Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn uỷ thác cho vay hộ nghèo

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Ủy Thác Cho Vay Hộ Nghèo (Trang 36 - 41)

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN UỶ THÁC CHO VAY HỘ NGHÈO

1.1. Một số vấn đề lý luận

1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn uỷ thác cho vay hộ nghèo

Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo có tính rủi ro cao, phụ thuộc nhiều vào môi trường kinh tế, môi trường văn hoá - xã hội, môi trường chính trị, pháp lý, hộ nghèo sử dụng vốn…Đó là những nhân tố tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng trong việc sử dụng vốn uỷ thác cho vay:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn - Môi trường kinh tế: Trong nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế không đồng đều đến tất cả các vùng, các nhóm dân cư. Ngân hàng CSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng phải tự bù đắp chi phí, thực hiện bảo tồn và phát triển nguồn vốn. Trên thực tế, hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, xét về bản chất là vốn tín dụng nhưng đây là vốn do ngân sách cấp chủ yếu nên nguồn vốn tăng trưởng phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng chưa đồng bộ với các giải pháp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, việc cung cấp vật tư kỹ thuật cho sản xuất, tổ chức thị trường, lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn nhiều vấn đề tồn tại… dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, khả năng trả nợ của người vay kém... Bên cạnh đó phương thức đầu tư chưa phong phú dẫn đến việc sử dụng vốn vay sai mục đích, vốn vay không phát huy hiệu quả, ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư vốn…

- Môi trường tự nhiên: Thiên tai, bão lụt, dịch bệnh cây trồng vật nuôi....

thường xẩy ra trên diện rộng, gây thiệt hại lớn đối với các hộ gia đình sản xuất, nuôi trồng nhỏ lẻ. Những năm mưa thuận gió hoà, những vùng ít gặp bão lũ thiên tai, hạn hán, dịch bệnh…thì sẽ thuận lợi hơn cho việc thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi một cách có hiệu quả.

- Môi trường hạ tầng, công nghệ: ở các vùng sâu, vùng xa nhìn chung hệ thống đường xá, cầu cống, hệ thống thuỷ lợi, thông tin liên lạc…còn kém phát triển. Thậm trí có những địa phương chưa có đường giao thông đến xã, thôn, bản nên nhiều hộ nghèo chưa có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, sức cạnh tranh kém, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đầu tư.

- Môi trường văn hóa, xã hội: Đối với khu vực nông thôn, miền núi và địa bàn có mặt bằng dân trí chưa cao thì nhìn chung các hộ gia đình còn thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu tri thức khoa học-kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi… thậm trí nhiều vùng còn mang nặng tư duy bao cấp, lối sống tự túc, tự cấp, chưa có tư duy sản xuất hàng hoá và do đó còn xa lạ với các dịch vụ, các tiện ích ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn - Môi trường chính trị, pháp luật: Mọi hoạt động của Ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng ưu đãi đều phải chịu sự điều tiết của các chế tài của luật pháp và sự điều hành, giám sát và quản lý của Ngân hàng Nhà nước, của các Bộ, Ngành để phục vụ những mục tiêu mà Chính phủ đề ra. Nếu chính sách tín dụng và các chính sách ưu đãi đối với các hộ nghèo chưa đồng bộ với các chính sách, giải pháp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, cung cấp vật tư kỹ thuật cho sản xuất và tổ chức thị trường, lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội đối với nông nghiệp nông thôn nông dân còn nhiều vấn đề khó khăn thì điều kiện nâng cao hiệu quả còn nhiều tồn tại, vốn và hiệu quả đầu tư thấp.

1.1.7.2. Nhân tố chủ quan

Là nhân tố nội tại bên trong ngân hàng, thuộc khả năng kiểm soát của ngân hàng và người sử dụng vốn. So với nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới tất cả mọi hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động sử dụng vốn uỷ thác cho vay ưu đãi:

- Năng lực quản trị điều hành: Hoạt động của NHCSXH nói chung và hoạt động tín dụng ưu đãi nói riêng có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị ở 3 cấp (Trung ương, tỉnh , thành phố, quận, huyện). Thực sự tín dụng ưu đãi là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, được quản lý thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, được phổ cập rộng rãi trong tầng lớp dân cư và các vùng, nhất là vùng khó khăn. Có thể khẳng định rằng chính sách tín dụng ưu đãi có nhanh chóng đi vào cuộc sống dân nghèo, vùng khó khăn và đạt được hiệu quả ở mức độ nào là nhờ ở cơ chế quản lý mới của Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, vai trò giám sát hoạt động của NHCSXH ở cơ sở, các thành viên Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp.

- Xác định đối tượng hộ nghèo và các đối tượng hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của NHCSXH: Theo cơ chế chính sách ưu đãi thì phải là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh nhưng việc bình xét cho vay từ tổ tiết kiệm và vay vốn và Ban xóa đói giảm nghèo cấp xã xác nhận đơn thuần chỉ là danh sách hộ nghèo, trong đó nhiều hộ không có điều kiện và năng lực tổ chức sản xuất, hộ nghèo thuộc diện cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn trợ xã hội hoặc có những hộ không thuộc hộ nghèo cũng trong danh sách được vay vốn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo. Do đó, nếu ngân hàng có sự tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể, sát sao trong công tác bình xét thì việc xác định đối tượng cho vay ưu đãi mới đảm bảo tính chính xác, khách quan, do đó hiệu quả tín dụng ưu đãi mới được nâng cao.

- Phương thức cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay: Một vấn đề ít được đề cập trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đó là phương thức cho vay. Cho đến nay, phương thức cho vay đối với tín dụng chính sách của NHCSXH là cho vay chủ yếu thông qua hộ gia đình nên có những hạn chế nhất định khi thực tiễn đã có những chuyển biến mới với sự xuất hiện của mô hình kinh tế hợp tác. Vì vậy nếu kịp thời chuyển đổi phương thức cho vay theo hộ gia đình sang cho vay hợp tác, liên doanh liên kết, áp dụng hình thức cho vay góp vốn để nhanh chóng phát triển sản xuất hàng hóa ở những nơi, những đối tượng phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ưu đãi của NHCSXH. Ngoài ra, mức đầu tư và thời hạn vay cần linh hoạt và cần mở rộng giá trị cho vay cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác phù hợp với tình hình sản xuất, khả năng và năng lực sản xuất cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi.

- Quy trình, Nhân lực, Hệ thống thông tin, Mạng lưới giao dịch:

Hoạt động tín dụng ưu đãi của NHCSXH phải bám sát chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế và XĐGN địa phương, việc xây dựng cơ chế chính sách, ban hành các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ của Ngân hàng Trung ương cần sát với thực tiễn cơ sở.

Phương thức cấp vốn tín dụng thông qua hoạt động ủy thác và các tổ tiết kiệm & vay vốn là một đặc thù của NHCSXH nhằm tăng cường trách nhiệm trong những người vay vốn, thực hiện việc công khai và xã hội hoá công tác tín dụng, tăng cường sự kiểm tra giám sát của cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể... Với các quy chế cho vay khá đơn giản, hộ vay không phải thế chấp tài sản nhưng lại phải thực hiện theo những quy chế riêng chặt chẽ. Việc cho vay không chỉ đơn thuần mà đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, có sự bình nghị xét duyệt công khai từ cơ sở. Bởi vì nghiệp vụ cho vay ưu đãi khác hẳn các nghiệp vụ cho vay thông thường. Đối tượng phục vụ là người nghèo với mục tiêu là nhằm xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia với nên chịu ảnh hưởng rất lớn sự tham gia phối hợp hiệu quả hay không của nhiều cơ quan ban ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và các tổ chức đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên...

- Sự tham gia nhận uỷ thác của các tổ chức chính trị, xã hội: Ngân hàng Chính sách xã hội có lợi thế về mạng lưới rộng khắp thông qua các đoàn thể chính trị,xã hội như Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh.., với đội ngũ cán bộ tâm huyết ; thành lập các tổ tiết kiệm & vay vốn, kết hợp chặt chẽ giữa sự chỉ đạo của chính quyền, sự kiểm tra giám sát của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, thực hiện dân chủ công khai trong công tác cho vay của ngân hàng, là tổ chức duy nhất trong thời gian qua thực hiện được tốt việc phân phối vốn và cho vay đều khắp tới các vùng, các nhóm đối tượng; Tập trung đầu tư cho vùng sâu vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn, cho vùng đồng bào các dân tộc ít người. Do vậy chất lượng hoạt động của các đoàn thể, sự trách nhiệm, trình độ đội ngũ cán bộ..

của các tổ chức chính trị xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả uỷ thác cho vay hộ nghèo.

- Trình độ nhận thức của hộ nghèo:

Nhận thức của hộ nghèo về bản chất của vốn vay ưu đãi là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ nghèo. Do năng lực tiếp cận thông tin hạn chế,hộ nghèo nhận thức rằng những khoản vay này là hình thức trợ cấp của Chính phủ, nhận thức sai dẫn đến họ không quan tâm đến việc trả nợ và vốn vay sẽ có nguy cơ cao bị sử dụng sai mục đích, thất thoát, không đem lại hiệu quả, không thực hiện được mục tiêu XĐGN của Chính Phủ.

- Năng lực sản xuất kinh doanh của hộ nghèo:

Có nhiều quan điểm cho rằng, lĩnh vực sử dụng vốn của hộ nghèo tiềm ẩn nhiều rủi ro và hộ nghèo không có khả năng trả nợ. Thực tế đã chứng minh rằng, hộ nghèo vay vốn hoàn toàn có khả năng trả nợ nếu lựa chọn đúng hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để thoát nghèo, có năng lực sản xuất kinh doanh và có sự giúp đỡ của NHCSXH trong sử dụng vốn có hiệu quả. Nếu năng lực sản xuất kinh doanh của người nghèo bị hạn chế thì vốn vay không thể phát huy hiệu quả; thêm vào đó khi gặp phải thiên tai, dịch bệnh, khả năng chống đỡ của hộ nghèo rất thấp nên họ lại rơi vào tình cảnh trắng tay. Và như vậy họ không những không thoát khỏi tình trạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn nghèo khó mà còn mang thêm gắnh nặng trả nợ cho ngân hàng. Về phía ngân hàng, khi hộ nghèo làm ăn không hiệu quả, ngân hàng không thể thu hồi được vốn, gây thâm hụt nguồn vốn, ảnh hưởng đến chất lượng của cả hoạt động tín dụng và tăng mức cấp bù của ngân sách Nhà Nước.

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Ủy Thác Cho Vay Hộ Nghèo (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)