Chương 3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ỦY THÁC CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA ĐOÀN THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
3.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ủy thác cho vay của Đoàn thanh niên tỉnh Phú Thọ
3.3.2. Tồn tại và nguyên nhân
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tốt, song hiệu quả sử dụng vốn uỷ thác cho vay hộ nghèo của Đoàn thanh niên vẫn chưa đạt được ở mức cao:
Thứ nhất, vòng quay vốn và hệ số thu nợ thấp. Bảng 3.16 cho thấy, vòng quay vốn trong ba năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là 0,04 vòng/ năm 0,06 vòng/năm và 0,08 vòng năm là thấp. Điều này ảnh hưởng tới nguồn vốn uỷ thác cho vay hộ nghèo của đoàn thanh niên .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Hệ số thu nợ uỷ thác cho vay hộ nghèo của đoàn thanh niên thấp hơn so với hệ số thu nợ của NHCSXH chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Điều này cũng thể hiện hộ nghèo còn gặp khó khăn trong trong việc sử dụng đồng vốn để SXKD có hiệu quả.
Thứ hai, việc sử dụng vốn vay còn mất cân đối giữa các ngành nghề chủ yếu cho vay là nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) trong khi đó ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp, các ngành nghề khác chưa được người dân quan tâm vay vốn thoát nghèo.
Thứ ba, số hộ thoát nghèo còn thấp, xấp xỉ 50%, việc sử dụng vốn uỷ thác của hộ nghèo mới chủ yếu mang tính cải thiện đời sống, mặt khác chất lượng giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao.
Thứ tư, về mức cho vay giữa các vùng miền chưa đồng đều, chủ yếu tập trung vùng trung du, số vốn cho vay hộ nghèo bình quân còn thấp, nhất là vùng núi nên người dân gặp khó khăn về vốn để đầu tư ban đầu sao cho hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu SXKD của hộ nghèo, còn tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo, nghèo mới, khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp.
Thứ năm, về lãi suất và mức vay, qua điều tra tại các hộ nghèo sử dụng vốn vay uỷ thác về lãi suất, mức vay và thời gian hoàn trả cho thấy, đa số ý kiến cho rằng lãi suất (69,66%) và mức vay (52,81%) không phù hợp, còn thời gian hoàn trả đa số (51.61%) cho là phù hợp. Bảng 3.21. Điều này cho thấy, cần cải thiện về lãi suất và mức vay.
Bảng 3.21. Ý kiến của các hộ gia đình về lãi suất, mức vay và thời gian hoàn trả
Nội dung Tổng số ý kiến
Trong đó Phù
hợp
Tỷ lệ (%)
Tương đối phù hợp
Tỷ lệ (%)
Không phù hợp
Tỷ lệ (%)
Lãi suất 89 17 19.10 10 11.24 62 69.66
Mức vay 89 47 42.7 4 4.49 38 52.81
Thời gian hoàn trả 93 37 51.61 8 8.60 48 39.78
(Nguồn: Khảo sát của tác giả)
Thứ năm, chính sách giảm nghèo còn nặng về tính bao cấp, ngắn hạn, manh mún, hỗ trợ trực tiếp; chưa tập trung hỗ trợ, khuyến khích sản xuất, tín dụng ưu đãi, khuyến nông, lâm, ngư; chưa huy động được nhiều nguồn lực từ cộng đồng tham
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn gia, tổ chức thực hiện vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước dẫn đến hiệu quả chưa cao và chưa khích lệ ý chí, tinh thần vươn lên thoát nghèo của một bộ phận người nghèo, hộ nghèo.
Thứ sáu, đối với Đoàn thanh niên, BCĐ giảm nghèo, UBND các cấp:
- Việc thực hiện Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo, hoạt động theo dõi, giám sát, đánh giá chưa được phối hợp thường xuyên, hiệu quả hạn chế; chế độ thông tin báo cáo chưa đầy đủ, kịp thời.
- Một số địa phương còn lúng túng trong tổ chức, thực hiện chương trình giảm nghèo; chưa có hoặc không kịp thời việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoặc nghị quyết chuyên đề về giảm nghèo.
- Chưa làm tốt công tác tuyên truyền để người nghèo thay đổi nhận thức vươn lên thoát nghèo.
3.3.2.2. Nguyên nhân tồn tại
Kết quả khảo sát ý kiến của các hộ nghèo sử dụng vốn uỷ thác cho vay của Đoàn thanh niên về nguyên nhân chủ quan, khách quan làm cơ sở để phân tích nguyên nhân tồn tại, bảng 3.22 sau:
Bảng 3.22. Nguyên nhân hạn chế uỷ thác cho vay hộ nghèo của ĐTN Nội dung
Tổng số hộ trả lời
1 2 3 4 5 TB
1. Về môi trường luật pháp, Điều kiện KTXH
1.1. Mức độ đầy đủ của các văn bản pháp luật 90 5 4 5 9 67 4.43 1.2 Hệ thống giao thông, thuỷ lợi địa phương 75 23 17 15 6 14 2.61 1.3. Mức độ ảnh hưởng của tự nhiên (dịch
bệnh, bão lụt, hạn hán) 88 20 16 15 14 23 3.04
1.4. Trình độ nhận thức, tập quán canh tác 85 23 17 12 11 22 2.91 2. Về tổ chức quản lý hoạt động uỷ thác
của Đoàn thanh niên
2.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính
sách cho vay 90 12 5 2 10 61 4.14
2.2. Công tác bình xét hộ nghèo, chất lượng
hoạt động của các tổ TK&VV 75 27 17 17 6 8 2.35 2.3.Công tác kiểm tra, giám sát 70 2 3 15 12 38 4.16 2.4. Công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ
KHKT vào sản xuất 76 35 10 12 8 11 2.34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2.5. Mức độ chính xác trong hướng dẫn thực
hiện giao dịch cho vay và trả nợ 78 7 71 4.91
2.6. Tinh thần thái độ của đội ngũ cán bộ đoàn 84 1 2 5 76 4.95 4. Sự phối hợp của chính quyền và các tổ
chức đoàn TN trong thực hiện cho vay 4.1. Mức độ quan tâm ủng hộ của chính quyền trong việc lồng nghép các chương trình giảm nghèo
90 19 36 20 7 8 2.43 4.2. Trách niệm của đoàn thanh niên và các
ngành trong công tác thu hồi, xử lý nợ quá hạn 76 18 12 6 15 25 3.22 5. Việc sử dụng vốn của hộ nghèo
5.1. Mức độ sử dụng đúng mục đích 89 2 2 2 2 81 4.79 5.2. Mức độ sử dụng có hiệu quả 84 20 10 10 19 15 3.23 5.3. Mức độ đáp ứng nhu cầu đầu tư 80 31 24 11 9 5 2.16 6.Những khó khăn của gia đình trong quá
trình sử dụng vốn
6.1. Mức cho vay thấp, không đủ đầu tư SXKD 87 27 19 10 11 20 2.74 (Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả.
Cho điểm từ 1 đến 5, trong đó 5 là cao nhất)
* Nguyên nhân khách quan
- Chính sách của Nhà nước về cho vay hộ nghèo còn manh mún, dàn trải, chồng chéo, một số khoản hỗ trợ rất thấp, do vậy chưa phát huy hiệu quả. Chưa có chính sách cụ thể, phù hợp đối với hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo; mặt khác, một số nội dung uỷ thác cho vay chậm được hướng dẫn, sửa đổi đã gây khó khăn cho cơ sở trong việc tổ chức thực hiện.
- Chuẩn nghèo được ban hành và áp dụng cho cả một giai đoạn năm năm nhưng hàng năm không có sự điều chỉnh, do vậy căn cứ vào thu nhập thì những hộ thoát nghèo nhưng thực chất vẫn rất khó khăn. Sự chênh lệch giữa chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo không lớn lên nên dẫn đến nguy cơ hộ cận nghèo tái nghèo cao.
- Là tỉnh miền núi nghèo, điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, trình độ dân trí không đều, nguồn lực đầu tư hạn hẹp, do đó khó khăn trong việc cân đối thêm nguồn vốn từ ngân sách tỉnh để thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Mặt khác các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, vùng miền núi có địa hình phức tạp, thời tiết diễn biến khó lường, vì vậy suất đầu tư cao, mức hỗ trợ đâu tư từ ngân sách Nhà nước tuy có tăng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
* Nguyên nhân chủ quan:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn - Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự tập trung, quan tâm lãnh, chỉ đạo công tác giảm nghèo, chưa huy động được sự vào cuộc của đông đảo các tổ chức, đoàn thể, nhân dân; còn có địa phương chưa ban hành được nghị quyết, đề án chuyên đề để chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo. Chưa đặt nhiệm vụ xóa xã nghèo, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo làm một nhiệm vụ trọng tâm.
- Công tác quán triệt, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đoàn thanh niên nơi nhận ủy thác còn ít, chưa được thường xuyên, chủ yếu mới chỉ tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi, đối tượng thụ hưởng chưa quan tâm nhiều đến việc quản lý, sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và đặc biệt là trách nhiệm trả nợ tiền vay khi đến hạn.
- Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn uỷ thác ở cơ sở chưa thường xuyên, quyết liệt, tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ đề ra; Đoàn chưa có mô hình, giải pháp mạnh khuyến khích người dân vươn lên thoát nghèo.
- Sự phối hợp giữa các thành viên chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên, chưa chủ động và quyết liệt trong chỉ đạo triển khai thực hiện. Các thành viên BCĐ giảm nghèo các cấp chủ yếu là kiêm nhiệm, do vậy việc chỉ đạo, theo dõi và giám sát địa bàn được phân công chưa thường xuyên, kịp thời; kinh phí chi phục vụ quản lý chương trình giảm nghèo, hoạt động kiểm tra, giám sát thấp đã ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện...
-Tính lồng ghép cao nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện thì các cơ quan quản lý triển khai các dự án, chính sách còn mang tính độc lập, riêng lẻ, sự phối hợp triển khai thực hiện chưa cao, do vậy đã làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp, báo cáo, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình cho vay hộ nghèo ở mỗi địa phương.
- Nhận thức của người dân, nhất là bộ phận người nghèo, hộ nghèo về ý nghĩa của chương trình giảm nghèo chưa đầy đủ, tinh thần, trách nhiệm và sự nỗ lực cố gắng vươn lên để thoát nghèo chưa cao, thậm chí còn ỷ lại, trông chờ vào hỗ trợ của nhà nước, vào cộng đồng; một số nơi hộ nghèo không muốn thoát nghèo, hộ không nghèo muốn được công nhận là hộ nghèo để được thụ hưởng chính sách giảm nghèo, dẫn đến phản ánh chưa đúng đời sống của một bộ phận người dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn - Chưa có phân loại hộ nghèo, phân nhóm nguyên nhân nghèo để có chính sách hỗ trợ, đầu tư phù hợp; chưa nêu được nhiều gương điển hình thoát nghèo để tuyên truyền nhân rộng.
- Đoàn thanh niên chưa quyết liệt trong việc tuyên truyền, giúp đỡ người nghèo thoát nghèo. Công tác kiểm tra giám sát việc quản lý vốn vay của một số cơ sở đoàn nhận ủy thác, tổ trưởng Tổ TK &VV còn thiếu thường xuyên, mang tính hình thức, vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào cán bộ NHCSXH. Chất lượng kiểm tra còn hạn chế, chưa cụ thể, kiểm tra lấy số lượng đạt kế hoạch, còn một số đối tượng vi phạm chính sách tín dụng ưu đãi, nợ đến hạn (gốc, lãi) không trả được, phát sinh nợ quá hạn.
Công tác xử lý nợ quá hạn chưa đạt hiệu quả cao do chính quyền địa phương còn vướng mắc trong khâu xử lý, cưỡng chế thu hồi nợ (đối với các hộ vay có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ) vẫn còn dừng lại ở khâu thiết phục, động viên trả nợ là chính.
- Một số Đoàn thanh niên cấp cơ sở chưa thật sự quan tâm xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm nên việc triển khai thực hiện vốn uỷ thác còn chậm và lúng túng; chưa quan tâm phối hợp bố trí và huy động được các nguồn lực; chưa tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả uỷ thác cho vay hộ nghèo hàng năm.
- Trình độ, năng lực quản lý của một số cán bộ đoàn cơ sở còn yếu, nhất là ở các xã ĐBKK; thiếu cán bộ chuyên môn về ngành kinh tế; cán bộ đoàn làm kiêm nhiệm nên trách nhiệm chưa cao, nghiệp vụ chưa sâu, thậm chí còn có một bộ phận cán bộ cơ sở không nắm chắc được các nội dung, nhiệm vụ của uỷ thác cho vay hộ nghèo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Chương 4