NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH

Một phần của tài liệu Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm (dascyllus trimaculatus ruppell, 1829) (Trang 25 - 79)

L ỜI CAM ĐOAN

1.4.NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH

Bệnh do dinh dưỡng: bệnh gan nhiễm mỡ (Lipoid liver disease) do cá cảnh chủ yếu được nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Weisman và Miller (2006) thu mẫu cá thia xanh (Blue Damselfish) có dấu hiệu bị sình bụng để kiểm tra sự biến đổi mô học. Kết quả cho thấy sự hiện diện của những không bào và sự chiếm chỗ của những đám tế bào mỡ (adipocytes) ở gan [66].

Bệnh do vi khuẩn: Chủng vi khuẩn Vibrio damsela đã được Milton và cộng sự (1981) phân lập và xác định là tác nhân gây bệnh lở loét trên da của loài cá Damselfish nhiệt đới - Chromis punctipinnis [48]. Kết quả cảm nhiễm vi khuẩn này trên một số loài cá cho thấy những loài cá thuộc họ cá thia (Damselfish) đều thể hiện dấu hiệu bệnh lý như ngoài tự nhiên nhưng không thấy dấu hiệu bệnh trên những nhóm cá khác. Zanoni và cộng sự (2008) đã phân lập được vi khuẩn Gram dương Mycobacterium từ gan, thận, lách của những mẫu cá bị lở loét, đốm trắng

thận thuộc nhiều loài cá cảnh khác nhau (gồm cả cá tự nhiên và cá cảm nhiễm ngược). Trong đó có D.trimaculatus và một số loài khác thuộc Damselfish [69].

Bệnh ký sinh trùng: Cá thia cũng thường gặp một số bệnh ký sinh trùng gây ra bởi các tác nhân như: sporozoas, Cryptocaryon, Oodinium, monogena, digenae, nematoida và crustaceans.

Bệnh hoại tử thần kinh (viral nervous necrosis-VNN) do Betanodaviruses. Dennis Kaw Gomez và cộng sự (2006) đã kiểm tra 237 mẫu cá (65 loài cá biển, 12 loài cá nước ngọt) ở Seoul, South Korea. Kết quả cho thấy D. trimaculatus cùng 2 loài cá nước ngọt và 7 loài cá biển khác có kết quả dương tính với virus này [24].

Theo Bob (1991), khi cá mới bắt ở ngoài tự nhiên về, do điều kiện môi trường thay đổi đột ngột cá hay bị lồi mắt (một hoặc cả hai mắt) [18].

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CU

- Đối tượng nghiên cu: Cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus trimaculatus

(Rüppell, 1829) thu ngoài tự nhiên tại vùng biển Nha Trang - Khánh Hoà.

- Thi gian nghiên cu: Luận án được tiến hành từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 7 năm 2010.

- Địa điểm nghiên cu: Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Trung - Đại lộ Nguyễn Tất Thành - Phước Hạ - Phước Đồng - Nha Trang - Khánh Hoà.

2.2. VT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu tổng quát của luận án

Thử nghiệmnuôi phátdục

bằngcácloại thức ăn Thử nghiệmsinhsản

Thức ăncá tạp Kết hợp (CN+CT) Loại thức ănthíchhợpvàứng dụngvào nuôivỗcábố mẹ

Loạivàliều lượngKDT thíchhợp ứng dụngvào sinhsảnnhântạocá thia Thức ăn công nghiệp Đánhgiá vàkết luận Thínghiệm2: liều lượngKDT (chọn từ kết quả thínghiệm1) Thínghiệm1: các loạiKDT(HCG, LHRHa, Surfagon)

Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu của đề tài.

2.2.1. Dng c thí nghim: gồm kính hiển vi quang học, bộ giải phẫu cá, nhiệt kế,

khúc xạ kế, máy đo pH, bộ Test-kit của các yếu tố môi trường: ammonia, nitrite. DO.

Thí nghiệm được bố trí trong các bể 2 m3; 300lít và các bể kính 100lít.

Hình 2.2: Hệ thống bể thí nghiệm

2.2.2. Ngun nước thí nghim

Nước biển qua hệ thống đường ống tự chảy (gồm hai ống có đường kính 250 cm và 400 cm) vào bể chứa ngầm sâu 11 m, với lượng nước tự chảy 5.000 m3/h từ bể chứa âm sâu qua hệ thống lọc ly tâm vào hai bể lắng (V = 400 m3/bể) nhờ máy bơm có công suất (200 m3/h).

Từ bể lắng nước được bơm qua bồn lọc áp lực (lọc thô bao gồm: 1 lớp cát, 1 lớp than hoạt tính, 1lớp sỏi) nhờ hệ thống máy bơm (40 m3/h). Nước sau khi qua hệ thống lọc được bơm lên hai bể chứa cao 25 m (V = 75 m3/bể). Sau đó nước từ bể chứa qua hệ thống xử lý bằng tia cực tím dẫn tới trại sản xuất.

Hình 2.3: Sơ đồ xử lý nguồn nước cung cấp cho tất cả thí nghiệm.

Nước biển Bể chứa ngầm Hệ thống lọc ly tâm Bể lắng Hệ thống lọc tuần hoàn (bằng san hô)

Hệ thống tia cực tím Bể chứa độ cao 25 m Lọc áp lực Bể nuôi

2.2.3. Ngun cá thí nghim

Cá thí nghiệm được thu mua từ ngoài tự nhiên ở khu vực Cầu Đá, Nha Trang, Khánh Hoà. Chọn những con khoẻ mạnh, cân đối, có kích cỡ đồng đều, không bị bệnh và không bị dị hình, kích thước cá bố mẹ từ 50 – 70 g/con. Khi đưa về trại sản xuất cá được nuôi tạm trong bể 300 lít khoảng 60 phút cho cá ổn định, sau đó tắm bằng nước ngọt trong thời gian 10 phút để loại bỏ mầm bệnh.

2.2.4. Thí nghim nuôi phát dc thành thc cá b m (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thínghiệmnuôi phátdụcthànhthụccábố mẹ bằngcácloại thức ănkhác nhau

Thức ăn cá tạp Thức ăn công nghiệp Thức ăn kết hợp cá tạp + công nghiệp. Sức sinh sản tuyệt đối Tỷ lệ thành thục (TLTT) Hệ số thành thục (HSTT) Đánh giá và kết luận Sức sinh sản tương đôi - Nguồn nướcthínghiệm đủtiêuchuẩn

-Tuyển chọncákhỏe mạnh, cânđối

H ình 2.4: Sơ đồ mô tả thí nghiệm nuôi phát dục thành thục cá bố mẹ bằng các loại

thức ăn khác nhau.

2.2.4.1. Thí nghim nuôi phát dc cá b m bng các loi thức ăn khác nhau.

* Bố trí thí nghiệm

Cá sau khi tuyển chọn tiến hành tập cho cá ăn mồi chết (cá nục, cá cơm, tôm...) sau đó phân bổ ngẫu nhiên sang 3 nghiệm thức. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.

Cá thí nghiệm được nuôi trong bể composit thể tích 2 m3, hình tròn, mức nước cao 0,8 m, sử dụng hệ thống nuôi tuần hoàn. Trong mỗi bể đặt các tảng san hô, hải quỳ sống nhằm tạo môi trường tự nhiên để cá ẩn nấp. Khí O2 cung cấp đầy đủ và liên tục.

Thời gian bố trí thí nghiệm 90 ngày. Kết quả thí nghiệm được đánh giá bởi 2 chỉ tiêu là hệ số thành thục (HSTT) và tỷ lệ thành thục (TLTT). Nghiệm thức cho kết quả tốt làm cơ sở để tiến hành nuôi trong quá trình thực hiện đề tài.

* Chăm sóc và quản lý - Thức ăn và cách cho ăn

Các loại thức ăn và số lần cho ăn trong các lô thí nghiệm được mô tả trong Bảng 2.1. Bảng 2.1: Các loại thức ăn sử dụng và phương pháp cho ăn trong các lô thí nghiệm. Lô TN Số lượng

cá (con/bể) Loại thức ăn sử dụng Số lần cho ăn trong ngày NT1 50 Thức ăn công nghiệp INVE 4 lần, lúc 7 h, 11 h, 14 h và 17 h NT2 50 Cá tạp (cá nục, cá cơm, tôm...) 4 lần, lúc 7 h, 11 h, 14 h và 17 h NT3 50 Cá tạp+thức ăn công nghiệp INVE 4 lần, lúc 7 h, 11 h, 14 h và 17 h

Đối với nghiệm thức cho cá ăn cá tạp (NT1), hàng ngày cho cá ăn 4 lần vào lúc 7 h, 11 h ,14 h và 17 h, lượng thức ăn cho ăn là 10% khối lượng thân. Tuy nhiên có thể điều chỉnh lượng thức ăn tùy vào điều kiện cụ thể (thời tiết thay đổi và tình trạng sức khỏe của cá).

Đối với nghiệm thức cho ăn thức ăn công nghiệp (NT2), hàng ngày cho ăn 4 lần vào lúc 7 h, 11 h, 14 h và 17 h, lượng thức ăn cho ăn là 10% khối lượng thân. Tuy nhiên có thể điều chỉnh lượng thức ăn tùy vào điều kiện cụ thể (thời tiết thay đổi và tình trạng sức khỏe của cá).

Đối với nghiệm thức cho ăn cá tạp kết hợp với thức ăn công nghiệp INVE (NT3), Hàng ngày cho cá ăn 4 lần vào lúc 7 h, 11 h, 14 h và 17 h, lượng thức ăn cho ăn là 10 % khối lượng thân. Tỷ lệ cho ăn là cá tạp 50 % và thức ăn tổng hợp INVE là 50 %, cho ăn xen kẽ nhau.

Chế độ chăm sóc quản lý bể nuôi: hàng ngày siphon và thay 10% lượng nước trong bể. Định kỳ 15 ngày kiểm tra sự thành thục của cá trong các lô thí nghiệm.

Phương pháp kiểm tra sự thành thục của cá dựa vào hình thái ngoài: Cá đực có thân hình thon dài, bụng tóp, lườn dẹp, thành bụng dày, trán hơi cong và nhô cao, miệng có vành môi to và hơi tù, đa số trên thân và viền vây có màu xanh thẫm hơn, đặc biệt các tia vây mềm có màu phớt hồng đậm hơn vây con cái. Con cái có thân hình cao, nhìn ngang có dạng hình tròn, bụng to hơn, lườn bụng phát triển thành bụng mỏng và mềm, trán xuôi, miệng có vành môi nhỏ và nhọn, thân và viền vây có màu xanh nhạt hơn.

Bên cạnh đó kiểm tra: Cá đực vuốt nhẹ thấy tinh dịch trắng như sữa chảy ra, cá cái nhìn thấy lỗ niệu sinh dục sưng to hồng, vuốt ra thấy trứng chảy ra các hạt trứng có mày vàng nhạt, đều, rời.

Hàng ngày theo dõi các yếu tố môi trường trong các bể thí nghiệm (nhiệt độ, pH, DO) vào lúc 7 h và 14 h.

2.2.4.2. Nuôi v cá b m

Chuẩn bị bể nuôi vỗ

- Bể nuôi vỗ cá bố mẹ được vệ sinh sạch sẽ bằng bột giặt sau đó được rửa lại bằng nước ngọt. Sử dụng bể composit hình tròn, thể tích 2 m3, mực nước trong bể 0,8 m.

- Hệ thống nước chảy tuần hoàn qua bể lọc san hô. Tuyển chọn cá bố mẹ vào nuôi vỗ

Chọn những con khoẻ mạnh, cân đối, có kích cỡ đồng đều, không bị bệnh và không bị dị hình, kích thước cá bố mẹ từ 50 – 70 g/con. Khi đưa về trại sản xuất cá được nuôi tạm trong bể khoảng 60 phút cho cá ổn định, sau đó tắm bằng nước ngọt trong thời gian 10 phút để loại bỏ mầm bệnh.

Thả cá vào bể, tỷ lệ đực cái 1:1 thích hợp với đặc điểm sinh học sinh sản của cá. Mật độ thả 50 con/2m3

Chăm sóc và quản lý

- Thức ăn và cách cho ăn: rút từ thí nghiệm thức ăn, chúng tôi sử dụng loại thức ăn có hiệu quả tốt nhất vào quy trình nuôi vỗ.

Cho ăn 4 lần/ngày lúc 7 h, 11 h, 14 h và 17 h. Cho ăn 50 % thức ăn công nghiệp + 50 % cá tạp, cho ăn xen kẽ.

- Quản lý các yếu tố môi trường: Hàng ngày tiến hành kiểm tra các yếu tố môi trường vào lúc 7 h và 14 h. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm tra sự thành thục của cá giống như phần 2.2.4..

2.2.5. Th nghim sinh sn nhân tạo cá thia đồng tin ba chm.

2.2.5.1. Ảnh hưởng ca các loi kích dc tố đến khả năng sinh sản ca cá thia đồng tin ba chm. đồng tin ba chm.

- Tuyn chn cá

Cá thia đồng tiền ba chấm được nuôi vỗ đến giai đoạn thành thục được tuyển chọn và cho đẻ tại Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miển Trung. Cá có kích thước chiều dài từ 10 – 12 cm trung bình 11.07 ± 0.06 cm và trọng lượng từ 40 – 70 g trung bình 50.44 ± 0.74 g. Chọn những con khoẻ mạnh, cân đối, không bị bệnh, không bị dị tật và xây xước.

Số lượng cá cho mỗi nghiệm thức là 20 con.

Sơ đồ thí nghim

Thử nghiệmcácloạikíchdục tốtrong sinhsản

nhântạo(thụtinhtựnhiên, thụtinh nhântạo)

HCG 10UI/kg cá LHRH-a 10µg/kg cá Surfagon 10µg/kg cá

Kiểmtra cácchỉtiêu: Thời gian hiệu ứng (giờ), sức sinh sản thực tế, tỷ lệ thụ tinh (%), tỷ lệ nở (%) . Chọn loạikíchdục tốthíchhợpcho sinhsản

nhântạocá thia HCG 20UI/kg cá LHRH-a 20µg/kg cá Surfagon 20µg/kg cá Liều sơ bộ Liều quyết định Tuyển chọn cá Chọn cá trứng tốt, sẹ đặc cho đẻ Kích thích cá dòng chảy

Cá thia đồng tiền ba chấm sau khi đã được kiểm tra, tiến hành tiêm cá bằng các loại kích dục tố khác nhau và đưa vào bể cho đẻ, trong quá trình thử nghiệm chúng tôi sử dụng phương pháp cho đẻ nhân tạo thụ tinh tự nhiên và thụ tinh nhân tạo. Thử nghiệm đánh giá ảnh hưởng của của các loại kích dục tố khác nhau đến các chỉ tiêu sinh sản của cá thia đồng tiền ba chấm (Dascyllatus trimaculatus). Lặp lại 3 lần cho mỗi nghiệm thức.

- Phương pháp kích thích cho đẻ nhân to th tinh t nhiên

Kiểm tra mức độ thành thục của tất cả cá bố mẹ trước khi kích thích sinh sản, bố trí vào các bể kính 100 lít và bể composite có thể tích 300 lít với mật độ 1 cặp/bể, 3 cặp/bể và nhiều cặp/bể. Mỗi bể đều được bố trí đá san hô làm giá thể.

Tiêm lần 2 cho tất cả các nghiệm thức với liều lượng gấp 2 lần liều tiêm lần 1, thời gian tiêm giữa 2 lần tiêm cách nhau 16 giờ.

Tiêm ở vị trí gốc vây ngực, đặt mũi kim nghiêng khoảng 45o so với thân cá, bơm thuốc nhanh và rút kim ra từ từ tránh thuốc trào ra. Cá bố mẹ sau khi tiêm kích dục tố được đưa vào bể đẻ, các bể đã được bố trí một số vật bám tạo nơi ẩn nấp và chuẩn bị chất nền cho cá sinh sản như san hô chết, tảng đá cứng, hải quì. Đồng thời, kích thích cá đẻ bằng dòng chảy liên tục, mức độ trao đổi nước trong ngày là 200 %. Nghiệm thức cho kết quả tốt ở thí nghiệm sẽ làm cơ sở để tiến hành nuôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Hàng ngày theo dõi hoạt động của cá và kiểm tra các vật bám trong bể (do cá thia đồng tiền là loài đẻ trứng dính) vì sau khi cá đẻ trứng sẽ dính vào các vật bám đã được chuẩn bị sẵn trong bể.

Các chỉ tiêu cần khảo sát: Thời gian hiệu ứng (giờ), sức sinh sản thực tế (trứng/ kg), tỷ lệ thụ tinh (%), tỷ lệ nở (%).

- Phương pháp thụ tinh nhân to:

Phương pháp tuyển chọn cá cho đẻ như đề cập trên phần phương pháp cho đẻ nhân tạo thụ tinh tự nhiên. Số lượng cá tiêm 20 con cho mỗi nghiệm thức. Tiêm 2 liều, liều sơ bộ và liều quyết định (liều quyết định tăng gấp hai lần liều sơ bộ).

Thời gian tiêm giữa liều sơ bộ và liều quyết định cách nhau 16 giờ. Vị trí tiêm: ở gốc vây ngực. Khi tiêm đặt mũi kim nghiêng một góc 45o so với thân cá, bơm thuốc nhanh và rút kim ra từ từ tránh thuốc trào ra.

Cá bố mẹ sau khi tiêm kích dục tố được lưu giữ trong bể tròn, vận tốc dòng nước: 2,86 cm3/giây, nhiệt độ 26 – 28 oC, độ mặn: 27 – 30 ppt, DO: 4 – 5 mg/l.

Sau thời gian hiệu ứng KDT, chọn cá thể có tuyến sinh dục phát triển tốt (IV). Cá đực vuốt nhẹ thấy tinh dịch trắng như sữa chảy ra, cá cái nhìn thấy lỗ niệu sinh dục sưng to hồng, vuốt ra thấy trứng chảy ra các hạt trứng có mày vàng nhạt, đều, rời. Tỷ lệ thụ tinh 2♂: 1♀ đối với phương pháp cho đẻ nhân tạo (thụ tinh ướt) (Emel’yanova, Pavlop, 2007). Các chỉ tiêu cần khảo sát: Thời gian hiệu ứng (giờ), sức sinh sản thực tế (trứng/kg), xác định tỷ lệ thụ tinh (%), tỷ lệ nở (%) của cá thia đồng tiền ba chấm.

Tiến hành: vuốt toàn bộ trứng trong buồng trứng của cá thể cái và đồng thời mổ lấy sẹ của cá thể đực vào hộp lồng riêng.

Hình 2.6: Kỹ thuật vuốt trứng và lấy sẹ

Dùng thau nhựa đựng khoảng 5 lít nước biển sạch, sau đó dùng vật bám (miếng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ) đặt vào trong thau cho ngập nước. Tiếp theo dùng kéo cắt nhanh rời lượng sẹ trong hộp lồng, lấy toàn bộ sẹ của cá thể đực cho vào miếng vải xô mỏng tiến hành chà nhẹ cho đều tinh dịch lên mặt vật bám đã ngập nước, ngay sau đó dùng ống hút toàn bộ trứng trong hộp lồng chà đều trên mặt vật bám cùng với lượng tinh dịch được phân bố đều trong chậu. Sau 5 phút trứng cá dính trên mảnh lưới vật bám, lấy vật bám đã có trứng dính treo vào trong các bể ấp và sục khí nhỏ duy trì hàm lượng oxy hoà tan khoảng 2 mg/l.

Hình 2.7: Thụ tinh nhân tạo Các yếu tố môi trường được theo dõi chặt chẽ hàng ngày.

2.2.5.2.Ảnh hưởng ca liều lượng kích dc t (chn t kết qu mc 2.2.5.1) lên khả năng sinh sản của cá thia đồng tin ba chm.

Sơ đồ thí nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ảnh hưởngcác liều lượngkíchdục tốtrong sinhsảnnhântạo

5µgLHRHa + 2,5mg Dom/kg cá

Một phần của tài liệu Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm (dascyllus trimaculatus ruppell, 1829) (Trang 25 - 79)