Nội dung nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn uỷ thác cho vay

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Ủy Thác Cho Vay Hộ Nghèo (Trang 30 - 34)

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN UỶ THÁC CHO VAY HỘ NGHÈO

1.1. Một số vấn đề lý luận

1.1.5. Nội dung nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn uỷ thác cho vay

a. Tình hình tổ chức nhận hoạt động uỷ thác:

Theo nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ.

NHCSXH thực hiện uỷ thác từng phần quy trình tín dụng với 04 tổ chức chính trị xã hội (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) chiếm 99% tổng dư nợ của NHCSXH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn - Việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng ủy thác hoặc trực tiếp cho vay đến Người vay.

- Việc cho vay đối với hộ nghèo căn cứ vào kết quả bình xét của Tổ tiết kiệm và vay vốn. Tổ tiết kiệm và vay vốn là tổ chức do các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập trên địa bàn hành chính của xã, được ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận bằng văn bản. Hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn do Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn.

- Trong phương thức cho vay ủy thác, NHCSXH chuyển vốn tới hộ nghèo thông qua các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác

b. Tình hình sử dụng vốn uỷ thác:

Vốn vay được sử dụng vào các việc sau:

- Đối với cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc gia cầm... phục vụ cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi; Mua sắm các công cụ lao động nhỏ như:

cày, bừa, cuốc, thuổng, bình phun thuốc trừ sâu...; Các chi phí thanh toán cung ứng lao vụ như: thuê làm đất, bơm nước, dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật... ; Đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như: mua nguyên vật liệu sản xuất, công cụ lao động thủ công, máy móc nhỏ...; Chi phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản như: đào đắp ao hồ, mua sắm các phương tiện ngư lưới cụ...; Góp vốn thực hiện dự án sản xuất kinh doanh do cộng đồng người lao động sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép thực hiện.

- Cho vay làm mới, sửa chữa nhà ở: Cho vay làm mới nhà ở thực hiện theo từng chương trình, dự án của Chính phủ; Cho vay sửa chữa nhà ở: NHCSXH chỉ cho vay đối với hộ nghèo sửa chữa lại nhà ở bị hư hại, dột nát. Vốn vay chủ yếu sử dụng vào việc mua nguyên vật liệu xây dựng, chi trả tiền công lao động phải thuê ngoài.

- Cho vay điện sinh hoạt: Chi phí lắp đặt đường dây dẫn điện từ mạng chung của thôn, xã tới hộ vay như: cột, dây dẫn, các thiết bị thắp sáng...; Cho vay góp vốn xây dựng thủy điện nhỏ, các dự án điện dùng sức gió, năng lượng mặt trời; máy phát điện cho một nhóm hộ gia đình ở nơi chưa có điện lưới quốc gia.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn - Cho vay nước sạch: Góp vốn xây dựng dự án cung ứng nước sạch đến từng hộ; Những nơi chưa có dự án tổng thể phát triển nước sạch thì cho vay làm giếng khơi; giếng khoan; xây bể lọc nước, chứa nước...; Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về học tập: Các chi phí cho học tập như: học phí, mua sắm các thiết bị phục vụ học tập (sách, vở, bút mực...) của con em hộ nghèo đang theo học tại các trường phổ thông.

c. Hiệu quả kinh tế sử dụng vốn uỷ thác:

* Đối với hộ nghèo

- Là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói: Khi có vốn trong tay, với bản chất cần cù của người nông dân, bằng chính sức lao động của bản thân và gia đình, họ có điều kiện mua sắm vật tư, phân bón, cây con giống để tổ chức sản xuất thực hiện thâm canh tạo ra năng xuất và sản phẩm hàng hoá cao hơn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

- Giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường: Cung ứng vốn cho người nghèo theo chương trình, với mục tiêu đầu tư cho sản xuất kinh doanh để XĐGN, thông qua kênh tín dụng thu hồi vốn và lãi đã buộc những người vay phải tính toán trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì và làm như thế nào để có hiệu quả kinh tế cao. Để làm được điều đó họ phải tìm hiểu học hỏi kỹ thuật sản xuất, suy nghĩ biện pháp quản lý từ đó tạo cho họ tính năng động sáng tạo trong lao động sản xuất, tích luỹ được kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế. Mặt khác, khi số đông người nghèo đói tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoá thông qua việc trao đổi trên thị trường làm cho họ tiếp cận được với kinh tế thị trường một cách trực tiếp.

* Phương thức cho vay uỷ thác mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm

- Các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều lợi thế hơn so với NHCSXH vì sẵn có mạng lưới hoạt động khắp các xã, phường, thôn, bản ở cả đồng bằng và vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Các tổ chức chính trị - xã hội gồm Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên. Đồng thời nó cũng đảm bảo việc chuyển tải vốn được nhanh chóng tiện lợi kịp thời trong hoàn cảnh địa bàn rộng, phân tán, nhỏ lẻ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn - Tạo điều kiện cho hộ nghèo dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay. Hộ nghèo phần lớn cư trú ở vùng sâu, vùng xa, phương tiện đi lại, thông tin liên lạc khó khăn, tốn kém, số tiền vay không lớn, chưa quen thủ tục, giấy tờ hành chính, trong khi mạng lưới hoạt động của NHCSXH còn chưa rộng khắp, không thể trực tiếp giải ngân nguồn vốn đến người dân.

- Việc quản lý vốn được thực hiện hiệu quả và bảo đảm hơn, đặc biệt, đối với tổ chức nhận uỷ thác là tổ chức tín dụng thì ngoài lợi thế là có mạng lưới rộng khắp còn phải kể đến khả năng bù đắp rủi ro do nguyên nhân chủ quan gây ra nhờ có năng lực tài chính theo đúng quy chế và hợp đồng uỷ thác.

- Về cơ bản, quy trình cho vay uỷ thác qua các tổ chức hội cũng đầy đủ các bước như quy trình cho vay trực tiếp, tuy nhiên có sự tham gia của đại diện các tổ chức hội ở mỗi bước giúp NHCSXH trong việc thẩm định, giải ngân cũng như giám sát vốn vay được sử dụng hiệu quả và đảm bảo không làm mất vốn cũng như sử dụng vốn sai mục đích.

* Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

- Góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện việc phân công lại lao động xã hội: Trong nông nghiệp vấn đề quan trọng hiện nay để đi lên một nền sản xuất hàng hoá lớn đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Đó là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ,vật nuôi và đưa các loại giống mới có năng suất cao vào áp dụng trong thực tiễn sản xuất và phải được thực hiện trên diện rộng. Để làm được điều này đòi hỏi phải đầu tư một lượng vốn lớn, thực hiện được công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư....những người nghèo phải được đầu tư vốn họ mới có khả năng thực hiện.

Như vậy, thông qua công tác tín dụng ưu đãi đầu tư cho người nghèo đã trực tiếp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề dịch vụ mới trong nông nghiệp đã trực tiếp góp phần vào việc phân công lại lao động trong nông nghiệp và lao động xã hội góp phần xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi cuộc sống ở nông thôn, an ninh, trật tự an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế được những mặt tiêu cực.

Tạo ra bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1.1.5.2. Hiệu quả chính trị xã hội

- Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần ổn định chính trị, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể thông qua việc nhận uỷ thác cho vay góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đổi mới nội dung phương thức hoạt động, tham gia xây dựng nông thôn mới.

- Tín dụng cho người nghèo thông qua các quy định về mặt nghiệp vụ cụ thể của nó như việc bình xét công khai những người được vay vốn, việc thực hiện các tổ tương trợ vay vốn, tạo ra sự tham gia phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể chính trị xã hội, của cấp uỷ, chính quyền. Qua đó, tăng cường hiệu lực của cấp uỷ, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế ở địa phương.

- Tạo ra sự gắn bó giữa hội viên, đoàn viên với các tổ chức hội, đoàn thể của mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế của gia đình, quyền lợi kinh tế của tổ chức hội thông qua việc vay vốn, tạo điều kiện để những người vay vốn có cùng hoàn cảnh gần gũi, nêu cao tính tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau tăng cường tình làng, nghĩa xóm, tạo niềm tin ở dân đối với Đảng, Nhà nước.

- Thông qua các tổ chức chính trị xã hội, hoạt động tín dụng ủy thác đảm bảo công tác cho vay vốn ưu đãi đến các đối tượng thụ hưởng được công khai, dân chủ công bằng, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, chất lượng việc thực hiện dịch vụ ủy thác và hoạt động của tổ tiết kiệm vay vốn theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước.

- Tín dụng ưu đãi là công cụ giúp Nhà nước thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội bền vững, giảm khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo an sinh xã hội .

- Sự phối hợp trách nhiệm, của các tổ chức chính trị xã hội đã góp phần nâng cao trình độ quản lý, kỹ năng tác nghiệp cho cán bộ các đoàn thể, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao vị thế, uy tín của các tổ chức chính trị xã hội.

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Ủy Thác Cho Vay Hộ Nghèo (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)