Tổng quan về hoạt động của NHCSXH

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Ủy Thác Cho Vay Hộ Nghèo (Trang 21 - 25)

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN UỶ THÁC CHO VAY HỘ NGHÈO

1.1. Một số vấn đề lý luận

1.1.3. Tổng quan về hoạt động của NHCSXH

- NHCSXH là một tổ chức tín dụng với hoạt động chủ yếu là phục vụ người nghèo và các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội đặc biệt của một quốc gia. Mục tiêu chính của các NHCSXH không phải là lợi nhuận trong kinh doanh mà là hỗ trợ hỗ trợ tối đa về vốn cho các đối tượng trên. Chính vì thế, NHCSXH không phải là một NHTM và không đáp ứng các tiêu chí về kinh doanh thương mại. Việc thành lập NHCSXH có nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-NH5, ngày 01 tháng 9 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn + Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm); không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.

+ Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các nghiệp vụ: Huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Như vậy có thể thấy, việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội là để thực hiện tốt công tác sử dụng vốn ưu đãi do Ngân sách nhà nước cấp cho vay ưu đãi thông qua các tổ chức hội, đoàn thể nhận làm uỷ thác cho vay với người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm hoàn thành chiến lược phát triển đất nước bền vững theo hướng Công nghiệp hóa hiện đại hoá.

1.1.3.2. Nguồn vốn NHCSXH

- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Vốn điều lệ; Vốn cho vay xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác; Vốn trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách các cấp để tăng nguồn vốn cho vay trên địa bàn; Vốn ODA được Chính phủ giao.

- Vốn huy động: Tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam có trả lãi theo thoả thuận; Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác; Tiền tiết kiệm của người nghèo.

- Vốn đi vay: Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; Vay Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Vay Ngân hàng Nhà nước.

- Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn - Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước.

1.1.3.3. Các chương trình cho vay uỷ thác

Hiện nay, NHCSXH đang thực hiện 9 chương trình chủ yếu cho vay, đó là : - Chương trình cho vay Hộ nghèo

- Chương trình cho vay Giải quyết việc làm

- Chương trình cho vay Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

- Chương trình cho vay Đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

- Chương trình cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn - Chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn

- Chương trình cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

- Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn - Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo QĐ 167

1.1.3.4. Đặc điểm hoạt động cho vay hộ nghèo

Hỗ trợ vốn giúp người nghèo phát triển sản xuất kinh doanh từ lâu được xem là công cụ then chốt trong XĐGN. Bên cạnh các tổ chức cung cấp tín dụng phi chính thức, NHCSXH là tổ chức tín dụng chính thức hoạt động cho vay hộ nghèo với các đặc điểm chính như sau:

- Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải bảo toàn vốn và bù đắp đủ chi phí. Hoạt động cho vay hộ nghèo chỉ mang tính hỗ trợ nhằm giúp người nghèo thiếu vốn có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh để giảm nghèo chứ không phải một hoạt động từ thiện. NHCSXH là một tổ chức tài chính Nhà Nước phải chi trả mọi khoản phí phát sinh trong quá trình hoạt động như: chi phí giao dịch bình quân, lãi trả cho người gửi tiết kiệm, chi phí dự phòng rủi ro, chi phí hành chính. Nếu hoạt động không đủ bù đắp chi phí làm gia tăng gánh nặng chi NSNN và hoạt động cho vay của hệ thống NHCSXH sẽ không bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Đối tượng phục vụ của NHCSXH là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tuy nhiên không phải tất cả hộ nghèo đều được vay vốn của NHCSXH. Một mặt vì nguồn vốn của ngân hàng có hạn, mặt khác vì không phải hộ nghèo nào cũng có nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Vì vậy đối tượng vay vốn là hộ nghèo có sức lao động, có điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn và có đủ khả năng hoàn trả vốn cho NHCSXH. Họ ít có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ tín dụng của NHTM .

- Tính thời vụ trong hoạt động cho vay do sản xuất nông nghiệp của hộ nghèo mang tính thời vụ. Tính chất thời vụ trong sản xuất có liên quan đến chu kỳ sinh trưởng của động, thực vật trong ngành nông nghiệp nói chung và các ngành nghề cụ thể mà NHCSXH tham gia cho vay. Tính thời vụ biểu hiện như sau:

Vụ mùa trong sản xuất nông nghiêp quyết định thời điểm cho vay và thu nợ.

Nếu ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên ngành hẹp như cho vay một số cây, con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập trung vào một thời nhất định của năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến kỳ thu hoặch /tiêu thụ tiến hành thu nợ.

Chu kỳ sống tự nhiên của cây, con là yếu tố quyết định để tính toán thời hạn cho vay. Chu kỳ ngắn hay dài phụ thuộc vào loại giống cây, con và quy trình sản xuất.

Cho vay hộ nghèo mang tính xã hội hóa cao. Do người nghèo thường không có khả năng đến trụ sở ngân hàng,không biết làm dự án xin vay, không có tài sản thế chấp… Vì vậy,cơ chế tín dụng của NHCSXH cũng có nhiều điểm khác biệt, phù hợp, nhằm đưa vốn đến tận tay hộ nghèo. Hơn nữa, công tác XĐGN mang tính xã hội hóa cao, cho vay hộ nghèo cũng có những đặc điểm này. Cho nên, việc cho vay phải kết hợp chặt chẽ với công tác khuyến nông, lâm, ngư…tăng cường trách nhiệm cộng đồng trong công tác cho vay, trả nợ mới đem lại hiệu quả.

Xuất phát từ những điểm trên, hiện nay tại NHCSXH đang áp dụng hình thức cho vay theo kiểu tổ nhóm có liên đới trách nhiệm. Như vậy đảm bảo được tính xã hội hóa cao thông qua bình xét đối tượng vay một cách công khai, dân chủ ,đồng thời có sự xét duyệt của ban XĐGN, ban đại diện HĐQT NHCSXH, tăng cường trách nhiệm cộng đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn - Cho vay hộ nghèo là hoạt động gặp nhiều rủi ro và thu hồi vốn chậm do phần lớn hộ nghèo đều sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí, kỹ năng sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp, hạn chế hiểu biết về kinh tế thị trường. Đối với khách hàng là hộ nghèo sản xuất nông nghiệp nguồn trả nợ vay ngân hàng chủ yếu là tiền thu bán nông sản. Như vậy sản lượng nông sản là yếu tố quyết định khả năng trả nợ của hộ nghèo. Tuy nhiên, thu nhập từ sản lượng nông sản lại bị ảnh hưởng không chỉ bởi điều kiện tự nhiên (đất, nước, nhiệt độ , thời tiết, khí hậu...) và còn chịu tác động bởi yếu tố thị trường. Vì vậy, ngân hàng áp dụng hình thức cho vay một lần nhưng thu nợ nhiều kỳ.

- Chi phí tổ chức cho vay cao. Chi phí cho vay liên quan đến nhiều yếu tố như: chi phí mạng lưới , chi phí thẩm định, theo dõi, dự phòng rủi ro. Cụ thể là: Chi phí nghiệp vụ cho một đồng vốn cao do quy mô món vay của hộ nghèo nhỏ mà số lượng hộ nghèo rải rác nhiều nơi nên mở rộng cho vay cũng đồng nghĩa với tăng chi phí mở phòng giao dịch, tổ cho vay lưu động ...

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Ủy Thác Cho Vay Hộ Nghèo (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)