 3 NT2 (10µg/kg) 20 10 20 43 ± 1

Kết quả thu được cho thấy, thời gian hiệu ứng của kích dục tố phụ thuộc vào liều tiêm, cá tiêm ở liều lượng sơ bộ 5 µg + 2.5mg DOM/kg cá thời gian hiệu ứng dài hơn so với cá tiêm ở liều sơ bộ là 10 µg + 2.5mg/kg và 15 µg + 2.5mg/kg cá . Biểu hiện cá cái lỗ sinh dục màu hồng lồi hẳn ra bên ngoài vuốt nhẹ trứng có thể chảy ra và con đực bắt lên vuốt nhẹ có tinh dịch chảy ra màu trắng đục [30]. Kết quả này cũng nằm trong khoảng thời gian 40 – 48 giờ hiệu ứng của tác giả Pavlop, (2008) khi nghiên cứu sử dụng (LHRH-a) kích thích cá Abudefduf sexfasciatus

(Pomacentridae) và Dascyllus trimaculatus [57].

Qua đây có thể thấy rằng ở liều lượng kích dục tố sơ bộ10 µg và 15µg + 2.5mg DOM/kg cá và liều quyết định gấp đôi liều sơ bộ sử dụng cho sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm đạt hiệu quả, nhờ đó có thể xác định thời điểm chín muồi tuyến sinh dục để tiến hành cho cá đẻ.

Bảng 3.12: Sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của cá thia đồng tiền ba chấm kích thích bằng liều lượng kích dục tố khác nhau.

Nghiệm thức Sức sinh sản thực tế

(trứng/cái) Tỷ lệ thụ tinh (%) Tỷ lệ nở (%) 1 7.641,3 ± 1.495,83a 61.3 ± 5.36a 58.33 ± 5.17a 2 13.062,67 ± 863,84b 79.67± 2.18b 76.00 ± 2.89b 3 13.120,00 ± 430,64b 79.00 ± 2.65b 69.33 ± 3.48ab

Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng cột có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).

Chú giải: nghiệm thức 1: liều lượng sơ bộ 5µg +2.5mg DOM/kg cá; nghiệm thức 2: 10µg+2.5mg/kg cá; nghiệm thức 3: 15µg+ 2.5mg DOM/kg cá.

Kết quả thu được cho thấy sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ ra bột không có sự sai khác về thống kê (p>0.05) khi dùng kích dục tố LH-RHa kích thích cá sinh sản ở các liều tiêm sơ bộ 10 µg + 2.5mg DOM và 15µg +2.5mg DOM/ kg cá. Sức sinh sản của cá thia đồng tiền ba chấm dao động 7.641 – 13.120 trứng/cá cái. Thí nghiệm cho thấy, ở liều lượng sơ bộ 5µg+ 2.5mg DOM/kg cá, số liệu thu được về các chỉ tiêu sinh sản cho kết quả thấp nhất với sức sinh sản 7.641,3 trứng/kg cá và tỷ lệ thụ tinh đạt 61.3 % và tỷ lệ nở đạt 58,3 %. Số liệu thu được cũng có thể nhận định ở liều lượng tiêm kích dục tố thấp 5 µg/kg cá không đủ để kích thích làm chín trứng đồng loạt do vậy lượng trứng lấy ra cho thụ tinh có kích thước không đều dẫn đến các chỉ tiêu tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở thu được thấp. Ở liều

lượng thấp cũng cho kết quả chất lượng trứng không tốt đối với cá Plecoglossus altivelis (Hirose, 1980)[32]. Tuy nhiên có một số nghiên cứu trên các đối tượng

khác như cá bơn (Ramos, 1986)[57], cá đối Mugil cephalus (Lee và cs, 1987) và cá tráp bạc (Mylio berda: Mok, 1985) thì phù hợp với liều lượng thấp cho chất lượng trứng tốt hơn. Số liệu thu thập được cho thấy khi sử dụng kích dục tố LHRHa để kích thích cá ở liều lượng sơ bộ là 10 µg + 2.5mg DOM/kg cá và 15 µg/ kg + 2.5 mg DOM và liều quyết định gấp đôi liều sơ bộ mang lại hiệu quả cao hơn.

3.2.4. Cho cá đẻ

Căn cứ vào kết quả của các thí nghiệm trên chúng tôi đã tiến hành cho cá thia đồng tiền ba chấm đẻ theo phương pháp thụ tinh nhân tạo.

Chọn cá bố mẹ thành thục và kích thích cá cho đẻ

Tuyển chọn cá bố mẹ đã thành thục như đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu. Để kích thích cho cá thia chúng tôi dùng phương pháp kích thích bằng kích dục tố LHRHa 10 µg + 2.5 mg Dom/kg. Sau khi tiêm kích dục tố đưa cá bố mẹ vào bể đã chuẩn bị kích thích cá bằng cách tạo dòng nước. Sau thời gian 40 – 42 h, tiến hành kiểm tra cá, nếu lỗ sinh dục màu hồng lồi hẳn ra bên ngoài vuốt nhẹ trứng có thể chảy ra là con cái và con đực khi bắt lên vuốt nhẹ có tinh dịch chảy ra màu trắng đục thì đưa vào thụ tinh nhân tạo.

Sự phát triển của phôi cá thia đồng tiền ba chấm

Bảng 3.13: Các yếu tố môi trường trong bể ấp trứng Chỉ tiêu Bể (T 0 C) DO (mg/l) S ‰ NH3 (mg/l) NO2 (mg/l) pH Bể 2m3 27.8 – 28.0 2.5 ± 0.11 31.5 0.07 0.05 7.2 – 8.0 Bể 300lít 26.8 – 27.5 2.9 ± 0.09 31.5 0.08 0.05 7.6 – 8.1 Các yếu tố môi trường trong suốt quá trình ấp tương đối ổn định giữa các bể. Tuy nhiên cần đảm bảo hàm lượng oxy hoà tan trong bể ấp, cần duy trì sục khí nhẹ để tránh sự đảo mạnh ảnh hưởng đến ấu trùng còn yếu khi mới nở.

Tóm tắt các giai đoạn phát triển phôi cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus trimaculatus.

Quá trình phát triển trải qua nhiều giai đoạn rất phức tạp, trong điều kiện nhiệt độ 26.8oC đến 28oC, sau 4 ngày kể từ lúc thụ tinh cá bắt đầu mở miệng. Quá trình phát triển phôi được mô tả trong bảng 3.14.

Bảng 3.14: Các giai đoạn phát triển phôi của cá thia đồng tiền ba chấm Khoảng thời gian sau khi thụ tinh Dấu hiệu phát triển phôi Ngày 1 2 3 4 Giờ 2 3 3 4 5 7 7 14 16 21 22 23 16 Phút 20 42 55 05 20 03 05 46 21 56 Màng thụ tinh thể hiện rõ Giai đoạn 2 tế bào

Giai đoạn 4 tế bào Giai đoạn 8 tế bào Giai đoạn 16 tế bào Giai đoạn 32 tế bào 64 tế bào

Thời kỳ phôi nang Thời kỳ phôi vị

Phôi hơi cuốn tạo thành vòng phôi Hình thành các đốt cơ

Hình thành bọc mắt

Số đốt cơ tăng lên, phôi bắt đầu cử động Tim đã đập

Phôi cử động nhiều xoay tròn trong trứng. Phôi thoát khỏi trứng, noãn hoàng to. Noãn hoàng nhỏ dần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cá bắt đầu mở miệng.

Quá trình phân cắt tế bào trứng của cá Thia đồng tiền ba chấm theo qui luật chung như các loài cá xương đó là kiểu phân cắt đoạn noãn hoàng hay còn gọi là phân cắt không hoàn toàn.

Ngay sau khi kết thúc quá trình hoạt hóa trứng, tế bào chất chỉ là một khối nhỏ ở cực động vật. Sau đó tế bào chất từ các khu vực khác nhau của cực thực vật dần

dần di chuyển về phía cực động vật. Sự tập trung tế bào chất ở cực động vật hình thành nên đĩa phôi. Lúc đầu đĩa phôi mỏng, dau một thời gian lượng tế bào chất tập trung càng nhiều và từ từ nhô lên hình thành phôi bào.

Ở điều kiện nhiệt độ 27-28 oC, độ mặn 30 - 35 ppt, pH 7.7-7.8 sau khi trứng thụ tinh khoảng 20 phút màng thụ tịnh thể hiện rõ.

Khoảng 42 phút xuất hiện một rãnh phân cắt thứ nhất chia phôi bào thành 2 tế bào. Khoảng 55 phút sau xuất hiện rãnh phân cắt thứ 2 vuông góc với rãnh phân cắt thứ nhất để tạo thành 4 tế bào. Sau 2 giờ 05 phút xuất hiện đường phân cắt thứ ba và thứ tư cho ra 8 tế bào. Quá trình phân cắt tiếp tục diễn ra và trải qua các giai đoạn 16, 32, 64, 128 tế bào.

Càng về sau số lượng tế bào càng tăng và kích thước càng nhỏ. Giai đoạn nhiều tế bào sau khoảng 5giờ 03 phút hình thành phôi nang.

Giai đoạn phôi vị bắt đầu sau 7 giờ 05 phút. Ở giai đoạn này đĩa phôi mỏng dần, mép đĩa phôi bắt đầu trùm xuống khối noãn hoàng. Vòng rìa và các phần ngoại vi của đĩa phôi cuộn vào trong bắt đầu hình thành mầm phôi vươn dài về phía trước cực động vật. Trong khi đó, vòng rìa từ từ tiến về phía cực thực vật bao trùm khối noãn hoàng. Kết thúc giai đoạn phôi vị là sự khép kín phôi khẩu và bao bọc toàn bộ noãn hoàng.

Sau thời gian 7 giờ 46 đĩa phôi đã cuốn vào tạo thành vòng phôi bọc kín khối noãn hoàng.

Giai đoạn hình thành các đốt cơ: sau khoảng 14 giờ 21 phút, quan sát trên kính hiển vi có thể thấy vòng phôi đã phát triển nhanh chóng thành mầm đuôi và các phần đốt cơ đã hình thành rõ ôm gọn khối noãn hoàng.

Giai đoạn hình thành bọc mắt: sau khoảng 16 giờ 56 phút đuôi phôi bắt đầu tách khỏi túi noãn hoàng hình thành bọc mắt, lúc này bọc mắt nhô lên nhìn rất rõ.

Sau khoảng 21 giờ tim đập nhẹ, phôi bắt đầu cử động, đây là giai đoạn phôi đã phát triển hoàn chỉnh.Giai đoạn này kéo dài sau1 ngày và 23 giờ phôi cử động từ nhẹ dần dần mạnh lên và cử động nhiều xoay tròn trong bọc trứng.

Giai đoạn nở: thời gian nở của phôi phụ thuộc vào nhiệt độ nước, khi nhiệt độ nước tăng thì thời gian nở nhanh hơn. Ở nhiệt độ nước 27 – 28oC thời gian nở của trứng sau khi thụ tinh là 2 ngày và 16 giờ.

Kết quả tuyển chọn và cho đẻ

Sau khi thí nghiệm về các loại kích dục tố và liều lượng, chúng tôi áp dụng kết quả đạt hiệu quả tốt nhất vào cho đẻ cá thia đồng tiền ba chấm. Kết quả thu được thể hiện qua các đợt.

Giai đoạn phân cắt hai tế bào Giai đoạn phân cắt bốn tế bào

Giai đoạn phân cắt tám tế bào Giai đoạn phân cắt nhiều tế bào

Giai đoạn phôi thần kinh Giai đoạn phôi vị

Giai đoạn phôi bọc mắt, mầm đuôi Giai đoạn phôi hoàn chỉnh

Ấu trùng mới nở

Bảng 3.15: Kết quả cho cá đẻ Đợt cho đẻ Tỷ lệ cá cho đẻ Tổng số cá cho đẻ (con) Số trứng đẻ ra (trứng/cái) Tỷ lệ thụ tinh (%) Số lượng ấu trùng (con) 1 2♂: 1♀ 30 10.099 ± 748,8 70.7 ± 4.45 7.219,9 ± 975,7 2 2♂: 1♀ 18 9.674,7 ± 1.315,5 66.3 ±3.12 6.515,9 ±1.151,4 3 2♂: 1♀ 30 12.641,7 ±1.438,9 75 ± 3.20 9.421,1 ± 843,9

Qua các đợt cho cá đẻ, số liệu thu được cho thấy các chỉ tiêu về số lượng trứng đẻ, tỷ lệ thụ tinh, số lượng ấu trùng ở đợt 3 cao hơn đáng kể so với các đợt 1

Một phần của tài liệu Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm (dascyllus trimaculatus ruppell, 1829) (Trang 48 - 79)