Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Ủy Thác Cho Vay Hộ Nghèo (Trang 49 - 52)

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu tìm hiểu về hiệu quả sử dụng vốn uỷ thác cho vay của đoàn thanh niên trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng công cụ thống kê mô tả để mô tả các thông tin liên quan đến sử dụng vốn uỷ thác cho vay. Ngoài bảng câu hỏi điều tra thu thập thông tin, tác giả còn phân tích số liệu từ các bảng thống kê, các bảng phân tích, tổng hợp về các vấn đề có liên quan đến sử dụng vốn uỷ thác cho vay.

2.2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Căn cứ vào đặc điểm địa hình, Phú Thọ thành ba tiểu vùng cơ bản:

- Tiều vùng núi phía Nam: Gồm các huyện Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn và một phần của huyện Cẩm Khê.

- Tiều vùng Trung du: Gồm thị xã Phú Thọ, huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hoà và một phần của huyện Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thuỷ.

- Tiểu vùng đồng bằng: Gồm thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao, và một phần còn lại của các huyện lân cận.

Trong quá trình khảo sát địa bàn nghiên cứu tôi tiến hành chọn 3 huyện/13 huyện, thị thành của tỉnh Phú Thọ đại diện cho các tiểu vùng, gồm các huyện: Tân Sơn, Cẩm Khê và Lâm Thao chọn làm điểm nghiên cứu. Mỗi huyện có những đặc điểm riêng mang tính đặc thù cao:

- Huyện Tân Sơn đại diện cho huyện miền núi thuộc tỉnh , có 17 xã, thị trấn;

diện tích tự nhiên và 75.897 nhân khẩu; trong đó 83% là đồng bào các dân tộc;

huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh chiếm tỷ lệ 38% là hộ nghèo; Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,6 triệu đồng/người/năm. Kinh tế chủ yếu là phát triển cây lâm nghiệp và khai thác khoáng sản.

- Huyện Cẩm Khê đại diện cho hu yện vùng trung du của tỉnh;

huyện có 31 xã,thị trấn; diện tích 234,6 km2, dân số là 126.678 người;

17,48%; số hộ nghèo vay vốn 1.121 hộ. Doanh số cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vay 17.190 triệu đồng, doanh số thu nợ 4.046 triệu đồng, dư nợ 73.901 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 19,8 triệu đồng/người/năm. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp kết hợp nuôi trồng thuỷ sản.

- Huyện Lâm Thao đại diện cho huyện vùng đồng bằng của tỉnh; huyện có 14 xã, thị trấn; có diện tích tự nhiên 97,7 km2, dân số là 100.203 người, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 4,7% . Thu nhập bình quân đầu người đạt 35,1 triệu đồng/người/năm.

Hộ nghèo 4.699 hộ. Doanh số cho vay: 21.306 triệu đồng, Doanh số thu nợ:

8.351 triệu đồng, Dư nợ: 90.026 triệu đồng. Sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hoá cao, là vựa lúa của tỉnh, nhiều làng nghề phát triển.

Tóm lại, với 3 huyện được chọn nghiên cứu đã thể hiện được sự khác biệt cơ bản rõ ràng về địa lý; điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Về địa bàn nghiên cứu: chọn 12 xã thuộc 3 huyện Tân sơn, Cẩm Khê, Lâm Thao để tiến hành điều tra, thu thập dữ liệu, cụ thể:

+ Đối với huyện Tân Sơn chọn điều tra 4 xã gồm: Xã Thu Ngạc; Xã Thu Cúc; Xã Kiệt Sơn; Xã Thượng Cửu.

+ Đối với huyện Cẩm Khê chọn điều tra 4 xã gồm: Xã Tình Cương; Xã Phùng Xá; Xã Xương Thịnh; Xã Sơn Nga.

+ Đối với huyện Lâm Thao chọn điều tra 4 xã gồm: Xã Vĩnh Lại; Xã Sơn Vi;

Xã Xuân Lũng; Xã Thạch Sơn.

- Phương pháp chọn mẫu: Chọn 3 huyện đại diện cho 3 vùng của tỉnh, mỗi vùng chọn 4 xã đại diện, các xã lập danh sách hộ nghèo trên cơ sở danh sách hộ nghèo mỗi xã chọn 10 hộ/xã. Tổng mẫu điều tra là 120 hộ. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả chỉ chọn 120 mẫu để nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin a. Thu thập thông tin sơ cấp

- Đề tài tiến hành tập trung điều tra thu thập thông tin tình sử dụng vốn uỷ thác cho vay của đoàn thanh niên tại các huyện được chọn làm điểm nghiên cứu, vì cho vay hộ nghèo chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ, lẻ, manh mún, không có tính đồng đều giữa các hộ gia đình. Ngoài ra, đề tài cũng tiến hành thu thập thông tin về tình hình sử dụng vốn uỷ thác cho vay thông qua phỏng vấn tham khảo ý kiến trực tiếp một số cán bộ huyện, xã để nắm bắt tình hình thực tế tại địa bàn nghiên cứu.

- Đối tượng điều tra là các hộ nghèo trên địa bàn các huyện điều tra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn - Quy mô số lượng mẫu điều tra như sau: Tiến hành điều tra 120 hộ nghèo (bình quân mỗi huyện điểm nghiên cứu tiến hành điều tra 40 hộ nghèo ở 4 xã, mỗi xã điều tra 10 hộ).

- Đề tài sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu để thu thập thông tin.

- Về cách thức thu thập: phỏng vấn trực tiếp đối với hộ nghèo thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn.

- Các nhóm thông tin điều tra trực tiếp tại các hộ nghèo (đơn vị điều tra) nhằm thu thập thông tin số liệu thực tế về: trình độ, nhân khẩu, lao động, đất đai, tài sản, tình hình vay vốn (tại sao vay, vay bao nhiêu, làm gì, được vay bao nhiêu, thời hạn vay, lãi suất vay, thời gian vay, mục đích vay, nợ..), thu nhập, nguyện vọng, các ý kiến đánh giá của hộ nghèo. Thông qua đó làm cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn uỷ thác cho vay của hộ nghèo trên phương diện đánh giá của hộ nghèo về mức độ đáp ứng nhu cầu, những vấn đề vướng mắc, hạn chế của hoạt động vốn uỷ thác cho vay trong thời gian qua và nhu cầu của hộ nghèo trong thời gian tiếp theo.

Xem phụ lục 1 - Phiếu điều tra khảo sát hộ nghèo.

- Ngoài ra, đề tài sử dụng một số phương pháp khác để thu thập thông tin như: Phương pháp đánh giá nhanh (hỏi những người nắm vững thông tin cơ bản);

Phương pháp chuyên gia (tiếp thu những ý kiến của các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu).

- Số phiếu phát ra là 120 phiếu, thu về là 112 phiếu. Cụ thể:

Bảng 2.1. Phân loại hộ nghèo theo ngành nghề điều tra khảo sát Mẫu điều tra Tân Sơn Cẩm khê Lâm Thao

Số lƣợng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

Số lƣợng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

Số lƣợng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

Số lƣợng

(hộ)

Tỷ lệ (%) Số hộ nghèo

+Trong đó 112 100,00 38 33,92 39 34,82 35 31,26

- Trồng trọt 16 14,28 6 37,5 7 43,75 3 18,75

- Chăn Nuôi 78 69,64 29 31,18 27 34,62 22 28,2

- Dịch vụ 18 16,07 3 16,67 5 27,78 10 55,56

(Nguồn số điều tra khảo sát của tác giả)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn b. Thu thập thông tin số liệu thứ cấp

Đề tài tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp tại các cơ quan liên quan như: Sở Lao động thương binh và xã hội; Cục thống kê tỉnh; Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh; Tỉnh đoàn thanh niên Phú Thọ…

Tài liệu thu thập được gồm:

- Các tài liệu thống kê về vốn cho vay, sử dụng vốn vay và tỷ trọng sử dụng vốn ủy thác cho vay hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2012-2014.

- Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành.

- .

Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dự

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Ủy Thác Cho Vay Hộ Nghèo (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)